Trắc nghiệm GDCD 9 Cánh diều Bài 7 (có đáp án): Thích ứng với thay đổi
Với 19 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 7: Thích ứng với thay đổi sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 9.
Trắc nghiệm GDCD 9 Cánh diều Bài 7 (có đáp án): Thích ứng với thay đổi
Câu 1. Những thay đổi đến từ môi trường có thể xảy ra với mỗi cá nhân và gia đình là
A. thiên tai, biến đổi khí hậu.
B. mất mát người thân; thay đổi chỗ ở.
C. thay đổi chỗ ở; thay đổi thu nhập.
D. sự phát triển của khoa học – công nghệ.
Câu 2. Những thay đổi đến từ phía gia đình có thể xảy ra với mỗi cá nhân là
A. thiên tai, biến đổi khí hậu.
B. mất mát người thân; thay đổi chỗ ở.
C. bão lụt, lốc, sét, mưa lớn, lũ quét,…
D. sự phát triển của khoa học – công nghệ.
Câu 3. Mỗi cá nhân có thể phải đối mặt với những thay đổi nào đến từ sự phát triển của khoa học – công nghệ?
A. Thiên tai (bão lụt…).
B. Biến đổi khí hậu.
C. Máy móc tự động hóa.
D. Sức khỏe suy giảm.
Câu 4. Trong trường hợp sau, gia đình bạn K phải đối mặt với khó khăn nào?
Trường hợp. Bạn K có mẹ làm công nhân và bố làm kĩ sư. Trong khi làm việc, không may mẹ của bạn K bị tai nạn lao động phải năm viện sáu tháng. Thời gian đầu, mọi sinh hoạt của gia đình bị đảo lộn. Bố bạn K phải xin nghỉ việc không lương để vào bệnh viện chăm sóc mẹ. Bạn K phải thay bố mẹ quán xuyến công việc gia đình.
A. Cuộc sống bị xáo trộn do thay đổi môi trường sống.
B. Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
C. Sức khỏe người thân và thu nhập gia đình bị suy giảm.
D. Thất nghiệp do nhà máy áp dụng các máy móc hiện đại.
Câu 5. Trong trường hợp dưới đây, bạn C và gia đình đã phải đối mặt với sự thay đổi nào?
Trường hợp. Lên cấp hai, bố bạn C làm ăn thua lỗ, bị phá sản. Bạn C chia sẻ: “Đúng là chuyện gì cũng có thể xảy ra. Trước kia, mình không bao giờ nghĩ đến việc bố bị phá sản, phải bán nhà. Đến khi có chuyện, mẹ và mình đã rất lo lắng".
A. Biến đổi khí hậu.
B. Điều kiện kinh tế suy giảm.
C. Thay đổi môi trường sống.
D. Sự phát triển của công nghệ.
Câu 6. Trong tình huống sau, bạn L và gia đình đã phải đối mặt với khó khăn nào?
Tình huống. Bố mẹ L là công nhân. Trước đây, công ty phát triển tốt nên thu nhập của gia đình ổn định, đủ trang trải cho cuộc sống hằng ngày của cả gia đình và chi phí cho học hành của hai chị em L. Nhưng năm nay, công ty của mẹ L giảm biên chế nên mẹ L phải nghỉ việc ở công ty.
A. Thay đổi môi trường sống.
B. Sức khỏe của người thân suy giảm.
C. Nguồn thu nhập bị giảm sút.
D. Mất mát người thân.
Câu 7. Xác định những khó khăn mà bạn V và gia đình phải đối mặt trong tình huống sau đây?
Tình huống. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mấy năm gần đây sạt lở đất xuất hiện nhiều ở quê V, làm cho cuộc sống của mọi gia đình không được an toàn. Chính quyền huyện đã quyết định di chuyển gia đình V cùng một số gia đình khác trong ấp đến nơi ở mới. Ở nơi mới, việc đi lại, học tập và lao động của mỗi người đều bị xáo trộn, gặp nhiều khó khăn.
A. Biến đổi khí hậu và thay đổi chỗ ở.
B. Biến đổi khí hậu và thay đổi nguồn thu nhập.
C. Sức khỏe giảm sút và thay đổi thu nhập.
D. Khoa học – công nghệ phát triển.
Câu 8. Anh K đang học năm thứ hai của một trường đại học thì bố của anh bỗng nhiên lâm bệnh nặng, phải chữa chạy tốn kém lại không có người chăm sóc. Trước đây, bố anh K là lao động chính trong gia đình. Hiện tại, vì bệnh nặng, nên ông không thể làm việc được. Lo lắng cho sức khỏe của bố, vừa phải đối mặt với áp lực kinh tế khiến anh K rất hoang mang.
Câu hỏi: Trong trường hợp trên, anh K phải đối mặt với những khó khăn nào?
A. Biến đổi khí hậu và thay đổi chỗ ở.
B. Biến đổi khí hậu và thay đổi nguồn thu nhập.
C. Thất nghiệp do khoa học – công nghệ phát triển.
D. Sức khỏe người thân giảm sút và thay đổi thu nhập.
Câu 9. Nội dung nào sau đây là biện pháp ứng phó với thay đổi trong cuộc sống?
A. Hoảng loạn trước sự thay đổi.
B. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.
C. Giải quyết vấn đề theo hướng tiêu cực.
D. Bỏ cuộc, buông xuôi, phó mặc cho số phận.
Câu 10. Đọc tình huống sau và cho biết: anh B đã làm gì để ứng phó với sự thay đổi?
Tình huống. Anh B là một vận động viên điền kinh. Trong một lần tham gia thi đấu, không may, anh bị chấn thương. Sau khi được bác sĩ kết luận gãy xương chân phải bắt vít sẽ không thể chạy điển kinh được nữa, anh B rất buồn và thất vọng. Bao nhiêu dự định của anh vẫn còn dang dở. Tuy nhiên, anh B tự nhủ rằng: “Có buồn hay thất vọng thì chân mình cũng đã gãy rồi. Mình không có cách nào ngoài việc đối diện với sự thật và vượt qua nó".
A. Hoảng loạn trước sự thay đổi.
B. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.
C. Giải quyết vấn đề theo hướng tiêu cực.
D. Bỏ cuộc, buông xuôi, phó mặc cho số phận.
Câu 11. Chủ thể nào sau đây đã có cách ứng phó tích cực trước những thay đổi trong cuộc sống?
A. Khi mẹ bị ốm, bạn M chỉ khóc rồi nhờ đến sự giúp đỡ của người thân.
B. Bạn K giúp mẹ quán xuyến công việc gia đình khi bố mẹ vắng nhà.
C. Bạn Y hay suy nghĩ theo hướng tiêu cực khi đối diện với khó khăn.
D. Để có tiền trả nợ, anh K đã dồn toàn bộ số tiền còn lại vào chơi cờ bạc.
Câu 12. Trong tình huống sau, khi đối mặt với sự thay đổi, anh B đã ứng phó như thế nào?
Tình huống. Khi bị ngã xe, anh B thấy chân trái của mình sưng tấy và đau nhức rất nhiều. Ngay lúc đó, anh cố gắng trấn an bản thân, nhờ người đi đường dìu lên vỉa hè để gọi điện thoại cho người bạn thân. Trong lúc chờ bạn đến đưa đi bệnh viện, anh B đã tìm cách cố định chân và hít thở sâu để giữ bình tĩnh.
A. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.
B. Giữ sự bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.
C. Giải quyết vấn đề theo hướng tiêu cực.
D. Bỏ cuộc, buông xuôi, phó mặc cho số phận.
Câu 13. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề: thích ứng với thay đổi?
A. Chúng ta nên buông xuôi, phó mặc cho số phận vì cố gắng cũng không thay đổi được gì.
B. Khi biến cố xảy ra, chúng ta cần giữ bình tĩnh; kiểm soát và hạn chế cảm xúc tiêu cực.
C. Khi biến cố xảy ra, chúng ta cần chủ động tìm cách giải quyết theo hướng tích cực.
D. Chấp nhận là điều kiện tiên quyết để có thể đối diện và thích ứng với thay đổi.
Câu 14. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề: thích ứng với thay đổi?
A. Chúng ta nên buông xuôi, phó mặc cho số phận vì cố gắng cũng không thay đổi được gì.
B. Chúng ta cứ duy trì cuộc sống hiện tại, không cần thiết phải thích ứng với sự thay đổi.
C. Khi biến cố xảy ra, chúng ta cần chủ động tìm cách giải quyết theo hướng tích cực.
D. Tất cả những thay đổi trong cuộc sống của mỗi cá nhân đều là thay đổi tiêu cực.
Câu 15. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Do kinh doanh thua lỗ, nên gia đình anh V lâm vào tình trạng nợ nần. Buồn chán và nghe theo lời dụ dỗ của nhóm bạn xấu, anh V vướng vào tệ nạn lô đề, cờ bạc với hi vọng “gỡ gạc” được chút tiền về trả nợ. Mặt khác, anh V cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần, trong bữa ăn, anh V đã mượn rượu để đánh đập và mắng chửi vợ mình (chị A).
Câu hỏi: Nếu là người thân của chị A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. An ủi và khuyên chị nên thông báo sự việc với những người tin cậy.
B. Khuyên chị A hãy mạnh mẽ đánh lại anh V nếu bị anh V tấn công.
C. Mặc kệ, không quan tâm vì việc này không liên quan đến mình.
D. Khuyên chị A nên nhín nhịn, giữ kín kẻo người ngoài chê cười.
Câu 16. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Các bạn T, K, V đang chơi đá cầu thì phát hiện khói bốc ra từ một ngôi nhà ở gần đó. Bạn T vội vàng gọi cứu hỏa, hô hoán mọi người xung quanh tới dập lửa; đồng thời nhắc nhở mọi người nhường đường, dọn dẹp chướng ngại vật để xe cứu hoả dễ dàng tiến vào chữa cháy. Trong khi đó, K và V bỏ chạy. Khi đến nơi an toàn, K than vãn với V rằng: “Sao T ngốc thế nhỉ, thấy tình huống nguy hiểm thì mình phải chạy thoát thân trước, khi nào đám cháy lan rộng thì tự khắc mọi người biết và kéo đến dập lửa thôi”. V cũng đồng tình với K và nói thêm “cậu ấy đúng là khôn nhà dại chợ”.
Câu hỏi: Trong tình huống trên, chủ thể nào có hành vi ứng xử chưa đúng, chưa tích cực trước sự thay đổi?
A. Hai bạn K và V.
B. Hai bạn K và T.
C. Cả ba bạn K, T, V.
D. Bạn V và T.
Câu 17. Em không đồng tình với việc làm nào dưới đây?
A. Chạy ra ngoài chơi khi đang có sấm chớp.
B. Chọn nơi trú ẩn an toàn khi có động đất.
C. Tránh xa khu vực cảnh báo sạt lở.
D. Theo dõi dự báo thời tiết mỗi khi sắp có bão.
Câu 18. B và nhóm bạn của mình đang chơi ngoài sân trường. Bỗng trời nổi cơn giống, lốc xoáy rất mạnh. Trong khi các bạn khác nhanh chóng chạy vào lớp học, B vẫn đứng ngoài sân trường, lấy điện thoại ra chụp ảnh và cảm thấy rất thích thú.
Hành động của B thể hiện điều gì?
A. Bạn B chưa biết cách ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
B. Bạn B đã biết cách ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
C. Bạn B đã biết cách tìm nơi trú ẩn an toàn khi trời xảy ra giông, lốc, sét.
D. Bạn B rất dũng cảm khi đối mặt với nguy hiểm, các bạn khác thật nhát gan.
Câu 19. Việc thích ứng với những thay đổi sẽ giúp mỗi người
A. vượt qua sự thay đổi của hoàn cảnh.
B. thu được nhiều lợi ích vật chất.
C. tạo dựng được lối sống tối giản.
D. xây dựng được lối sống “xanh”.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục công dân 9 Cánh diều
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập GDCD 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều