Trắc nghiệm GDCD 9 Cánh diều Bài 2 (có đáp án): Khoan dung

Với 17 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 2: Khoan dung sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 9.

Trắc nghiệm GDCD 9 Cánh diều Bài 2 (có đáp án): Khoan dung

Câu 1. Rộng lòng tha thứ được gọi là

Quảng cáo

A. khoan dung.

B. từ bi.

C. nhân ái.

D. cảm thông.

Câu 2. Biểu hiện của khoan dung là gì?

A. Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

B. Quan tâm, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, họa nạn.

C. Tự làm lấy mọi công việc bằng khả năng, sức lực của mình.

D. Tự tin, bản lĩnh, dám đương đầu với khó khăn, thử thách.

Quảng cáo

Câu 3. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện của khoan dung?

A. Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

B. Lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác.

C. Kì thị, phân biệt giữa các vùng miền, dân tộc.

D. Không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.

Câu 4. Người có lòng khoan dung sẽ

A. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

B. bị người khác lừa gạt, lợi dụng.

C. bị mọi người kì thị, xa lánh.

D. được mọi người yêu mến, tin cậy.

Câu 5. Lòng khoan dung không đem lại giá trị nào sau đây?

Quảng cáo

A. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, có nhiều bạn tốt.

B. Giúp người mắc lỗi có động lực khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm.

C. Giúp các mối quan hệ trong xã hội trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn.

D. Giúp bản thân và gia đình thu được nhiều lợi ích vật chất.

Câu 6. Hành động của bạn N trong tình huống sau cho thấy bạn N có đức tính nào?

Tình huống. Trên đường đi học về, khi đến ngã tư, bạn N dừng xe đúng ngay vạch chờ đèn đỏ. Bất chợt từ phía sau, một chiếc xe máy va vào xe đạp của bạn N. Ngay lúc đó, bạn N liền nghe có tiếng “Xin lỗi cháu!" cất lên. Bạn N quay lại thì nhìn thấy vẻ mặt đầy lo lắng của bác gái lỡ va phải xe mình. Thấy vậy, bạn N nhẹ nhàng đáp lại: "Xe của cháu không sao. Bác cứ đi nhé".

A. Tự lập.

B. Chăm chỉ.

C. Khoan dung.

D. Kiên trì.

Câu 7. Để trở thành người khoan dung, mỗi người cần phải

A. luôn thể hiện sự thân thiện, sống chân thành, rộng lượng, biết tha thứ.

B. tự tin vào năng lực của bản thân; hạ thấp vai trò và giá trị của người khác.

C. đặt lợi ích bản thân và gia đình lên trên lợi ích của người khác.

D. sống khép kín, hướng nội, hạn chế tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

Quảng cáo

Câu 8. Trước thái độ và hành động hẹp hòi, thiếu khoan dung, chúng ta cần

A. học tập, noi gương.

B. khuyến khích, cổ vũ.

C. phê phán, ngăn chặn.

D. thờ ơ, vô cảm.

Câu 9. Nhận định nào sau đây là đúng khi bàn về vấn đề khoan dung?

A. Không bao giờ phê bình người khác là một trong những biểu hiện của khoan dung.

B. Nhờ có lòng khoan dung mà cuộc sống và các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.

C. Khoan dung là tha thứ cho người khác ngay cả khi họ không biết hối hận.

D. Người có lòng khoan dung sẽ chịu nhiều thiệt thòi và luôn bị người khác lợi dụng.

Câu 10. Câu tục ngữ nào sau đây nói về lòng khoan dung?

A. Thương nhau chín bỏ làm mười.

B. Trâu buộc ghét trâu ăn.

C. Được lòng ta xót xa lòng người.

D. Cha chung không ai khóc.

Câu 11. Câu tục ngữ “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” phản ánh về đức tính tốt đẹp nào của con người?

A. Khoan dung.

B. Nhân ái.

C. Đoàn kết.

D. Dũng cảm.

Câu 12. Đoạn trích sau trong Bình Ngô đại cáo cho biết điều gì?

Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng.

Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng;

Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh.

Mã Kì, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay, phách lạc.

Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run

Họ đã tham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng;

Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”

(Theo Bùi Văn Nguyên (Chủ biên), 2000, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.24)

A. Truyền thống nhân đạo, khoan dung của dân tộc Việt Nam.

B. Những chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn.

C. Tội ác của quân Minh gây ra đối với nhân dân Đại Việt.

D. Ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 13. Bạn K đã được cả nhóm giao nhiệm vụ xây dựng bài thuyết trình. Tuy nhiên, do chủ quan và thiếu sự chuẩn bị kĩ lưỡng, bài thuyết trình của nhóm K không tốt nên cô giáo T đã góp ý và yêu cầu cả nhóm chỉnh sửa. K cảm thấy có lỗi với cả nhóm và luôn tự trách mình đã không hoàn thành nhiệm vụ nhóm giao. Thấy vậy, các bạn trong nhóm đã an ủi “cậu đừng buồn, chúng tớ không trách cậu đâu”.

Trong tình huống trên, chủ thể nào đã có thái độ và hành vi thể hiện lòng khoan dung?

A. Bạn K.

B. Bạn K và cô giáo T.

C. Các bạn trong nhóm K.

D. Cô giáo T và các bạn trong nhóm K.

Câu 14. Hai bạn T và H đã từng thân với nhau. Một lần, T đã vô tình gây ra lỗi với bạn thân của mình. Hối hận vì lỗi lầm đã gây ra, T đã sửa chữa và nhiều lần xin lỗi H nhưng H không chấp nhận. Trong tình huống trên, bạn học sinh nào chưa thể hiện lòng khoan dung?

A. Bạn T.

B. Bạn H.

C. Cả hai bạn T và H.

D. Không có bạn học sinh nào.

Câu 15. Gia đình bà A luôn không tuân thủ các quy định chung của tập thể, hay to tiếng với mọi người trong khu phố. Mặc dù, tổ trưởng dân phố đã nhắc nhở nhiều lần nhưng gia đình bà A vẫn không thay đổi. Qua thời gian, bà A nhận thấy hàng xóm lạnh nhạt, xa lánh thì cảm thấy ngượng ngùng và hối lỗi. Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà A đã có lời xin lỗi với bà con tổ dân phố và hứa sẽ sửa đổi.

Nếu em là hàng xóm của bà A, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

A. Đồng ý tha thứ nhưng sẽ thường xuyên càm ràm, nhắc lại lỗi của gia đình bà A.

B. Không tha thứ cho gia đình bà A vì cảm thấy lời xin lỗi của bà A thiếu chân thành.

C. Không quan tâm vì việc đó không liên quan, không ảnh hưởng gì đến mình.

D. Tha thứ và động viên gia đình bà A tuân thủ nghiêm túc các quy định của tập thể.

Câu 16. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bạn K rất thông minh, học giỏi, tuy nhiên bạn ấy lại ít khi lắng nghe và hay chê bai người khác. Khi làm việc nhóm, bạn K thường chỉ trích những điều thiếu sót của các thành viên khác. Các bạn trong lớp đều không muốn chơi cùng bạn K nữa.

Câu hỏi: Trong tình huống trên, nếu là bạn thân của M, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

A. Không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Hùa theo các bạn trong lớp để cùng tẩy chay, cô lập bạn K.

C. Khuyên K nên lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn khác.

D. Chỉ trích K thật nhiều để K nhận thấy những sai sót của bản thân.

Câu hỏi: Nếu là bạn thân của K, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?sk

Câu 17. Chủ thể nào dưới đây đã có hành vi thể hiện sự khoan dung?

A. Bạn X luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi người.

B. Bạn A luôn dằn vặt bản thân vì mình đã không chăm chỉ.

C. Bạn N luôn chỉ trích những thiếu sót của các bạn trong lớp.

D. Bạn Y luôn coi ý kiến của mình là đúng và hạ thấp người khác.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập GDCD 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên