Trắc nghiệm GDCD 9 Cánh diều Bài 9 (có đáp án): Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 9.

Trắc nghiệm GDCD 9 Cánh diều Bài 9 (có đáp án): Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Câu 1. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ được gọi là

Quảng cáo

A. vi phạm pháp luật.

B. thực hiện pháp luật.

C. thực thi pháp luật.

D. tôn trọng pháp luật.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về khái niệm vi phạm pháp luật?

A. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi.

B. Do người mất năng lực trách nhiệm pháp luật thực hiện.

C. Xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp luật thực hiện.

Quảng cáo

Câu 3. Vi phạm pháp luật được chia làm mấy loại?

A. 2 loại.

B. 3 loại.

C. 4 loại.

D. 5 loại.

Câu 4. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, được coi là tội phạm, được quy định trong Bộ luật Hình sự được gọi là

A. vi phạm hình sự.

B. vi phạm hành chính.

C. vi phạm kỉ luật.

D. vi phạm dân sự.

Câu 5. Vi phạm hành chính là hành vi

Quảng cáo

A. vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân.

B. nguy hiểm cho xã hội, được coi là tội phạm, được quy định trong Bộ luật Hình sự.

C. vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lí hành chính nhà nước có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm.

D. vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, ... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.

Câu 6. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “………….là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, ... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ”.

A. vi phạm hình sự.

B. vi phạm hành chính.

C. vi phạm kỉ luật.

D. vi phạm dân sự.

Câu 7. Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân được gọi là

A. vi phạm hình sự.

B. vi phạm hành chính.

C. vi phạm kỉ luật.

D. vi phạm dân sự.

Quảng cáo

Câu 8. Vì có mâu thuẫn cá nhân, không kiềm chế được cảm xúc, anh K (20 tuổi) đã đánh nhau với anh V cùng cơ quan khiến anh V phải nhập viện và một số người khác bị thương nhẹ. Qua thăm khám và kiểm tra, cơ quan y tế đã kết luận anh V bị thương tích 12%.

Câu hỏi: Dựa vào dấu hiệu của các loại vi phạm pháp luật, em hãy xác định hành vi vi phạm của anh K trong tình huống trên.

A. Vi phạm hình sự.

B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự.

D. Vi phạm kỉ luật.

Câu 9. Dựa vào dấu hiệu của các loại vi phạm pháp luật, em hãy xác định hành vi vi phạm của các chủ thể trong tình huống sau:

Tình huống. Trên đường đi học về, H và T (đều đủ 16 tuổi) cùng điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông đường bộ. Khi thấy H là bạn của mình không cài quai mũ bảo hiểm, T đã nhắc bạn, nhưng H lại không quan tâm mà còn cố tình vượt đèn đỏ và phóng nhanh, vượt ẩu để đuổi theo các bạn đi phía trước.

A. Vi phạm hình sự.

B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự.

D. Vi phạm kỉ luật.

Câu 10. Dựa vào dấu hiệu của các loại vi phạm pháp luật, em hãy xác định hành vi vi phạm của các chủ thể trong tình huống sau:

Tình huống. Sau khi tìm hiểu, anh M quyết định thuê căn nhà của gia đình ông P để làm văn phòng công ty. Nội dung của hợp đồng thuê nhà quy định: Ông P sẽ cho anh M thuê căn nhà trong thời hạn là 2 năm, mỗi tháng anh M phải trả cho gia đình ông P số tiền là 10 triệu đồng. Anh M được sử dụng toàn bộ diện tích của căn nhà, trả tiền thuê nhà vào đúng ngày 15 hằng tháng và không được tự ý thay đổi kết cấu ngôi nhà. Trong trường hợp nếu một trong hai bên vi phạm nội dung của hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường vi phạm hợp đồng (nếu có). Tuy nhiên, sau 6 tháng kí kết hợp đồng, anh M đã tiến hành thuê thợ đến để mở rộng cửa nhà.

A. Vi phạm hình sự.

B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự.

D. Vi phạm kỉ luật.

Câu 11. Dựa vào dấu hiệu của các loại vi phạm pháp luật, em hãy xác định hành vi vi phạm của các chủ thể trong tình huống sau:

Tình huống. Nội quy của công ty A quy định trong thời gian làm việc tại cơ quan: Nhân viên phải mặc quần áo bảo hộ lao động theo quy định; không hút thuốc lá; bảo quản tài sản của công ty, ... Ông S đã phát hiện ra anh T thường xuyên không mặc áo bảo hộ lao động.

A. Vi phạm hình sự.

B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự.

D. Vi phạm kỉ luật.

Câu 12. Hậu quả bất lợi mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu từ hành vi vi phạm pháp luật của mình do Nhà nước quy định được gọi là

A. trách nhiệm pháp lí.

B. quyền lợi hợp pháp.

C. nghĩa vụ pháp lí.

D. quyền và nghĩa vụ.

Câu 13. “Trách nhiệm pháp lí của người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức kỉ luật do người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức áp dụng như cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc, buộc thôi học, ....” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Trách nhiệm kỉ luật.

B. Trách nhiệm dân sự.

C. Trách nhiệm hình sự.

D. Trách nhiệm hành chính.

Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí?

A. Giúp ngăn ngừa, giáo dục, cải tạo đối với những hành vi vi phạm pháp luật.

B. Giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng quy định pháp luật.

C. Củng cố niềm tin của người dân vào tính nghiêm minh của pháp luật.

D. Thúc đẩy các chủ thể tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 15. Đọc trường hợp sau và cho biết: trách nhiệm pháp lí mà bà H phải thực hiện là gì?

Trường hợp. Mỗi khi cửa hàng ăn của mình đông khách, bà H lại tự ý bày bàn ghế ra vỉa hè để bán hàng.

A. Trách nhiệm hình sự.

B. Trách nhiệm dân sự.

C. Trách nhiệm kỉ luật.

D. Trách nhiệm hành chính.

Câu 16. Chủ thể trong tình huống sau phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?

Tình huống. Anh K và chị M đã kí một hợp đồng vay tiền với nội dung cơ bản như sau: Anh K đồng ý cho chị M vay 100 triệu đồng trong thời gian 30 ngày và không tính lãi suất. Chị M có trách nhiệm nhận tiền và hoàn trả đúng 100 triệu đồng cho anh K sau 30 ngày bằng hình thức chuyển khoản. Nhưng sau 30 ngày, chị M không trả 100 triệu cho anh K.

 mà còn có hành vi đe doạ.

A. Trách nhiệm hình sự.

B. Trách nhiệm dân sự.

C. Trách nhiệm hành chính.

D. Trách nhiệm kỉ luật.

Câu 17. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có hành vi vi phạm pháp luật?

Tình huống. Gia đình ông B mở một nhà hàng kinh doanh đồ ăn. Nhà hàng của ông B rất đông khách, nên ngày nào ông và các thành viên trong gia đình cũng phải dậy từ rất sớm để sơ chế các nguyên liệu. Anh C là hàng xóm của ông B, đồng thời cũng là chủ một tiệm tạp hóa. Thấy ông B và người thân vất vả, anh C bèn mang tới một gói bột nhỏ màu vàng, nói với ông B rằng: “đây là loại hóa chất giúp làm sạch nhanh chóng các loại thực phẩm; gia đình bác nên sử dụng loại hóa chất này cho tiết kiệm thời gian, công sức”; ngần ngại một lúc, anh C nhìn trước, ngó sau, rồi ghé sát vào tai ông B nói nhỏ rằng: “có điều, gia đình dùng bí mật thôi, vì loại này là hàng cấm, không có trong danh mục các loại hóa chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Hì hì, nó độc hại đấy, nhưng mình dùng ít thì cháu nghĩ cũng chả sao đâu”. Tuy nhiên, ông B không đồng ý, vì cho rằng các hoá chất sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ khách hàng.

A. Anh C.

B. Ông B.

C. Ông B và anh C.

D. Không có nhân vật nào.

Câu 18. Trong tình huống sau, những chủ thể nào đã vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông đường sắt?

Tình huống. Tan học, H và P rủ nhau đi chơi ở đường tàu hỏa, tiện đi tắt về nhà qua lối đi tự mở cắt ngang đường tàu. Hai bạn thi đi bộ trên đường ray, sau đó chụp ảnh rồi ngồi chơi chọi cỏ gà. Nghe tiếng còi tàu hỏa, H lấy đá xếp lên đường ray để xem đá bị nghiền nát khi tàu chạy qua, P nhổ mấy cây hoa tung lên tàu để chào đón hành khách. Bác K đi làm về, đến khu vực đường tàu hỏa, phát hiện hành động của hai bạn H và P, bác đã nhắc nhở các bạn không được tái diễn những việc làm đó nữa.

A. Bạn H và bác K.

B. Bạn P và bác K.

C. Bác K, bạn H và P.

D. Bạn H và P.

Câu 19. Thấy mọi người trong xóm lén vào trong núi đào vàng, P hẹn với K sáng hôm sau cùng tham gia. Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Khuyên P không tham gia và báo cáo sự việc với lực lượng công an.

C. Từ chối không tham gia nhưng cũng không can ngăn hành động của P.

D. Lập tức đồng ý và rủ thêm nhiều người khác cùng tham gia cho vui.

Câu 20. Nhân vật nào trong tình huống sau đây đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Tình huống. Ông X mua chiếc tài có tổng dung tích trên 40 m3, máy nổ và các phụ tùng để hút cát từ lòng sông Hồng lên khoang tàu. Sau khi lắp ráp xong, ông X không đăng kí, đăng kiểm nhưng vẫn sử dụng tàu để khai thác cát. Mặc dù chưa có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng ông X vẫn giao tàu cho anh T (con trai) quản lí, sử dụng,trong khi anh T chưa có giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường thủy. Phát hiện hành vi sai phạm của gia đình ông X, anh M đã báo cáo sự việc với lực lượng công an.

A. Anh M và ông X.

B. Ông X và anh T.

C. Anh M và anh T.

D. Ông X, anh T và anh M.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập GDCD 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên