Lý thuyết Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate

Với tóm tắt lý thuyết Hóa 11 Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 11.

Lý thuyết Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate

Quảng cáo

1. Sulfuric acid

- Tính chất vật lí: Sulfur acid là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gần gấp hai lần nước (98% có khối lượng riêng là 1,84 g/cm3).

- Cấu tạo phân tử:

Lý thuyết Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate (ảnh 1)

- Tính chất hoá học:

+ Dung dịch sulfuric acid loãng là một trong các acid mạnh và có tính chất chung của acid như làm quỳ tím hoá đỏ, tác dụng với kim loại, base, muối,…

+ Dung dịch sulfuric acid đặc có tính oxi hoá mạnh và tính háo nước.

Cu + H2SO4 (đặc) t° CuSO4 + SO2 + H2O

C12H22O11 + H2SO4 (đặc) → 12C + H2SO4.11H2O

(Saccharose)

C + 2H2SO4 (đặc) → CO2 + 2SO2 + 2H2O

+ Sulfuric acid là hoá chất hàng đầu được dùng trong nhiều ngành sản xuất: Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa tổng hợp, tơ sợi hoá học, chất dẻo, sơn màu,…

- Cách bảo quản, sử dụng và nguyên tắc xử lí sơ bộ khi bỏng acid

+ Khi sử dụng, bảo quản dung dịch sulfuric acid cần phải cẩn thận, tuân thử đúng nguyên tắc an toàn.

Quảng cáo

Cần bảo quản sulfuric acid trong các bình kín và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát; không đặt gần nơi có các chất khử, kim loại nhẹ.

Pha loãng dung dịch H2SO4 đặc: Rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước và khuấy đều. Tuyệt đối không làm ngược lại, sẽ rất nguy hiểm.

+ Cần nắm vững và thực hiện đúng các nguyên tắc xử lí sơ bộ khi bị bỏng acid: Khi bị bỏng aicd, cần nhanh chóng bỏ quần áo bị dính acid, sau đó rửa ngay bằng nước sạch khoảng 20 phút. Sau đó, cần nhanh chóng chuyển người bị bỏng đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị.

- Quy trình sản xuất sulfuric acid theo phương pháp tiếp xúc:

Giai đoạn 1: Sản xuất sulfur dioxide (SO2)

4FeS2 + 11O2 t° 2Fe2O3 + 8SO2

S + O2 t° SO2

Giai đoạn 2: Sản xuất sulfur trioxide (SO3)

2SO2+O2V2O5,t°SO3

Giai đoạn 3: Sản xuất sulfuric acid (H2SO4)

H2SO4 + nSO3 → H2SO4.nSO3 (Oleum)

H2SO4.nSO3 + nH2O → (n+1)H2SO4

2. Muối sulfate

- Muối sulfate là những hợp chất quan trọng, được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Ví dụ: CaSO4 làm vật liệu xây dựng, làm chất phụ gia; MgSO4 được sử dụng sản xuất muối tắm, (NH4)2SO4 là thành phần của thuốc trừ sâu hoà tan, thuốc diệt nấm,…

Quảng cáo

- Thuốc thử để nhận biết ion sulfate SO42(trong dung dịch H2SO4 hoặc trong dung dịch muối sulfate) là ion Ba2+(trong dung dịch barium hoặc dung dịch Ba(OH)2).

Ba2++SO42BaSO4 (trắng)

Quảng cáo

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 11, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên