Bài tập xác định cấu hình electron của nguyên tử, ion lớp 10 (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải bài tập xác định cấu hình electron của nguyên tử, ion lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập xác định cấu hình electron của nguyên tử, ion.
Bài tập xác định cấu hình electron của nguyên tử, ion lớp 10 (cách giải + bài tập)
A. Lý thuyết và phương pháp giải
1. Cách viết cấu hình electron nguyên tử
- Cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron vào lớp vỏ nguyên tử theo các lớp và phân lớp.
- Các bước viết cấu hình electron nguyên tử:
+ Bước 1: Xác định số electron của nguyên tử
+ Bước 2: Điền electron theo thứ tự các mức năng lượng từ thấp đến cao (dãy Klechkovski): 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s, 3d, 4p, 5s, 4d, 5p, 6s, …
Điền electron bão hòa phân lớp trước rồi mới điền tiếp vào phân lớp sau.
Chú ý: Quy tắc đường chéo xác định dãy Klechkovski (Klếch-cốp-ski) như sau:
+ Bước 3:Đổi lại vị trí các phân lớp sao cho số thứ tự lớp (n) tăng dần từ trái qua phải, các phân lớp trong cùng một lớp theo thứ tự s, p, d, f.
Ví dụ: Nguyên tử potassium (kí hiệu K) có Z = 19.
- Thứ tự các mức năng lượng: 1s22s22p63s23p64s1.
⇒ Cấu hình electron của nguyên tử K: 1s22s22p63s23p64s1.
Lưu ý: Cấu hình electron của nguyên tử K có thể viết gọn là [Ar]4s1; kí hiệu [Ar] thay cho cấu hình nguyên tử khí hiếm Ar là 1s22s22p63s23p6.
Chú ý:
- Cấu hình electron cho biết thứ tự mức năng lượng các electron giữa các phân lớp. Năng lượng electron trên mỗi phân lớp tăng theo chiều từ trái qua phải.
- Với 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn, việc điền electron theo bước 2 (ở trên) cũng chính là cấu hình electron nguyên tử.
- Với nguyên tử có cấu hình (n – 1)dasb thì b luôn bằng 2, a chọn các giá trị từ 1 10. Trừ hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: a + b = 6 thay vì a = 4 và b = 2 phải viết a = 5 và b = 1 (hiện tượng “bán bão hòa gấp phân lớp d”).
Trường hợp 2: a + b = 11 thay vì a = 9 và b = 2 phải viết a = 10 và b = 1 (hiện tượng “bão hòa gấp phân lớp d”).
Ví dụ: Nguyên tử chromium (Cr) có số hiệu nguyên tử Z = 24.
+ Số electron = Z = 24.
+ Thứ tự các mức năng lượng: 1s22s22p63s23p64s23d4.
Cấu hình electron của nguyên tử Cr là 1s22s22p63s23p63d44s2 hay [Ar]3d44s2.
Cấu hình electron trên không bền Xảy ra hiện tượng “bán bão hòa gấp phân lớp d”. Vậy, cấu hình electron của nguyên tử Cr là: [Ar]3d54s1.
2. Biểu diễn cấu hình electron theo ô orbital
- Biểu diễn cấu hình electron theo ô orbital (còn gọi là cách biểu diễn cấu hình theo ô lượng tử) là một cách biểu diễn sự phân bố electron theo orbital, từ đó biết được số electron độc thân của nguyên tử.
- Các bước biểu diễn cấu hình theo orbital:
+ Bước 1: Viết cấu hình electron của nguyên tử.
+ Bước 2: Biểu diễn mỗi AO bằng một ô vuông (ô orbital hay ô lượng tử), các AO trong cùng phân lớp thì viết liền nhau, các AO khác phân lớp thì viết tách nhau. Thứ tự các orbital từ trái sang phải theo thứ tự như ở cấu hình electron.
+ Bước 3: Điền electron vào từng ô orbital theo thứ tự lớp và phân lớp, mỗi electron biểu diễn bằng một mũi tên. Trong mỗi phân lớp, electron được phân bố sao cho số electron độc thân là lớn nhất, electron được điền vào các ô orbital theo thứ tự từ trái sang phải. Trong một ô orbital, electron đầu tiên được biểu diễn bằng mũi tên quay lên, electron thứ hai được biểu diễn bằng mũi tên đi xuống.
Ví dụ: Cấu hình theo ô orbital của C (Z = 6) như sau:
Như vậy, nguyên tử carbon có 2 electron độc thân, thuộc AO 2p.
3. Xác định cấu hình electron của ion
Để xác định cấu hình electron của ion cần xác định cấu hình electron của nguyên tử tương ứng. Sau đó, suy ra cấu hình electron của ion bằng cách thêm hoặc bớt electron.
+ Viết cấu hình electron của ion dương (cation):
R → Rn+ + ne
Cấu hình electron của ion dương (Rn+) thu được bằng cách lấy cấu hình electron của nguyên tử R bớt đi n electron (tính từ lớp ngoài cùng vào trong).
Ví dụ:
Mg có cấu hình electron: 1s22s22p63s2 suy ra cấu hình electron của Mg2+ là: 1s22s22p6.
+ Viết cấu hình electron của ion âm (anion):
X + ne → Xn-
Cấu hình electron của ion âm (Xn-) thu được bằng cách thêm n electron vào lớp ngoài cùng của cấu hình electron nguyên tử X.
Ví dụ:
O có cấu hình electron: 1s22s22p4 suy ra cấu hình electron của O2- là: 1s22s22p6.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cấu hình electron của nguyên tử có Z = 16 là
A. 1s22s22p63s23p3. B. 1s22s22p63s23p5.
C. 1s22s22p63s23p4. D. 1s22s22p63s23p6.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử có Z = 16 nên nguyên tử có 16 electron.
⇒ Cấu hình electron là 1s22s22p63s23p4.
Ví dụ 2: Nguyên tử nguyên tố X có hai lớp electron, trong đó có một electron độc thân. Vậy X có thể là những nguyên tố nào?
Trả lời:
Cấu hình electron theo orbital của nguyên tố X có thể là
Vậy X có thể là Z = 3 (Li) hoặc Z = 5 (B) hoặc Z = 9 (F).
Ví dụ 3: Biết nguyên tử iron (kí hiệu Fe) có số hiệu nguyên tử là 26. Hãy viết cấu hình electron ion Fe2+; Fe3+.
Hướng dẫn giải:
Nguyên tử Fe có số hiệu nguyên tử là 26, nên có 26 electron.
Cấu hình electron nguyên tử Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2.
Fe → Fe2+ + 2e
Vậy cấu hình ion Fe2+: 1s22s22p63s23p63d6
Fe → Fe3+ + 3e
Vậy cấu hình ion Fe3+: 1s22s22p63s23p63d5.
C. Bài tập minh họa
Câu 1: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử bằng 14. Electron cuối cùng của nguyên tử nguyên tố X điền vào lớp, phân lớp nào sau đây?
A. K, s.
B. L, p.
C. M, p.
D. N, d.
Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 8. Số electron độc thân của M là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 0.
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố M có số hiệu nguyên tử bằng 20. Cấu hình electron của ion M2+ là
A. 1s22s22p63s23p6
B. 1s22s22p63s23p64s1
C. 1s22s22p63s23p63d1
D. 1s22s22p63s23p64s2
Câu 4: Anion X2- có cấu hình electron là 1s22s22p6. Cấu hình electron của X là
A. 1s22s2
B. 1s22s22p63s2
C. 1s22s22p4
D. 1s22s22p53s1
Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố Y có 14 electron ở lớp thứ ba. Cấu hình electron của nguyên tử Y là
A. 1s22s22p63s23p64s23d6
B. 1s22s22p63s23p63d64s2
C. 1s22s22p63s23p63d8
D. 1s22s22p63s23p63d6
Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p1. Nguyên tử của nguyên tố Y có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p3. Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là
A. 13 và 15
B. 12 và 14
C. 13 và 14
D. 12 và 15
Câu 7: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử X là 13. Cấu hình electron của nguyên tử X là
A. 1s22s22p3
B. 1s22s22p2
C. 1s22s22p1
D. 1s22s2
Câu 8: Cho nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 46, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Cấu hình electron nguyên tử của R là
A. [Ne]3s22p3
B. [Ne]3s22p5
C. [Ar]3d14s2
D. [Ar]4s2
Câu 9: Trong các nguyên tử N (Z = 7), O (Z = 8), F (Z = 9) và Ne (Z = 10), nguyên tử có nhiều electron độc thân nhất là
A. N.
B. O.
C. F.
D. Ne.
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố phosphorus (Z = 15) có số electron độc thân là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng 4s. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3. Nguyên tử X, Y lần lượt là
A. khí hiếm và kim loại
B. kim loại và khí hiếm
C. kim loại và kim loại
D. phi kim và kim loại
Câu 12: Hợp kim cobalt được sử dụng rộng rãi cho các bộ phận động cơ máy bay vì độ bền nhiệt độ cao là một yếu tố quan trọng. Nguyên tử cobalt có cấu hình electron ngoài cùng là 3d74s2. Số hiệu nguyên tử của cobalt là
A. 24.
B. 25.
C. 27.
D. 29.
Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có 3 electron thuộc lớp ngoài cùng?
A.
B.
C.
D.
Câu 14: Nguyên tử của nguyên tố potassium có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, potassium có số orbital chứa electron là
A. 8
B. 9
C. 11
D. 10
Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố sodium (Z = 11) có cấu hình electron là
A. 1s22s22p63s2.
B. 1s22s22p6.
C. 1s22s22p63s1.
D. 1s22s22p53s2.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học 10 hay, chi tiết khác:
- Trắc nghiệm lý thuyết Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Xác định nguyên tố dựa vào phản ứng hóa học
- Bài tập về sự biến đổi tính chất của đơn chất, hợp chất trong một chu kì, một nhóm
- Bài tập về công thức oxide cao nhất
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều