100 câu trắc nghiệm Sự điện li có lời giải (nâng cao - phần 2)

Với 100 câu trắc nghiệm Sự điện li (nâng cao - phần 2) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Sự điện li (nâng cao - phần 2).

100 câu trắc nghiệm Sự điện li có lời giải (nâng cao - phần 2)

Bài 1: Một dung dịch chứa 2 cation: 0,02 mol Al3+, 0,03 mol Fe2+ và 2 anion: x mol Cl-, y mol SO42-. Khi cô cạn dung dịch thu được 7,23 gam chất rắn khan. Dung dịch chứa 2 muối là:

Quảng cáo

A. Al2(SO4)3, FeCl2         B.Al2(SO4)3, FeCl3

C. AlCl3, FeSO4         D.AlCl3, Fe2(SO4)3

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án A

Theo định luật bảo toàn điện tích: 0,02.3+ 0,03.2=x + 2y

mmuối= 0,02.27+ 0,03.56 + 35,5.x+ 96.y=7,23

Suy ra x=0,06; y=0,03

Ta có: 2 cation: 0,02 mol Al3+, 0,03 mol Fe2+ và 2 anion: 0,06 mol Cl-, 0,03 mol SO42-

Suy ra 2 muối là FeCl2 và Al2(SO4)3

Bài 2: Dungdịch X gồm 6 ion: 0,15 mol Na+, 0,10 mol Ba2+, 0,05 mol Al3+, Cl-, Br- và I-. Thêm từ từ dung dịch AgNO3 2M vào dung dịch X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất thì thể tích dung dịch AgNO3 đã sử dụng là:

A.150 ml         B. 300 ml         C.250 ml         D.500 ml

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án C

Theo ĐLBT ĐT thì 0,15.1+0,10.2+0,05.3= nCl-+ nBr-+ nI-=0,5 mol= nAg+= nAgNO3

VddAgNO3 = 0,5/2=0,25 lít

Bài 3: Dung dịch X chứa 0,2 mol Ag+, x mol Cu2+, 0,3 mol K+ và 0,7 mol NO3-. Cô cạn dung dịch X rồi nung đến khối lượng không đổi thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y. Giá trị của m là:

A.55,1         B.41,3         C.56,7         D. 59,9

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án A

Theo ĐLBT ĐT thì 0,2.1+ 2x+ 0,3=0,7 suy ra x=0,1 mol

AgNO3   →    Ag+ NO2+ ½ O2

Cu(NO3)2    →   CuO+ 2NO2+ ½ O2

KNO3    →   KNO2+ ½ O2

Chất rắn Y chứa Ag: 0,2 mol; CuO: 0,1 mol; KNO2: 0,3 mol

m=0,2.108+ 0,1.80+ 0,3.85=55,1 gam

Bài 4: Một dung dịch X có chứa a mol NH4+, b mol Ba2+ và c mol Cl-. Nhỏ dung dịch Na2SO4 đến dư vào dung dịch X thu được 34,95 gam kết tủa. Mối quan hệ giữa a và c là:

A. c-a= 0,3         B.a=c         C. a-c=0,3         D.a+c=0,3

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án A

Ba2++ SO42-     →    BaSO4

nSO4(2-)= nBaSO4= 34,95/233=0,15 mol= nBa2+

Theo ĐLBT ĐT thì a+2b=c suy ra a+2.0,15=c nên c-a=0,3

Quảng cáo

Bài 5: Dung dịch A gồm 5 ion: Mg2+, Ca2+, Ba2+, 0,1 mol Cl- và 0,2 mol . Thêm từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đến khi lượng kết tủa lớn nhất. Tính thể tích dung dịch K2CO3 cần dùng.

A.150ml.         B. 300ml.         C. 200ml.         D.250ml.

Lời giải:

Hướng dẫn: Đáp án A

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: (xem thêm phương pháp bảo toàn điện tích)

ncation . 2 = 0,1.1 +0,2.1 = 0,3 mol

ncation =0,15 mol

Mg2+ + CO32-     →    MgCO3

Ba2+ + CO32-     →    BaCO3

Ca2+ + CO32-     →    CaCO3

Hoặc có thể quy đổi 3 cation thành M2+ (xem thêm phương pháp quy đổi)

M2+ + CO32- MCO3

nK2CO3 = nCO32- = ncation = 0,15 mol

VK2CO3=0,15 lít= 150ml

Đáp án A.

Bài 6: Trộn 3 dung dịch HCl 0,3M; H2SO4 0,2M và H3PO4 0,1M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Để trung hòa 300 ml dung dịch A cần vừa đủ V ml dung dịch B gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Gía trị của V là:

A.200         B.333,3         C.600         D. 1000

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án A

nH+= nHCl+ 2nH2SO4+ 3nH3PO4= 0,1.0,3+ 2.0,2.0,1+ 3.0,1.0,1=0,1 mol

nOH-= (V.0,1+2.0,2.V)/1000 mol

H+ + OH-    →    H2O

Theo PT: nH+= nOH- nên 0,1=(V.0,1+2.0,2.V)/1000 suy ra V= 200 ml

Bài 7: Trộn lẫn hỗn hợp các ion sau:

(I)K+, CO32-, S2- với H+, Cl-, NO3-

(II) Na+, Ba2+, OH- với H+, Cl-, SO42-

(III) NH4+, H+, SO42- với Na+, Ba2+, OH-

(IV) H+, Fe2+, SO42- với Ba2+, K+, OH-

(V) K+, Na+, HSO3- với Ba2+, Ca2+, OH-

(VI) Cu2+, Zn2+, Cl- với K+, Na+, OH-

Trường hợp có thể xảy ra 3 phản ứng là :

A.I, II, VI         B. III, IV, V, VI

C.IV, V, VI         D. III, IV, VI

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án B

(III) NH4+, H+, SO42- với Na+, Ba2+, OH-

H+ + OH-→H2O

Ba2++ SO42-→ BaSO4

NH4++ OH-→ NH3+ H2O

(IV) H+, Fe2+, SO42- với Ba2+, K+, OH-

H+ + OH- →H2O

Ba2++ SO42-→ BaSO4

Fe2++ 2OH-→ Fe(OH)2

(V) K+, Na+, HSO3- với Ba2+, Ca2+, OH-

HSO3-+ OH-→SO32-+ H2O

Ba2++ SO32-→ BaSO3

Ca2++ SO32-→ CaSO3

(VI) Cu2+, Zn2+, Cl- với K+, Na+, OH-

Cu2++ 2OH-→ Cu(OH)2

Zn2++ 2OH-→ Zn(OH)2

Zn(OH)2+ 2OH-→ ZnO22- + 2H2O

Bài 8: Trộn dung dịch chứa Ba2+, OH- 0,06 mol và Na+ 0,02 mol với dung dịch chứa HCO3- 0,04 mol ; CO32- 0,03 mol và Na+. Khối lượng kết tủa thu được sau khi trộn là :

A. 3,94 gam         B.5,91 gam         C. 7,88 gam         D. 1,71 gam

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án A

Theo ĐLBT ĐT có: dung dịch chứa Ba2+ 0,02 mol, OH- 0,06 mol và Na+ 0,02 mol với dung dịch chứa HCO3- 0,04 mol ; CO32- 0,03 mol và Na+ 0,1 mol

HCO3-+ OH-    →    CO32-+ H2O

0,04         0,06         0,04 mol

Ba22++ CO32-    →    BaCO3

0,02         0,07         0,02 mol suy ra mBaCO3= 0,02.197=3,94 gam

Quảng cáo

Bài 9: Một dung dịch X có chứa 0,01 mol Ba2+; 0,01 mol NO3-; a mol OH- và b mol Na+. Để trung hòa ½ dung dịch X người ta cần dùng 200 ml dung dịch HCl 0,1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch X là:

A. 1,68 gam         B. 3,36 gam         C. 2,52 gam         D. 5,04 gam

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án B

Theo ĐLBT ĐT có: 0,01.2+ b=0,01 +a

OH-+ H+     →    H2O

nOH-= a= 0,2.0,1.2=0,04 mol nên b= 0,03 mol

mchất rắn= 0,01.137+ 0,01.62+ 0,04.17+ 0,03.23= 3,36 gam

Bài 10: Có 100 ml dung dịch X gồm: NH4+, K+, CO32-, SO42-. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau:

-Phần 1 cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 6,72 lít khí NH3 (đktc) và 43 gam kết tủa.

-Phần 2 cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc).

Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A.24,9        B.44,4        C. 49,8        D. 34,2

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án C

Gọi số mol mỗi ion NH4+, K+, CO32-, SO42- trong mỗi phần lần lượt là x, y, z , t mol

Phần 1: Ba2++ CO32-    →    BaCO3

        z         z

Ba2++ SO42-     →    BaSO4

        t         t

NH4++ OH-    →    NH3+ H2O

       x         x = 0,3 mol

mkết tủa= mBaCO3+ mBaSO4= 197z+233t= 43 suy ra t= 0,1 mol

Phần 2: 2H++ CO32-     →    CO2+ H2O

        z mol         z mol= 0,1

Định luật bảo toàn điện tích: x+y=2z+ 2t suy ra y= 0,1 mol

mmuối= (18x+ 39y+60z+96t).2= 49,8 gam

Bài 11: Để kết tủa hoàn toàn hiđroxit có trong dung dịch A chứa 0,1 mol FeSO4 và 0,1 mol CuCl2 cần V ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,2M thu được kết tủa B. Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng tối đa là:

A.15,2 gam         B. 31,3 gam         C.16,0 gam         D. 39,3 gam

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án D

Fe2+ + 2OH-     →    Fe(OH)2

Cu2+ + 2OH-     →    Cu(OH)2

Ba2++ SO42-     →    BaSO4

0,1 mol         0,1 mol         0,1 mol

nOH-= 2.nFe2++ 2.nCu2+=0,4 mol= (V.0,1.2+V.0,2)/1000 suy ra V= 1000 ml

Sau khi nung nóng thu được chất rắn khan có chứa:

Fe2O3: 0,05 mol; CuO: 0,1 mol; BaSO4: 0,1 mol có tổng khối lượng là 39,3 gam

Bài 12: Dung dịch X có chứa Ba2+ (x mol), H+ (0,2 mol); Cl- (0,1 mol) và NO3- (0,4 mol). Cho từ từ dung dịch K2CO3 1M vào X đến khi lượng kết tủa lớn nhất thấy tiêu tốn V lít. Giá trị của V là:

A. 0,15         B.0,25         C. 0,3         D. 0,5

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án B

Theo ĐLBT ĐT thì: 2x+ 0,2.1=0,1+0,4 nên x= 0,15 mol

2H++ CO32-     →    CO2+ H2O

0,2         0,1

Ba2++ CO32-    →    BaCO3

0,15         0,15

nCO3(2-)= 0,25 mol     →    V= 0,25 lít

Bài 13: Chia dung dịch Z chứa các ion: Na+, NH4+, SO42-, CO32- thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, đun nóng thu được 4,3 gam kết tủa X và 470,4 ml khí Y ở 13,50C và 1 atm. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 235,2 ml khí ở 13,5oC và 1 atm. Tổng khối lượng muối trong Z là:

A.1,19 gam         B.9,52 gam         C.4,76gam         D.2,38 gam

Lời giải:

Hướngdẫn:

Gọi số mol mỗi ion Na+, NH4+, SO42-, CO32- trong mỗi phần lần lượt là x, y, z , t mol

Phần 1: Ba2++ CO32-    →    BaCO3

        z         z

Ba2++ SO42-     →    BaSO4

        t         t

NH4++ OH-    →    NH3+ H2O

       x         x = PV/RT= 0,02 mol

mkết tủa= mBaCO3+ mBaSO4= 197z+233t= 4,3 suy ra t= 0,01 mol

Phần 2: 2H++ CO3-     →    CO2+ H2O

        z mol         z mol= 0,01

Định luật bảo toàn điện tích: x+y=2z+ 2t suy ra y= 0,02 mol

mmuối= (18x+ 23y+60z+96t).2= 4,76 gam

Quảng cáo

Bài 14: Có 500 ml dung dịch X chứa các ion: K+, HCO3-, Cl- và Ba2+. Lấy 100 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH dư, kết thúc các phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 29,55 gam kết tủa. Cho 200 ml dung dịch X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3; kết thúc phản ứng thu được 28,7 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn 50 ml dung dịch X thì khối lượng chất rắn khan thu được là m gam. Giá trị của m gần nhất với:

A.23,8         B.14,2         C.11,9         D. 10,1

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án B

Gọi số mol các ion K+, HCO3-, Cl- và Ba2+ có trong 100 ml dung dịch lần lượt là x, y, z, t mol

-Phần 1: HCO3-+ OH-    →    CO32-+ H2O

y         y         y

Ba2++ CO32-    →    BaCO3

t         y         t mol=0,1 mol

-Phần 2:

HCO3-+ OH-    →    CO32-+ H2O

y         y         y

Ba2++ CO32-    →    BaCO3

        y         y=0,15

-Phần 3:

Ag++ Cl-    →    AgCl

        2z         2z=0,2 mol suy ra z=0,1 mol

Theo ĐLBT ĐT thì: x+2t=y+z suy ra x=0,05 mol

đun sôi đến cạn 50 ml dung dịch X thì khối lượng chất rắn khan thu được là

(39x+ 61y + 35,5.z+ 137t)/2= 14,175 gam

Bài 15: Hòa tan 4,53 gam một muối kép X có thành phần: Al3+, NH4+, SO42- và H2O kết tinh vào nước cho đủ 100 ml dung dịch Y

- Lấy 20 ml dung dịch Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 0,156 gam kết tủa.

- Lấy 20 ml dung dịch Y cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, đun nóng được 0,932 gam kết tủa.

Công thức của X là:

A.Al.NH4(SO4)2.12H2O         B.Al2(SO4)3.2(NH4)2SO4.16H2O

C. 2Al2(SO4)3.(NH4)2SO4.5H2O         D.Al2(SO4)3.(NH4)2SO4.12H2O

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án A

Gọi số mol Al3+, NH4+, SO42- trong 100 ml dung dịch Y lần lượt là x, y, z mol

-Phần 1:

Al3++ 3NH3+ 3H2O    →    Al(OH)3+ 3NH4+

x/5         x/5=2.10-3 suy ra x= 0,01 mo

l

-Phần 2:

Ba2++ SO42-    →    BaSO4

        z/5 mol         z/5 mol= 0,932/233=4.10-3 mol nên z=0,02 mol

ĐLBT ĐT suy ra y=0,01 mol suy ra nH2O=0,12 mol

Suy ra CT là Al.NH4.(SO4)2.12H2O

Bài 16: Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+; x mol SO42-; 0,12 mol Cl- và 0,05 mol NH4+. Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1 M vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 7,875    B.7,020

C.7,705 D.    7,190

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án A

Bảo toàn điện tích suy ra x= 0,025 mol

Ba2++ SO42-→BaSO4

0,03     0,025     0,025

OH-+ NH42+→ NH3+ H2O

0,06     0,05

Dung dịch Y có 0,12 mol Na+; 0,12 mol Cl-; 0,005 mol Ba2+; OH- 0,01 mol

Khi cô cạn thu được m= 0,12.23+ 0,12.35,5+ 0,005.137+ 0,01.17=7,875 gam

Bài 17: Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO33- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 4,48 lít khí NH3 (đktc). Tính tổng khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X.

A.14,9 gam        B. 11,9 gam

C. 86,2 gam        D. 119 gam

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án D

2H+ +CO32- →CO2+ H2O

0,1← 0,1

Ba2++ CO32- →BaCO3

0,1→ 0,1

Ba2++ SO42- →BaSO4

0,1 ← (43-0,1.197)/233

NH4++ OH- →NH3+ H2O

0,2← 0,2

Áp dụng ĐLTBT ĐT có: 1.nNa++ 0,2.1=0,1.2+0,1.2 suy ra nNa+= 0,2 mol

tổng khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X là: (0,2.23+0,1.60+0,1.96+0,2.18).5= 119 gam

Bài 18: Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100 ml dung dịch X có chứa các ion: NH4+, SO42-, NO3- thì có 23,3 gam một kết tủa được tạo thành và đun nóng thì chỉ có 6,72 lít (đktc) một chất khí thoát ra. Nồng độ mol của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X là bao nhiêu?

A.2M và 2M        B. 1M và 1M       C.1M và 2M       D. 2M và 2M

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án B

Ba2++ SO42- →BaSO4

0,1 ← 23,3/233

NH4++ OH- →NH3+ H2O

0,3← 0,3

Theo ĐLBT ĐT thì: nNO3-=0,1 mol

Vậy dung dịch X có 0,1 mol (NH4)2SO4 và 0,1 mol NH4NO3

Suy ra nồng độ mol (NH4)2SO4 1M và NH4NO3 1M

Bài 19: Dung dịch X có chứa các ion: Al3+, Cu2+, SO42- và NO3-. Để kết tủa hết ion SO42- có trong 250 ml dung dịch X cần 50 ml dung dịch BaCl2 1M. Cho 500 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì thu được 7,8 gam kết tủa. Cô cạn 500 ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol của Cu2+ là:

A.0,2M        B. 0,3M        C.0,6M        D.0,4M

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án A

Ba2+ + SO42-    →   BaSO4

0,05.2   →    0,1

Al3++ 3NH3+ 3H2O   →    Al(OH)3+ 3NH4+

0,1   ←     0,1

Gọi số mol Cu2+, NO3- có trong 500 ml dung dịch X lần lượt là x, y mol

ĐLBT ĐT: 0,1.3+2x=y+0,1.2

27.0,1+64x+62y+ 0,1.96= 37,3 suy ra 0,1; y=0,3

Nồng độ mol của Cu2+ là: 0,1/0,5=0,2M

Bài 20: Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam kết tủa

- Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn ½ dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)

A.3,73 gam         B.7,04 gam

C.7,46 gam         D. 3,52 gam

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án A

Phần 1:

NH4++ OH-    →   NH3+ H2O

0,03   ←     0,03

Fe3++ 3OH-   →    Fe(OH)3

0,01         0,01

Phần 2:

Ba2++ SO42-    →   BaSO4

0,02         0,02

Theo ĐLBT ĐT thì nCl-=0,02 mol

Tổng khối lượng các muối khan thu được là: (0,03.18+ 0,01.56+ 0,02.96+ 0,02.35,5).=3,73 gam

Bài 21: Dung dịch X có chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3- và Cl-, trong đó số mol của Cl- là 0,07 mol. Cho ½ dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được 2 gam kết tủa. Cho ½ dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 4,5 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A.8,79         B. 8,625         C. 6,865         D.6,645

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án B

-Cho ½ dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH dư

HCO3-+ OH-    →   CO32-+ H3O

Ca2++ CO32- dư    →   CaCO3

0,02         0,02

- Cho ½ dung dịch X phản ứng với dung dịch Ca(OH)2

HCO3-+ OH-    →   CO32-+ H2O

0,045         0,045

Ca2++ CO32-    →   CaCO3

        0,045         0,045

Dung dịch X có 0,07 mol Cl-; 0,04 mol Ca2+; 0,09 mol HCO3-; 0,08 mol Na+

Đun sôi dung dịch X thì: 2HCO3-    →    CO32-+ H2O + CO2

        0,09         0,045         0,045         0,045

m= (0,07.35,5+0,04.40+ 0,09.61+ 0,08.23-0,045.18-0,045.44)= 8,625 gam

Bài 22: Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO34)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 4,128         B.2,568         C. 1,560         D. 5,064

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án A

n3OH-=0,26 mol

OH-+ H+    →    H2O

0,08         0,08

Al3++ 3OH-    →    Al(OH)3

0,032         0,096         0,032

Fe3++ 3OH-    →    Fe(OH)3

0,024         0,072         0,024

Al(OH)3+ OH-    →   AlO2-+ 2H2O

0,012         0,012

Kết tủa thu được có 0,02 mol Al(OH)3; 0,024 mol Fe(OH)3 Khối lượng la 4,128 gam

Bài 23: Cho 42,75 gam Ba(OH)2 vào 400 ml dung dịch MgSO4 0,5M sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Tính m?

A.46,6 gam         B. 11,6 gam         C. 58,2 gam         D.58,25 gam

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án C

số mol của Ba(OH)2 0,25 mol; MgSO4 0,2 mol

Ba(OH)2+ MgSO4    →   BaSO4↓+ Mg(OH)2

0,25         0,2         0,2         0,2

m= 0,2.233+ 0,2.58=58,2 gam

Bài 24: Dung dịch X chứa H2SO4 2M và Fe2(SO4)3 1M. Cho 128,25 gam Ba(OH)2 vào 200 ml dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A.27,58 gam        B.79,03 gam         C. 35,46 gam        D. 45,08 gam

Lời giải:

Hướngdẫn:Đáp án A

Số mol 0,04 mol H2SO4; 0,02 mol Fe2(SO4)3; 0,75 molBa(OH)2

H++ OH-    →    H2O

0,08         0,08

Fe3++ 3OH-   →    Fe(OH)3

0,04         0,12         0,04

Ba2++ SO42-   →    BaSO4

0,75         0,1         0,1

mkết tủa= mFe(OH)3+ mBaSO4= 0,04.107+ 0,1.233=27,58 gam

Bài 25: Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M vào 100 ml dung dịch chứa NaHCO3 2M và BaCl2 1M thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là:

A. 29,55         B. 19,70         C. 39,40         D. 35,46

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án C

OH-+ HCO3-    →   CO32-+ H2O

0,24         0,2         0,2

Ba2++ CO32-    →    BaCO3

0,22         0,2         0,2

a= 0,2.197=39,4 gam

Bài 26: Cho hỗn hợp X gồm 0,05 mol CaCl2; 0,03 mol KHCO3; 0,05 mol NaHCO3; 0,04 mol Na2O; 0,03 mol Ba(NO3)2 vào 437,85 gam nước. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa Y và m gam dung dịch Z. Giá trị của m là:

A.400         B.420         C. 440         D.450

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án D

Na2O + H2O→ 2NaOH

0,04         0,08

OH-+ HCO3-    →    CO32-+ H2O

0,08         0,08         0,08

Ba2++ CO32-    →    BaCO3

0,03         0,03         0,03

Ca2++ CO32-    →    CaCO3

0,05         0,05         0,05

mdung dịch Z= mX+ mH2O- mkết tủa=

(0,05.111+ 0,03.100+0,05.84+0,04.62+0,03.261)+ 437,85- (0,03.197+0,05.100)= 450 gam

Bài 27: Dung dịch E chứa các ion Mg2+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch E thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc). Phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch E bằng:

A.6,11 gam         B. 3,055 gam

C. 5,35 gam         D.9,165 gam

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án A

-Phần 1:

Mg2++ 2OH-    →    Mg(OH)2

0,01         0,01

NH4++ OH-    →    NH3+ H2O

0,03         0,03

-Phần 2:

Ba2++ SO42-    →    BaSO4

        0,02         0,02

Theo ĐLBT ĐT thì số mol Cl- bằng 0,01 mol

Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch E bằng:

(0,01.24+ 0,03.18+ 0,02.96+ 0,01.35,5).2= 6,11 gam

Bài 28: Pha loãng 400 ml dung dịch HCl bằng 500 ml nước thu được dung dịch có pH=1. Tính nồng độ mol ban đầu của dung dịch HCl?

A. 0,25M         B. 0,225M         C. 0,215M         D.0,235M

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án B

Gọi nồng độ ban đầu của HCl là x M

nHCl ban đầu= 0,4x mol= nH+

[H+]= 0,4.x/0,9= 10-1 suy ra x= 0,225M

Bài 29: Pha loãng 500 ml dung dịch H2SO4 bằng 2,5 lít nước thu được dung dịch có pH=3. Tính nồng độ mol ban đầu của dung dịch H2SO4?

A.3.10-3M B.5.10-3 M C.0,215M D.0,235M

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án A

Gọi nồng độ ban đầu của H2SO4 là x M

nH+= 0,5.x.2= x mol

[H+]= x/3=10-3 suy ra x= 3.10-3 M

Bài 30: Pha loãng 200 ml dung dịch Ba(OH)2 bằng 1,3 lít nước thu được dung dịch có pH=13. Tính nồng độ mol ban đầu của dung dịch Ba(OH)2?

A.0,375M         B. 0,325M

C. 0,300 M         D. 0,425 M

Lời giải:

Hướngdẫn: Đáp án A

Gọi nồng độ ban đầu của Ba(OH)2 là x M

nOH-= 0,2.2x= 0,4 x mol; [OH-]= 10-14/10-13=10-1 M

[OH-]= 0,4x/ 1,5=10-1 suy ra x= 0,375 M

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

su-dien-li.jsp

Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên