Phương pháp nhận biết các chất trong Nhóm Nitơ (hay, chi tiết)



Bài viết Phương pháp nhận biết các chất trong Nhóm Nitơ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Phương pháp nhận biết các chất trong Nhóm Nitơ.

Phương pháp nhận biết các chất trong Nhóm Nitơ (hay, chi tiết)

A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa

Quảng cáo

Lựa chọn những phản ứng có dấu hiệu đặc trưng (sự biến đổi màu, mùi, kết tủa, sủi bọt khí…) để nhận biết.

STT Chất cần nhận biết Thuốc thử Hiện tượng xảy ra và phản ứng
1 NH3 (khí) Quỳ tím ẩm Quỳ tím ẩm hoá xanh
2. NH4+ Dung dịch kiềm (có hơ nhẹ)

Giải phóng khí có mùi khai:

NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

3. HNO3 Cu

Dung dịch hoá xanh, giải phóng khí không màu và hoá nâu trong không khí:

3Cu + 8HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

2NO + O2 → 2NO2

4. NO3- H2SO4, Cu

Dung dịch hoá xanh, giải phóng khí không màu và hoá nâu trong không khí:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑+ 4H2O

2NO + O2 → 2NO2

5. PO43- Dung dịch AgNO3

Tạo kết tủa màu vàng

3Ag+ + PO43- → Ag3PO4

Ví dụ minh họa

Bài 1: Chỉ dùng một chất khác để nhận biết từng dung dịch sau: NH4NO3, NaHCO3, (NH4)2SO4, FeCl2 và AlCl3. Viết phương trình các phản ứng xảy ra.

Quảng cáo

Lời giải:

Dùng Ba(OH)2 để nhận biết.

NH4NO3 NaHCO3 (NH4)2SO4 FeCl2 AlCl3
Ba(OH)2 NH3↑ mùi khai ↓trắng BaCO3 NH3↑ mùi khai, ↓trắng BaSO4 ↓trắng xanh Fe(OH)2 ↓trắng, kết tủa tan dần Ba(AlO2)2

Phương trình phản ứng:

        2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3↑ + 2H2O

        2NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O

        (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2O

        FeCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Fe(OH)2

        2AlCl3 + 3Ba(OH)2 → 3BaCl2 + 2Al(OH)3

        2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O

Bài 2: Mỗi cốc chứa một trong các dung dịch sau: Pb(NO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Na3PO4 và MgSO4. Nhận biết các dung dịch trên và viết phương trình hóa học.

Lời giải:

Pb(NO3)2 ZnSO4 MgSO4 NH4Cl (NH4)2CO3 Na3PO4
NaOH ↓ trắng Pb(OH)2, kết tủa tan dần Na2PbO2 ↓ trắng Zn(OH)2, kết tủa tan dần Na2ZnO2 ↓trắng Mg(OH)2 ↑ mùi khai NH3 ↑ mùi khai NH3 -
HCl ↓ trắng PbCl2 - - ↑ không màu CO2

Phương trình phản ứng:

        ZnSO4 + 2NaOH → Zn(OH)2↑ + Na2SO4

        Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

        MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + Na2SO4

        Pb(NO3)2 + 2NaOH → Pb(OH)2­ + 2NaNO3

        Pb(OH)2 + 2NaOH → Na2PbO2 + 2H2O

        NH4Cl + NaOH → NH3↑+ H2O + NaCl

        (NH4)2CO3 + NaOH → 2NH3↑ + 2H2O + Na2CO3

        (NH4)2CO3 + HCl → NH4Cl + H2O + CO2

Quảng cáo

Bài 3: Chỉ dùng 1 thuốc thử hãy nhận biết các dd:

a) Na2CO3; (NH4)3PO4; NH4Cl; NaNO3.

b) NH4Cl; (NH4)2SO4; BaCl2; KNO3.

Lời giải:

Lấy mẫu thử đánh số

a/ Cho Ba(OH)2 vào từng mẫu thử

- Na2CO3 có kết tủa trắng BaCO3

- (NH4)3PO4 có khí mùi khai thoát ra và có kết tủa trắng BaSO4

- NH4Cl có khí mùi khai thoát ra NH3

- NaNO3 không có hiện tượng.

b/ Cho Ba(OH)2 vào từng mẫu thử.

- NH4Cl có khí mùi khai thoát ra NH3

- (NH4)2SO4 có khí mùi khai thoát ra và có kết tủa trắng BaSO4

- 2 chất còn lại ko có hiện tượng.

+ Lấy (NH4)2SO4 cho vào 2 chất đó

* Cái nào có kết tủa trắng đó là BaCl2 còn lại là KNO3 không hiện tượng

Bài 4: Chỉ được dùng một kim loại, làm thế nào phân biệt những dung dịch sau đây: NaOH, NaNO3, HgCl2, HNO3, HCl.

Lời giải:

Dùng kim loại Al, cho Al tác dụng lần lượt với các mẫu thử

Nếu có khí màu nâu bay ra là HNO3:

        Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

        2NO + O2 → 2NO2 (màu nâu)

Nếu có kim loại trắng sinh ra là HgCl2

        2Al + 3HgCl2 → 3Hg + 2AlCl3

Có bọt khí bay ra, có kết tủa và tủa tan ra là:

        NaOH + 2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

Có bọt khí bay ra là HCl

        2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Còn lại là NaNO3

Quảng cáo

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Thuốc thử dùng để nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối photphat :

A. Quỳ tím        B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch AgNO3        D. Dung dịch NaCl

Lời giải:

Đáp án: C

AgNO3 + PO43- → Ag3PO4↓ + NO3- tạo kết tủa vàng

Bài 2: Hoá chất để phân biệt ba dd riêng biệt: HCl, HNO3, H2SO4:

A. Dùng giấy quỳ tím, dd bazơ

B. Dùng muối tan Ba2+, Cu kim loại

C. Dùng dd muối tan của Ag+

D. Dùng dd phenolphtalein, giấy quỳ tím.

Lời giải:

Đáp án: B

Dùng muối tan Ba2+ tạo tủa trắng là H2SO4: Ba2+ + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H+

Dùng Cu kim loại để nhận biết 2 dd còn lại ⇒ thấy khí không màu bị hóa nâu trong không khí là HNO3

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

2NO + O2 → 2NO2 (màu nâu)

Bài 3: Có 4 bình đựng 4 khí NH3, HCl, N2, Cl2 bị mất nhãn. Hóa chất cần dùng để phân biệt 4 bình khí trên là:

A. Quỳ ẩm        B. dd Ba(OH)2.        C. dd AgCl        D. dd NaOH

Lời giải:

Đáp án: A

NH3: quỳ tím hóa xanh; HCl: quỳ tím hóa đỏ; Cl2: quỳ tím hóa đỏ sau mất màu; N2 quỳ tím không đổi màu.

Bài 4: Có thể phân biệt muối amoni với muối khác bằng cách cho nó tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó:

A. Muối amoni chuyển thành màu đỏ

B. Thoát ra một chất khí không màu, mùi khai và sốc

C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ

D. Thoát ra chất khí không màu, không mùi.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 5: Có 4 dd NH4Cl, NH4HCO3, NaNO3, MgCl2. Hóa chất có thể dùng phân biệt 4 dd trên với 1 lượt thử duy nhất là:

A. dd Ca(OH)2        B. dd KOH        C. dd Na2SO4        D. dd HCl

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 6: Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2 , H2, NH3 trong công nghiệp người ta đã:

A. Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư.

B. Cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.

C. Nén và làm lạnh hỗn hợp để hòa lỏng NH3.

D. Cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 7: Để phân biệt các dung dịch axit HCl, HNO3, H2SO4 và H3PO4, người ta dùng thêm kim loại nào sau đây ?

A. Cu.        B. Na.        C. Ba.        D. Fe.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 8: Để phân biệt các mẫu phân bón sau : (NH4)2SO4, NH4Cl và Ca(H2PO4)2 cần dùng thuốc thử là

A. dung dịch BaCl2.        B. dung dịch Ba(OH)2.

C. dung dịch HCl.        D. dung dịch NaOH.

Lời giải:

Đáp án: B

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Có 5 lọ mất nhãn đựng các dung dịch: NaNO3; CuCl2; FeCl2; AlCl3; NH4Cl.

Để nhận biết các dung dịch trên có thể dùng dung dịch?

A. NaOH.                 

B. AgNO3                                       .   

C. H2SO4.                                      

D. Na2CO3.

Câu 2: Để nhận biết các dung dịch riêng biệt : NH4HSO4; Ba(OH)2; BaCl2; HCl; NaCl;

H2SO4  có thể dùng thêm hoá chất là

A. giấy quỳ tím.                                    

B. dung dịch AgNO3.

C. dung dịch Ca(OH)2.                          

D. dung dịch HNO3.

Câu 3: Có các dung dịch: NH4Cl; NaOH; NaCl; H2SO4; Na2SO4; Ba(OH)2. Chỉ dùng thêm quỳ tím thì số lượng dung dịch có thể phân biệt được là

A. 6. 

B. 4.  

C. 2. 

D. 3.

Câu 4: Để tách riêng từng muối tinh khiết ra khỏi hỗn hợp gồm ZnCl2 và AlCl3 cần

A. dung dịch NaOH và NH3.

B. dung dịch HCl và CO2.

C. dung dịch NH3 và HCl.

D. dung dịch NH3, CO2 và HCl.

Câu 5: Để phân biệt các khí riêng biệt: NH3; CO2; H2S; O2 có thể dùng

A. nước và giấy quỳ tím.

B. dung dịch Ca(OH)2 và giấy quỳ tím.

C. giấy quỳ tím ẩm và tàn đóm cháy dở.

D. giấy quỳ tím và giấy tẩm dung dịch Pb(NO3)2.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


nhom-nito-photpho.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên