Lý thuyết Hợp chất của sắt (hay, chi tiết nhất)



Bài viết Lý thuyết Hợp chất của sắt với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết Hợp chất của sắt.

Lý thuyết Hợp chất của sắt

Bài giảng: Bài 32: Hợp chất của sắt - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

I. SẮT (II)

1. Oxit FeO

    - Là chất rắn, đen, không tan trong nước.

    - FeO tác dụng với dung dịch HNO3 được muối sắt (III).

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    - Phương trình ion rút gọn như sau:

3FeO + NO3- + 10H+ → 3Fe3+ + NO + 5H2O

    Điều chế: dùng H hay CO khử sắt (III) oxit ở 5000C:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

2. Hidroxit Fe(OH)2

    Tác dụng với dung dịch kiềm tạo kết tủa màu trắng hơi xanh, rồi hóa nâu đỏ.

Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2↓ (trắng xanh)

    Chú ý: Muốn có Fe(OH)2 tinh khiết phải điều chế trong điều kiện không có không khí.

3. Muối sắt (II)

    Muối sắt (II) dễ bị oxi hóa thành muối sắt (III) bởi các chất oxi hóa.

FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

    Điều chế: cho Fe (hoặc FeO, Fe(OH)2) tác dụng với HCl hoặc H2SO4 loãng:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2

    Chú ý: dung dịch muối sắt (II) điều chế được cần dùng ngay, vì trong không khí muối sắt (II) sẽ chuyển dần thành muối sắt (III).

II. SẮT (III)

1. Oxit Fe2O3

    - Sắt (III) oxit là bazơ nên dễ tan trong các dung dịch axit mạnh.

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    Ở nhiệt độ cao, Fe2O3 bị CO khử hoặc H2 khử thành Fe.

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    Điều chế: phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao.

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

2. Hidroxit Fe(OH)3

    Fe(OH)3 không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit.

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

    Điều chế: cho dung dịch kiềm tác dụng với muối sắt (III).

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

3. Muối sắt (III)

    Các muối sắt (III) có tính oxi hóa, dễ bị khử thành muối sắt (II).

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

    Bột đồng tan trong dung dịch muối sắt (III).

Cu + 2FeCl3 (vàng nâu) → CuCl2 + FeCl2

    ⇒ Dung dịch CuCl2 (màu xanh) và dung dịch FeCl2 (không màu) nên dung dịch thu được có màu xanh.

Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


sat-va-mot-so-kim-loai-quan-trong.jsp


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên