Top 100 Đề thi Hóa học 12 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Tuyển chọn 100 Đề thi Hóa học 12 Chân trời sáng tạo Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 12 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Hóa 12.
Đề thi Hóa học 12 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Xem thử đề thi GK1 Hóa 12 Xem thử đề thi CK1 Hóa 12
Chỉ từ 70k mua trọn bộ Đề thi Hoá học 12 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Đề thi Hóa 12 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi Hóa 12 Học kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi Hóa 12 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo
Đề thi Hóa 12 Học kì 2 Chân trời sáng tạo
Xem thêm Đề thi Hoá học 12 cả ba sách:
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Hóa học 12
Thời gian làm bài: phút
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Chất nào sau đây là ester?
A. CH3NH2.
B. HCOOC6H5.
C. HCHO.
D. CH3CH(NH2)COOH.
Câu 2. Tính chất vật lí chung của chất béo là
A. dễ tan trong nước và nặng hơn nước.
B. ít tan trong nước và nặng hơn nước.
C. dễ tan trong nước và nhẹ hơn nước.
D. ít tan trong nước và nhẹ hơn nước.
Câu 3. Đun sôi hỗn hợp gồm ethanol và acetic acid (có acid H2SO4 đặc làm xúc tác) sẽ xảy ra phản ứng
A. trùng ngưng.
B. trùng hợp.
C. este hóa.
D. xà phòng hóa.
Câu 4. Chất nào sau đây được sử dụng làm xà phòng?
A. CH3COOK.
B. C15H31COOCH3.
C. C15H31COONa.
D. CH3[CH2]11OSO3Na.
Câu 5. Saccharose và maltose thuộc loại carbohydrate nào sau đây?
A. Oligosaccharide.
B. Polysaccharide.
C. Disaccharide.
D. Monosaccharide.
Câu 6. Fructose có bao nhiêu nhóm hydroxy trong cấu tạo?
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 7. Trong môi trường kiềm, glucose và fructose có thể chuyển hóa lẫn nhau. Điều đó chứng tỏ hai chất này
A. đều không có nhóm hydroxy.
B. đều làm mất màu nước bromine.
C. đều phản ứng với thuốc thử Tollens.
D. đều là những disaccharide.
Câu 8. Cellulose không có tính chất nào sau đây?
A. Tan trong nước Schweizer.
B. Thủy phân hoàn toàn sinh ra glucose.
C. Phản ứng tạo màu xanh tím với iodine.
D. Phản ứng với nitric acid tạo ra cellulose nitrate.
Câu 9. Phân tử chất hữu cơ nào sau đây chứa nguyên tử nitrogen?
A. Palmitic acid.
B. Methylamine.
C. Cellulose.
D. Fructose.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng về amine?
A. Các amine đều tan tốt trong nước.
B. Khử hoàn toàn dẫn xuất nitro thu được amine bậc một.
C. Ứng với công thức phân tử C3H9N có các amine đồng phân cấu tạo bậc một, bậc hai, bậc ba.
D. Trong phân tử amine thơm có vòng benzene.
Câu 11. Có bao nhiêu amino acid ứng với công thức phân tử là C3H7NO2?
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 12. Dạng ion chủ yếu nào của amino acid có trong môi trường acid mạnh (pH thấp)?
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 13. Tính chất hóa học nào không đặc trưng với loại hợp chất peptide?
A. Phản ứng màu biuret.
B. Phản ứng với dung dịch base.
C. Phản ứng với dung dịch acid.
D. Phản ứng ester hóa.
Câu 14. Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ethanol với hiệu suất của từng giai đoạn là 85%. Khối lượng alcohol thu được là
A. 398,8kg.
B. 390 kg.
C. 389,8kg.
D. 400kg.
Câu 15. Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được cho ở bảng sau:
Chất |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Cu(OH)2 |
Tạo hợp chất màu tím |
Y |
Nước bromine |
Tạo kết tủa trắng |
Z |
Dung dịch AgNO3 trong NH3 |
Tạo kết tủa Ag |
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. Gly-Ala-Gly, ethyl formate, aniline.
B. Gly-Ala-Gly, aniline, ethyl formate.
C. Ethyl formate, Gly-Ala-Gly, aniline.
D. Aniline, ethyl formate, Gly-Ala-Gly.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây là không đúng về carbohydrate?
A. Phân tử saccharose gồm một đơn vị glucose và một đơn vị fructose liên kết với nhau bằng liên kết β-1,2-glycoside.
B. Phân tử cellulose gồm các đơn vị glucose liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glycoside tạo thành mạch dài.
C. Trong tự nhiên, saccharose có nhiều trong cây mía hoặc củ cải đường, quả thốt nốt.
D. Sợi bông là cellulose gần như tinh khiết. Cellulose có công thức phân tử là (C6H10O5)n, với n có giá trị hàng trăm.
Câu 17. Cho các phát biểu sau:
(a) Không nên vắt chanh vào sữa khi uống.
(b) Enzyme bị biến tính không thể thực hiện vai trò xúc tác.
(c) Khi làm đậu phụ xảy ra sự đông tụ protein.
(d) Sự thuỷ phân protein xảy ra trong quá trình làm nước mắm hay nấu nước tương.
(e) Mỗi enzyme có một nhiệt độ tối ưu. Tại nhiệt độ tối ưu, enzyme có hoạt tính tối đa làm tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 18. Số amine bậc I trong số các chất sau: C6H5NH2 (aniline), (CH3)3N, NH2CH2NH2, CH3CH2NH2, CH3NHCH3, (NH2)2CO, CH3NH3Cl, CH3NH2?
A. 7.
B. 6.
C. 5.
D. 4.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. (Đ – S)
Câu 1. Cho các phát biểu sau về ester, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
a. Một số ester có mùi thơm, không độc, được dùng làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm,...
b. Ester thường ít tan trong nước và nặng hơn nước.
c. Phản ứng xà phòng hoá methyl acetate là phản ứng thuận nghịch.
d. Trong phản ứng ester hoá giữa carboxylic acid và alcohol, nước tạo thành từ -OH trong nhóm -COOH của acid và H trong nhóm -OH của alcohol.
Câu 2. Thuỷ phân saccharose, thu được hai monosaccharide X và Y. Chất X thường có trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho. Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai khi nói về X và Y ?
a. Y không tan trong nước.
b. Y có phản ứng tráng bạc.
c. X và Y là đồng phân cấu tạo.
d. X có tính chất của alcohol đa chức.
Câu 3. Tinh bột là một trong những thành phần dinh dưỡng cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể.
a. Tinh bột trong gạo tẻ có chứa nhiều amylose, trong gạo nếp có chứa nhiều amylopectin.
b. Amylose có mạch không phân nhánh do giữa các đơn vị α-glucose chỉ có liên kết α-1,4-glycoside.
c. Tinh bột và cellulose là hai đồng phân của nhau vì đều có công thức phân tử dạng (C6H10O5)n.
d. Từ 10 kg gạo nếp (có 75% tinh bột), khi lên men sẽ thu được khoảng 2,25 lít cồn 96°? (Cho hiệu suất của quá trình lên men đạt 40% và khối lượng riêng của C2H5OH là D = 0,789 g / mL.)
Câu 4. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a. Các amino acid vừa tác dụng được với acid, vừa tác dụng được với base.
b. Dung dịch của các amino acid đều làm đổi màu quỳ tím.
c. Khi tác dụng với alcohol, amino acid sẽ tạo ester.
d. Các amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức.
PHẦN III. Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Xà phòng hoá hoàn toàn triglyceride X trong dung dịch NaOH (vừa đủ); thu được sodium oleate và sodium palmitate theo tỉ lệ mol tương ứng là 1:2. Phân tử khối của X là bao nhiêu?
Câu 2. Để sản xuất ethyl alcohol, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa và vỏ bào từ gỗ chứa 50% cellulose. Nếu muốn điều chế 100 kg ethyl alcohol, hiệu suất quá trình là 35 %, thì khối lượng nguyên liệu mà nhà máy đó cần dùng là bao nhiêu kg? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)
Câu 3. Có 4 ống nghiệm đựng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Nhỏ từ từ vào từng ống nghiệm và khuấy đều dung dịch đựng các chất riêng rẽ sau: protein, ethylamine, aniline, alanine. Có bao nhiêu ống nghiệm chứa chất hoà được Cu(OH)2?
Câu 4. Aniline có thể được tổng hợp từ benzene theo sơ đồ chuyển hoá sau:
Theo sơ đồ trên, từ 1 tấn benzene sẽ điều chế được bao nhiêu kg aniline? Biết hiệu suất toàn bộ quá trình là 60%. (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)
Câu 5. Cho các dung dịch sau: hồ tinh bột, methylamine, glucose và glycine được kí hiệu ngẫu nhiên (1), (2), (3) và (4). Một học sinh tiến hành các thí nghiệm để phân biệt từng chất và thu được kết quả thí nghiệm như sau:
Dung dịch |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
(1) |
Phenolphthalein |
Dung dịch không đổi màu |
(2) |
Cu(OH) 2 |
Tạo dung dịch màu xanh lam đậm |
(3) |
Dung dịch I2/KI |
Xuất hiện màu xanh tím |
(4) |
Phenolphthalein |
Chuyển màu hồng |
Từ kết quả trên, chất (2) là gì?
Câu 6. X, Y lần lượt là các đồng đẳng của methylamine và aniline. Phân tích thành phần nguyên tố trong 3,49 gam hỗn hợp W gồm X, Y được %C và %H theo khối lượng lần lượt là 68,77% và 11,17%. Khối lượng X trong 3,49 gam hỗn hợp W trên là bao nhiêu gam?
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Hóa học 12
Thời gian làm bài: phút
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Hợp chất X có tên là ethylmethylamine. Công thức cấu tạo của X là
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 2. Phân tử khối của pentapeptide mạch hở Ala-Ala-Val-Val-Gly là
A. 451.
B. 487.
C. 415.
D. 397.
Câu 3. Cho các chất có công thức cấu tạo sau:
(1)
(2)
(3)
(4)
Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. Chất (1).
B. Chất (4).
C. Chất (2).
D. Chất (3).
Câu 4. Chất nào dưới đây thuộc loại polymer?
A. Glucose.
B. Fructose.
C. Saccharose.
D. Cellulose.
Câu 5. Trong phân tử poly(vinyl chloride) phần trăm khối lượng chlorine bằng
A. 47,50 %.
B. 65,80 %.
C. 56,80 %.
D. 50,00 %.
Câu 6. Trong công nghiệp, người ta có thể điều chế poly(vinyl alcohol) bằng cách đun nóng PVC trong dung dịch kiềm. Khi đó xảy ra phản ứng sau:
Phản ứng trên thuộc loại phản ứng
A. giữ nguyên mạch polymer.
B. phân cắt mạch polymer.
C. oxi hoá - khử.
D. tăng mạch polymer.
Câu 7. Tơ nào sau đây được sản xuất từ cellulose?
A. Tơ nitron.
B. Tơ capron.
C. Tơ visco.
D. Tơ nylon-6,6.
Câu 8. Poly(ethylen terephthalate) được điều chế bằng phản ứng với terephthalic acid với chất nào sau đây?
A. Ethylene glycol.
B. Ethylene.
C. Glycerol.
D. Ethyl alcohol.
Câu 9. Polymer Z được tổng hợp theo phương trình hoá học sau:
Polymer Z được điều chế bằng phản ứng
A. trùng hợp.
B. trùng ngưng.
C. thế.
D. trao đổi.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Keo dán có tác dụng gắn hai bề mặt vật liệu rắn với nhau nhưng không làm thay đổi tính chất của chúng.
B. Tơ được dùng sản xuất vải, sợi.
C. Tơ visco là vật liệu khó phân huỷ sinh học.
D. Vật liệu composite có nhiều ưu điểm so với các vật liệu thành phần.
Câu 11. Kí hiệu cặp oxi hoá - khử ứng với quá trình khử: Fe3+ + 3e → Fe là
A. Fe3+/Fe2+.
B. Fe2+/Fe.
C. Fe3+/Fe.
D. Fe2+/Fe3+.
Câu 12. Sức điện động chuẩn của pin Galvani được tính như thế nào?
A. Bằng hiệu của thế điện cực chuẩn tương ứng của điện cực dương và điện cực âm.
B. Bằng tổng của thế điện cực chuẩn tương ứng của điện cực dương và điện cực âm.
C. Bằng tích của thế điện cực chuẩn tương ứng của điện cực dương và điện cực âm.
D. Bằng thương của thế điện cực chuẩn tương ứng của điện cực dương và điện cực âm.
Câu 13. Cặp oxi hoá- khử nào sau đây có giá trị thế điện cực chuẩn lớn hơn 0?
A. K+/K.
B. Li+/Li.
C. Ba2+/Ba.
D. Cu2+/Cu.
Câu 14. Cho các cặp oxi hoá - khử của kim loại và thế điện cực chuẩn tương ứng:
Cặp oxi hoá - khử |
Na+/Na |
Ca2+/Ca |
Ni2+/Ni |
Au3+/Au |
Thế điện cực chuẩn (V) |
-2,713 |
-2,84 |
-0,257 |
+1,52 |
Trong các kim loại trên, số kim loại tác dụng được với dung dịch HCl ở điều kiện chuẩn, giải phóng khí H2 là
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 15. Cho thứ tự sắp xếp một số cặp oxi hoá – khử trong dãy điện hoá: Al3+/Al, Fe2+/Fe, Sn2+/Sn, Cu2+/Cu. Kim loại nào sau đây có phản ứng với dung dịch muối tương ứng?
A. Fe và CuSO4.
B. Fe và Al2(SO4)3.
C. Sn và FeSO4.
D. Cu và SnSO4.
Câu 16. Một học sinh thực hiện ba thí nghiệm và quan sát được các hiện tượng như sau:
(1) Đồng kim loại không phản ứng được với dung dịch Pb(NO3)2 1M.
(2) Chì kim loại tan trong dung dịch AgNO3 1M và xuất hiện tinh thể Ag.
(3) Bạc kim loại không phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 1M.
Trật tự nào sau đây thể hiện đúng mức độ hoạt động của 3 kim loại?
A. Cu > Pb > Ag.
B. Pb > Cu > Ag.
C. Cu > Ag > Pb.
D. Pb > Ag > Cu.
Câu 17. Thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá - khử của kim loại M+/M và R2+/R lần lượt là +0,799 V và +0,34 V. Nhận xét nào sau đây là đúng ở điều kiện chuẩn?
A. M có tính khử mạnh hơn R.
B. M+ có tính oxi hoá yếu hơn R2+.
C. M khử được ion H+ thành H2.
D. R khử được ion M+ thành M.
Câu 18. Thiết lập pin điện hóa ở điều kiện chuẩn gồm hai điện cực tạo bởi các cặp oxi hóa – khử Ni2+/Ni ( = -0,257 V) và Cd2+/Cd ( = -0,403 V). Sức điện động chuẩn của pin điện hoá trên là
A. +0,146 V.
B. 0,000 V.
C. -0,146 V.
D. +0,660 V.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. (Đ – S)
Câu 1. Xà phòng và chất giặt rửa (tự nhiên hay tổng hợp) vừa có khả năng tan trong nước vừa có khả năng tan trong dầu.
a. Chất giặt rửa tan được trong nước vì đầu ưa nước là nhóm sulfate hoặc sulfonate; Chất giặt rửa tan được trong dầu vì có đuôi ưa dầu là gốc alkyl hoặc alkylbenzyl.
b. Xà phòng tan được trong nước vì đầu ưa nước là nhóm ; Xà phòng tan được trong dầu vì có đuôi ưa dầu là gốc hydrocarbon của acid béo.
c. Đuôi kị nước của xà phòng phản ứng với các ion Ca2+ và Mg2+ có trong nước cứng, đóng thành lớp cặn gây bẩn quần, áo sau khi giặt.
d. Đuôi kị nước của xà phòng có mạch carbon zigzag và phân nhánh nên dễ bị phân hủy sinh học.
Câu 2. Cho sơ đồ phản ứng: Z ← X→Y→ ammonium gluconate.
Biết Z là nguyên liệu để sản xuất thuốc súng không khói. Phát biểu nào sau đây đúng, phát biểu nào sau đây sai?
a. Y là đồng phân của fructose.
b. X là polysaccharide, tên của X là cellulose.
c. Để phân biệt X và Y có thể dùng dung dịch I2.
d. Từ 24,3 kg chất X có thể điều chế được 35,46 kg chất Z với hiệu suất 85%.
Câu 3. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a. Các protein đều được tổng hợp từ amino acid bằng phản ứng trùng hợp.
b. Capron có công thức là .
c. Cao su buna- N có thành phần chính là polymer thu được từ phản ứng trùng hợp của buta-1,3-diene và acrylonitrile .
d. Poly(phenol-formaldehyde) được dùng để sản xuất chất dẻo.
Câu 4. Cho biết: .
a. Tính khử của kim loại Na yếu hơn tính khử của kim loại Cu.
b. Trong dung dịch, kim loại Na khử được ion Cu2+ thành kim loại Cu.
c. Tính oxi hoá của ion Cu2+ mạnh hơn tính oxi hoá của ion Na+.
d. Trong dung dịch, kim loại Cu khử được ion Na+ thành kim loại Na.
PHẦN III. Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Thuỷ phân không hoàn toàn heptapeptide (F) thu được các peptide Ser-Asp-Phe (G), Ala- His-Ser (H) và Phe-Ala (I). Biết Ala là amino acid đầu C trong F. Amino acid đầu N trong F là amino acid nào?
Câu 2. Màng bọc thực phẩm PE (polyethylene) hiện được sử dụng phổ biến tại các hộ gia đình để bảo quản thực phẩm. Hydrocarbon dùng để tổng hợp PE thuộc dãy đồng đẳng nào?
Câu 3. Cho các polymer sau: tơ nitron (hay tơ olon), tơ visco, nylon-6,6, tơ cellulose acetate, tơ tằm, len lông cừu. Trong số này, có bao nhiêu loại vật liệu thuộc loại tơ bán tổng hợp?
Câu 4. Một loại cao su buna – S có chứa 10,28% hydrogen về khối lượng. Tỉ lệ mắt xích butadien và styrene trong cao su buna – S là?
Câu 5. Cho các cặp oxi hoá - khử của các kim loại và thế điện cực chuẩn tương ứng:
Cặp oxi hoá-khử |
Li+/Li |
Mg2+/Mg |
Zn2+/Zn |
Ag+/Ag |
Thế điện cực chuẩn, V |
-3,040 |
-2,356 |
-0,762 |
+0,799 |
Trong số các kim loại trên, kim loại có tính khử mạnh nhất là?
Câu 6. Hai cặp oxi hoá - khử Ni2+/Ni và Cd2+/Cd tạo thành pin có sức điện động chuẩn là 0,146 V. Phản ứng xảy ra trong pin:
Cd + Ni2+⟶Cd2+ + Ni
Thế điện cực chuẩn của cặp Cd2+/Cd có giá trị là bao nhiêu vôn? (Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)
Cho biết: ở trạng thái chuẩn, pin Ni - Pb có sức điện động 0,131 V; = -0,126 V.
Tham khảo đề thi Hóa học 12 các bộ sách có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12