Sự khác nhau giữa kim loại và phi kim là? (chi tiết nhất)
Bài viết Sự khác nhau giữa kim loại và phi kim là? lớp 9 chi tiết nhất là kiến thức có trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Sự khác nhau giữa kim loại và phi kim.
Sự khác nhau giữa kim loại và phi kim là? (chi tiết nhất)
1. Sự khác nhau giữa kim loại và phi kim là?
a. Sự khác nhau về tính chất vật lí
- Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở thể rắn (như lưu huỳnh, carbon, phosphorus,…), thể lỏng (như bromine,…) hoặc thể khí (như oxygen, nitơ, chlorine…) trong khi hầu như các kim loại tồn tại ở thể rắn (trừ kim loại thủy ngân ở thể lỏng).
Phosphorus |
Bromine |
Zinc (kẽm) |
Mercury (Thủy ngân) |
- Khác với kim loại, hầu hết các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp và không có ánh kim.
- Đa số phi kim có khối lượng riêng nhỏ.
b. Sự khác nhau về tính chất hóa học
- Khả năng tạo ion dương và ion âm:
+ Các nguyên tố kim loại thường có xu hướng cho electron để tạo ra các ion dương.
+ Các nguyên tố phi kim thường có xu hướng nhận electron để tạo ra các ion âm.
Ví dụ: Natri tác dụng với lưu huỳnh tạo thành natri sulfide (Na2S)
2Na + S Na2S
Trong phản ứng trên, Na cho 1 e tạo Na+ còn S nhận 2 e tạo S2-.
- Khả năng tạo oxide base và oxide acid:
+ Kim loại phản ứng với oxygen tạo oxide base.
Ví dụ: Mg + O2 MgO
+ Phi kim phản ứng với oxygen tạo oxide acid.
Ví dụ: C + O2 CO2
2. Kiến thức mở rộng
- Một số phi kim thường gặp trong đời sống: Kim cương, graphite, Carbon vô định hình, lưu huỳnh, khí chlorine…
Kim cương |
Carbon vô định hình |
Lưu huỳnh |
Khí chlorine |
- Một số kim loại thường gặp: Đồng, sắt, nhôm, vàng, bạc, Kẽm…
Đồng |
Sắt |
Nhôm |
Vàng |
- Một số tính chất vật lí của kim loại:
+Tính dẻo
+ Tính dẫn điện
+ Tính dẫn nhiệt
+ Tính ánh kim
+ Tính cứng
3. Bài tập minh họa
Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phi kim?
A. Ở nhiệt độ phòng, các phi kim như chlorine, sulfur, oxygen đều ở thể khí.
B. Carbon có ba dạng thù hình phổ biến trong tự nhiên là kim cương, than chì và carbon vô định hình.
C. Lưu huỳnh được dùng để sản xuất sulfuric acid trong công nghiệp.
D. Các phi kim có xu hướng nhận electron để tạo ion âm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Ở nhiệt độ phòng, chlorine, oxygen ở thể khí; sulfur ở thể rắn.
Câu 2. Đặc điểm nào sau là của kim loại?
A. Tồn tại ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
B. Có xu hướng nhường electron để trở thành ion dương.
C. Có khả năng tạo acidic oxide.
D. Có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Kim loại khi tham gia phản ứng hóa học có xu hướng cho electron để tạo ra ion dương.
Câu 3. Trong các oxide sau, oxide nào base oxide?
A. SO2.
B. CO2.
C. P2O5.
D. MgO.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
MgO là base oxide.
Câu 4. Cho phản ứng hóa học: 2Na + Cl2 → 2NaCl. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Na cho 1 electron để tạo thành ion Na-.
B. Cl2 nhận 2 electron để tạo thành 2 ion Cl+.
C. Cl2 nhận 2 electron để tạo thành 2 ion Cl-.
D. Na nhận 1 electron để tạo thành ion Na+.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Cl2 + 2e → 2Cl-
Na → Na+ + 1e
Như vậy nhận định đúng là: Cl2 nhận 2 electron để tạo thành 2 ion Cl-.
Câu 5. Cho các nhận định sau:
(1) Lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng dùng để lưu hóa cao su.
(2) Ở điều kiện thường bromine tồn tại ở thể lỏng.
(3) Đa số phi kim có khối lượng riêng lớn, nhiệt độ nóng chảy cao.
(4) Các nguyên tử kim loại dẫn điện tốt, có ánh kim.
Số nhận định đúng là
A. 1
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Các phát biểu (1), (2), (4) đúng.
Phát biểu (3) sai. Đa số phi kim có khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp.
Câu 6. Cho các đơn chất: K, Br2, O2, Cl2, Na, Mg, Al. Có bao nhiêu chất có xu hướng nhận electron trong các phản ứng hóa học?
A. 3.
B.4.
C. 5.
D. 6.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Phi kim có xu hướng nhận electron khi tham gia phản ứng hóa học: Cl2, Br2, O2.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 20,4 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn trong khí chlorine dư, thu được 41,7 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 đã phản ứng là bao nhiêu?
A. 14,874 L
B. 3,7185 L
C. 6,72 L
D. 7,437 L
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Phương trình hóa học:
2Al + 3Cl2 2AlCl3
Zn + Cl2 ZnCl2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mX + = mhhmuoi
= 41,7 - 20,4 = 21,3g
= 0,3mol
= 0,3.24,79 = 7,437(l)
Câu 8: Cho 1,68 gam bột sắt tác dụng với lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí thu được chất rắn X. Cho chất rắn X hòa tan trong dung dịch HCl dư thấy tạo thành 0,7437 lít hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hydrogen là 9. Tính khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng
A. 0,56 g
B. 0,32 g
C.0,48 g
D. 0, 96 g
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Giải thích:
nY = = 0,03mol ; = 9 MY = 18
⇒ Khí Y gồm H2S và H2 ⇒ sắt dư
PTHH: Fe + S FeS(1)
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S(2)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2(3)
= 18 = = 0,015mol
Theo (1) và (2) nS = = 0,015mol
mS = 0,015.32 = 0,48 g
Xem thêm các bài viết về định nghĩa & khái niệm môn Hóa học hay, chi tiết khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều