Tính chất hóa học của kim loại là gì (chi tiết nhất)
Bài viết Tính chất hóa học của kim loại là gì lớp 9 chi tiết nhất là kiến thức có trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Tính chất hóa học của kim loại.
Tính chất hóa học của kim loại là gì (chi tiết nhất)
1. Tính chất hóa học của kim loại là gì?
Tính chất hóa học cơ bản của kim loại: tác dụng với phi kim, tác dụng với dung dịch acid, tác dụng với dung dịch muối, tác dụng với nước…
- Tính chất 1: Phản ứng của kim loại với phi kim
+ Tác dụng với oxygen: Các kim loại (Trừ Au, Pt) phản ứng với oxygen tạo thành oxide base:
2 Mg + O2 2 MgO
+ Tác dụng với phi kim khác: Nhiều kim loại phản ứng với phi kim khác (S, Halogen) tạo thành muối
Fe + S FeS
2Na + Cl2 2NaCl
- Tính chất 2: Phản ứng của kim loại với dung dịch acid
Các kim loại (trừ Cu, Ag, Au…) phản ứng với dung dich acid HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối và giải phóng khí hydrogen
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
- Tính chất 3: Phản ứng của kim loại với dung dịch muối
Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (Trừ các kim loại K, Na, Ba, Ca, Li) có thể đẩy được kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi muối của nó
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
- Tính chất 4: Phản ứng với nước
Các kim loại như K, Na, Ba, Ca, Li… có thể phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành hydroxide và khí H2
2Na + 2 H2O → 2 NaOH + H2
Một số kim loại như Zn, Mg, Fe… có thể phản ứng với nước ở nhiệt độ cao tạo thành oxide và khí H2
Zn + H2O ZnO + H2
2. Kiến thức mở rộng
- Một số kim loại thường gặp: Đồng, sắt, nhôm, vàng, bạc, Kẽm…
Đồng |
Sắt |
Nhôm |
Vàng |
- Sự khác biệt về tính chất hóa học của một số kim loại
+ Nhômcó thể tan được trong dung dịch base:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
+ Phản ứng của sắt với phi kim và hydrocloric acid:
3Fe + 2O2 Fe3O4
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Fe + S FeS
Fe + HCl → FeCl2 + H2
+ Vàng có thể tan được trong dung dịch nước cường toan (3HCl: 1HNO3)
3. Bài tập minh họa
Câu 1. Cho các kim loại Na, Ca, Cu, Mg, Fe, Ba. Số các kim loại phản ứng với nước ở điều kiện thường là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Các kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là Na, Ca, Ba.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Câu 2. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Thả dây đồng vào dung dịch AgNO3.
B. Thả vài viên kẽm vào dung dịch hydrochloric acid loãng.
C. Rắc bột nhôm lên ngọn lửa đèn cồn.
D. Thả dây đồng vào nước.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
- Hầu hết kim loại phản ứng được dung dịch sulfuric acid loãng trừ Cu, Ag, Au, Pt,…
- Hầu hết kim loại phản ứng với oxygen ở nhiệt độ cao trừ Ag, Au, Pt
- Một số kim loại mạnh như Na, K, Ca,… tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch hydroxide và khí hydrogen.
⇒ Thả dây đồng vào nước không xảy ra phản ứng hóa học.
Câu 3. Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. Zn + H2O ZnO + H2 .
B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
C. Fe + S FeS.
D. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hầu hết kim loại phản ứng được dung dịch acid (HCl, H2SO4) trừ Cu, Ag, Au…
Câu 4. Cho sơ đồ chuyển hóa: Al → X → Y → AlCl3. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Al(OH)3, Al(NO3)3.
B. Al(OH)3, Al2O3.
C. Al2O3, Al2(SO4)3.
D. Al2O3, Al(OH)3.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Phương trình hóa học minh họa:
4Al + 3O2 2Al2O3
Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
Al2(SO4)3 + 3BaCl2 → 2AlCl3 + 3BaSO4↓
Câu 5. Cho đinh sắt (iron) vào ống nghiệm đựng dung dịch muối CuSO4. Hiện tượng xảy ra là
A. lớp kim loại màu trắng bám vào đinh sắt, dung dịch màu đỏ nâu hình thành.
B. không thấy hiện tượng xảy ra.
C. đinh sắt tan ra, lớp kim loại màu trắng bạc bám vào đinh sắt.
D. đinh sắt tan ra, lớp kim loại màu nâu đỏ bám vào đinh sắt, dung dịch màu xanh nhạt màu dần.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Sắt đẩy kim loại đồng ra khỏi dung dịch muối nên đinh sắt tan ra,lớp kim loại màu nâu đỏ bám vào đinh sắt, dung dịch màu xanh nhạt màu dần.
Phương trình hóa học minh họa:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Câu 6: Hình bên dưới mô tả thí nghiệm điều chế và thu khí hydrogen trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp đẩy không khí. Tính khối lượng zinc cần dùng để thu được 1,2395 lít khí hydrogen (đkc).
A. 3,25 g
B. 32,5 g
C.6,5 g
D. 65 g
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Phương trình hóa học: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Ta có: mol
Theo phương trình hóa học: nZn = = 0,05mol
mZn = 0,05.65 = 3,25g
Câu 7: Cho hỗn hợp X gồm bột các kim loại đồng và nhôm vào cốc chứa một lượng dư dung dịch H2SO4 thu được 14,874 lít khí H2 (đkc) còn lại 6,4 gam chất rắn không tan. Tính khối lượng của hỗn hợp X.
A. 10,8 g
B. 6,4 g
C.17,2 g
D. 22,6 g
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là:C
Chất rắn không tan là đồng mCu = 6,4g
Phương trình hóa học: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
mol
Theo phương trình hóa học:
mAl = 0,4.27 = 10,8g
mhhX = mAl + mCu = 10,8 + 6,4 = 17,2g
Câu 8: Nung 13,44 gam sắt với khí chlorine. Sau khi kết thúc phản ứng, khối lượng sản phẩm thu được là 24,375 gam. Tính hiệu suất của phản ứng.
A. 65,2%
B. 32,5 %
C. 65 %
D. 62,5 %
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
PTHH: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Ta có:
Theo PTHH:
mFe(pư) = 0,15.56 = 8,4g
Xem thêm các bài viết về định nghĩa & khái niệm môn Hóa học hay, chi tiết khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều