Lý thuyết KHTN 6 Cánh diều Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng

Lý thuyết KHTN 6 Cánh diều Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng

Bài giảng: Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng - sách Cánh diều - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bám sát chương trình KHTN 6 giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

Quảng cáo

1. Sự chuyển hóa năng lượng

Trong mọi hoạt động, đều có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền năng lượng từ vật này sang vật khác.

Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng

2. Năng lượng hao phí

- Mọi quá trình có sự truyền năng lượng hoặc chuyển dạng năng lượng đều kèm theo năng lượng hao phí.

- Trong nhiều trường hợp, năng lượng hao phí có thể gây ra tác hại cho chúng ta. Do đó, trong các hoạt động, chúng ta cần tìm cách giảm phần năng lượng hao phí.

Ví dụ:

Quạt điện đang chạy: năng lượng điện được chuyển hóa thành cơ năng, quang năng, nhiệt năng và năng lượng âm. Năng lượng có ích là cơ năng, năng lượng hao phí là quang năng, nhiệt năng và năng lượng âm.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng

3. Tiết kiệm năng lượng

- Càng ngày chúng ta càng sử dụng nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, những nhiên liệu chủ yếu như dầu hỏa, khí đốt, than đá đang hết dần. Trong khi đó, việc khai thác các năng lượng khác chưa thể bù đắp được phần năng lượng thiếu hụt. Chính vì thế, việc sử dụng tiết kiệm năng lượng là rất cần thiết.

- Biện pháp:

+ Trong khoa học và sản xuất, con người ngày càng sử dụng nhiều công nghệ tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn.

+ Ở mỗi gia đình, để thực hiện tiết kiệm năng lượng chúng ta cần tắt các thiết bị điện khi không dùng và sử dụng thiết bị điện có nhãn mác chứng nhận tiết kiệm năng lượng của Bộ công thương.

Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng

4. Bảo toàn năng lượng

Năng lượng không tự sinh ra, không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Ví dụ: Khi bật đèn điện, năng lượng điện chuyển thành năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt. Trong đó, năng lượng ánh sáng là năng lượng có ích, năng lượng nhiệt là năng lượng hao phí. Người ta đã chứng minh tổng năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt bằng năng lượng điện.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 - bộ sách Cánh diều (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm). Bản quyền lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên