Lý thuyết KHTN 6 Cánh diều Chủ đề 3: Các thể của chất

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 3: Các thể của chất hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bám sát chương trình KHTN 6 giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 6 Cánh diều Chủ đề 3: Các thể của chất

Quảng cáo
Quảng cáo



Lý thuyết KHTN 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất

I. Chất ở xung quanh ta

- Quan sát xung quanh ta, tất cả những gì thấy được, kể cả bản thân chúng ta, là vật thể.

- Vật thể được chia thành: vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.

+ Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên như đất, nước, cỏ cây, con người 

Sự đa dạng của chất

+ Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra như quần áo, sách vở, xe đạp …

Sự đa dạng của chất

- Mọi vật thể đều do chất tạo nên, ở đâu có vật thể ở đó có chất.

Ví dụ: Thân bút chì làm bằng gỗ (chứa chất cellulose là chính); ruột bút chì làm từ than chì (carbon)

Sự đa dạng của chất

- Một vật thể có thể do nhiều chất tạo nên. 

Ví dụ: Trong hạt gạo có chứa một số chất như tinh bột, chất đạm, nước…

Sự đa dạng của chất

- Mặt khác, một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau.

Ví dụ: Nước có trong đất, trong động vật, thực vật …

II – Ba thể của chất và đặc điểm của chúng

Chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, hoặc khí.

- Người ta có thể phân loại chất dựa vào thể của nó.

Lý thuyết KHTN 6 Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất

I. Tính chất của chất

Để nhận ra chất hoặc phân biệt chất này với chất khác ta dựa vào tính chất của chúng.

- Tính chất của chất bao gồm: tính chất vật lí và tính chất hóa học.

+ Một số tính chất vật lí của chất: thể, màu sắc, mùi vị, khối lượng, thể tích, tính tan, tính dẻo, tính cứng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi …

Ví dụ: Đồng có một số tính chất vật lí sau: thể rắn, màu đỏ, có ánh kim, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt…

Tính chất và sự chuyển thể của chất

+ Tính chất hóa học là khả năng chất bị biến đổi thành chất khác.

Ví dụ: Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, khả năng tác dụng được với chất khác (như nước, acid, oxyen…)

Tính chất và sự chuyển thể của chất

II – Sự chuyển thể của chất

1. Sự nóng chảy và sự đông đặc

Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy.

Ví dụ: Những viên nước đá bị tan thành nước khi để ở nhiệt độ phòng và tan nhanh hơn khi đun nóng.

- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là sự đông đặc.

Ví dụ: Khi nước được đưa vào ngăn làm đá của tủ lạnh, nước chuyển thành nước đá.

Tính chất và sự chuyển thể của chất

Hình 6.5. Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại.

....................................

....................................

....................................

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 - bộ sách Cánh diều (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm). Bản quyền lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên