Lý thuyết KHTN 6 Cánh diều Bài 7: Oxygen và không khí

Lý thuyết KHTN 6 Cánh diều Bài 7: Oxygen và không khí

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 7: Oxygen và không khí hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bám sát chương trình KHTN 6 giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

Quảng cáo

I. Oxygen

1. Tính chất vật lí của oxygen

- Oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước.

2. Tầm quan trọng của oxygen

- Oxygen cần cho sự sống của sinh vật trên Trái Đất

Oxygen là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật.

+ Oxygen có ở mọi nơi: trong không khí, trong nước và trong đất.

+ Nhờ có oxygen mà sự sống của các sinh vật trên Trái Đất mới có thể được duy trì.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Oxygen và không khí

- Oxygen với sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu

+ Khí oxygen duy trì sự cháy, không có khí oxygen thì không có sự cháy.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Oxygen và không khí

Chú ý:

* Muốn khởi đầu sự cháy, ta cần cung cấp nhiệt ban đầu cho chất cháy (sự khơi mào).

* Quá trình cháy có tỏa nhiệt và phát sáng. 

* Trong điều kiện có càng nhiều khí oxygen, sự cháy diễn ra càng mạnh và càng tỏa nhiều nhiệt.

+ Oxy với quá trình đốt cháy  nhiên liệu:

* Trong điều kiện có oxygen và được khơi mào, nhiên liệu sẽ cháy và phát sinh ngọn lửa.

* Ánh sáng và nhiệt tỏa ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu đó được dùng để thắp sáng, sưởi ấm, nấu chín thức ăn hoặc làm các hoạt động máy móc, phương tiện giao thông …

Chú ý: 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Oxygen và không khí

* Biểu tượng tam giác lửa có ý nghĩa là muốn có ngọn lửa phải đủ đồng thời cả 3 yếu tố: chất đốt (nhiên liệu), nhiệt và oxygen. Vì vậy muốn dập tắt đám cháy, ta chỉ cần làm mất đi một trong 3 yếu tố trong tam giác lửa.

* Ngọn lửa thường được dập tắt bằng cách “làm mát” hoặc ngăn nhiên liệu tiếp xúc với nguồn oxygen. Tuy nhiên không có chất dập lửa vạn năng, tùy từng loại chất cháy mà người ta lựa chọn chất dập lửa cho phù hợp.

Ví dụ: Dập tắt đám cháy gỗ bằng nước, nhưng không thể dùng nước để dập tắt đám cháy do xăng, dầu.

II – Không khí

1. Thành phần của không khí

Thành phần của không khí được thể hiện trong hình sau:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Oxygen và không khí

Chú ý: Khí hiếm còn được gọi là khí trơ, là những khí ít có khả năng tác dụng với chất khác. Ví dụ như helium, neon …

2. Vai trò của không khí đối với tự nhiên

Không khí là một yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật trên Trái Đất. Mỗi thành phần trong không khí có vai trò riêng đối với tự nhiên, ví dụ:

+ Oxygen cần cho sự hô hấp của con người, động vật, thực vật…

+ Carbon dioxide cần cho sự quang hợp.

+ Nitơ cung cấp một phần dưỡng chất cho sinh vật.

+ Hơi nước góp phần ổn định nhiệt độ của Trái Đất và là nguồn gốc sinh ra mây, mưa.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Oxygen và không khí

Chú ý: Chu trình của oxygen trong tự nhiên:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Oxygen và không khí

Chu trình oxygen trong tự nhiên được thể hiện như sau: Quá trình hô hấp và đốt cháy nhiên liệu lấy oxygen từ không khí và thải ra khí carbon dioxide. Tuy nhiên, cây xanh nhờ quá trình quang hợp lại hấp thu khí carbon dioxide và giải phóng ra khí oxygen.

3. Sự ô nhiễm không khí và một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí

- Ô nhiễm không khí là khi không khí có sự thay đổi lớn về thành phần, chủ yếu là do khói, bụi hoặc các khí lạ khác. 

- Không khí bị ô nhiễm có thể xuất hiện mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn, gây biến đổi khí hậu, ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và sức khỏe sinh vật.

a/ Một số chất và nguồn gây ô nhiễm không khí.

Các chất chính gây ô nhiễm không khí là: carbon monoxide, carbon dioxide, nitrogen dioxide, sulfur dioxide …

- Hai nguồn gây ô nhiễm chính là ô nhiễm từ tự nhiên và ô nhiễm do con người gây ra.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Oxygen và không khí

+ Nguồn gây ô nhiễm không khí do tự nhiên: phấn hoa, núi lửa, cháy rừng…

+ Nguồn gây ô nhiễm không khí do con người: rác thải, phương tiện giao thông, các nhà máy sản xuất, hoạt động nông nghiệp, sinh hoạt, cháy rừng…

- Không khí trong nhà cũng có thể bị ô nhiễm. Một số nguồn gây ô nhiễm không   khí trong nhà là: sơn tường, khói thuốc, hóa chất tẩy rửa …

b/ Những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến con người và tự nhiên.

- Ô nhiễm không khí có thể gây ngứa mắt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, kích thích đường hô hấp, dị ứng … và một số bệnh như hen suyễn, ung thư phổi … làm giảm khả năng hoạt động thể chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

- Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, gây ra một số hiện tượng như hạn hán, băng tan, mù quang hóa, mưa acid …

- Chú ý về hiện tượng hiệu ứng nhà kính:

+ Hiệu ứng nhà kính có tác dụng giữ cho Trái Đất không quá lạnh. Hơi nước và khí carbon dioxide là hai chất chính đóng góp vào hiệu  ứng nhà kính.

+ Tuy nhiên, nhiều hoạt động của con người đã làm tăng lượng carbon dioxide trong khí quyển, khiến nhiệt độ Trái Đất tăng, gây ra sự “nóng lên toàn cầu” và “biến đổi khí hậu”.

+ Các tác động của sự nóng lên toàn cầu bao gồm: mực nước biển dâng, hạn hán, sa mạc hóa …

c/ Biện pháp bảo vệ môi trường không khí

- Kiểm soát khí thải là một trong những biện pháp chính để giảm ô nhiễm không khí.

- Một số biện pháp để bảo vệ môi trường không khí như:

+ Trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên bệnh viện, trường  học, ủy ban, trạm xá, hai bên đường giao thông …

+ Tuyên truyền và nâng cao ý thức của con người: phát động ngày vì môi trường, tuyên truyền trên đài  phát thanh hàng ngày …

+ Xây dựng hệ thống giao thông công cộng an toàn thân thiện với môi trường.

+ Giảm thiểu hoạt động đốt rác thải nông nghiệp, đốt nương làm rẫy …

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Oxygen và không khí

III – Tổng kết

- Oxygen là khí không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước.

- Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.

- Thành phần của không khí bao gồm: oxygen, nitơ, carbon dioxide, hơi nước, khí hiếm, … Trong đó oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí.

- Không khí có vai trò quan trọng đối với tự nhiên.

- Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và đời sống sinh vật.

- Cần thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 - bộ sách Cánh diều (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm). Bản quyền lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên