Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 76 Cánh diều
Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 trang 76 trong Bài 14: Nam châm KHTN 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 76.
Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 76 Cánh diều
Mở đầu trang 76 Bài 14 KHTN lớp 7: Cách đây hơn hai nghìn năm, người Hy Lạp đã biết đến những viên đá màu đen có khả năng hút sắt (hình 14.1). Chúng được gọi là nam châm hay còn được gọi là đá dẫn đường, vì chúng có thể được dùng để xác định phương hướng.
Ngày nay, nam châm được dùng rất phổ biến từ các vật dụng thông thường như bộ phận giữ cánh cửa, kim la bàn, … cho đến các thiết bị hiện đại trong khoa học kĩ thuật.
Nam châm có tính chất gì mà chúng lại được sử dụng nhiều như thế?
Trả lời:
Nam châm có tính chất từ. Nam châm có thể hút hoặc đẩy các nam châm khác, có thể hút các vật làm bằng vật liệu từ.
Thực hành trang 76 KHTN lớp 7: Treo một thanh nam châm bằng một đoạn dây mảnh vào một giá đỡ, sao cho thanh nam châm không chịu lực tác dụng của gió, của nam châm hay vật bằng sắt khác,… (hình 14.2)
+ Khi thanh nam châm đã nằm yên, ghi lại hướng trục dài của nó.
+ Xoay thanh nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Khi thanh nam châm đã nằm yên trở lại, hãy xác định xem nó có nằm theo hướng như lúc ban đầu nữa không.
+ So sánh kết quả của em với kết quả của nhóm bạn khác.
+ Rút ra kết luận về sự định hướng của thanh nam châm tự do.
Trả lời:
+ Các em có thể tự thực hiện thí nghiệm đơn giản này cùng các bạn.
+ Sau đó rút ra được kết luận về sự định hướng của thanh nam châm tự do:
Khi thanh nam châm tự do, thì nam châm này nằm dọc theo hướng xác định đó là hướng địa lí nam bắc. Cực từ bắc của nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất, cực từ nam của nam châm hướng về phía cực Nam của Trái Đất.
Câu hỏi 1 trang 76 KHTN lớp 7: Trong thí nghiệm ở hình 14.2, treo thanh nam châm gần một nam châm khác thì ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm như thế nào?
Trả lời:
Khi treo thanh nam châm gần một thanh nam châm khác thì kết quả sẽ khác vì hai thanh nam châm này có thể hút hoặc đẩy nhau, làm cho sự định hướng ban đầu thay đổi.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Nam châm Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều