Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 77 Cánh diều

Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 trang 77 trong Bài 14: Nam châm KHTN 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 77.

Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 77 Cánh diều

Luyện tập 1 trang 77 KHTN lớp 7: Cho một kim nam châm có thể quay dễ dàng trên giá đỡ (hình 14.4). Hãy tiến hành thí nghiệm để xác định khi được tự do, kim nam châm này định hướng như thế nào?

 Cho một kim nam châm có thể quay dễ dàng trên giá đỡ (hình 14.4). Hãy tiến hành thí nghiệm

Quảng cáo

Trả lời:

Khi được tự do, kim nam châm này nằm dọc theo hướng địa lí nam bắc. Cực từ bắc của nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất, cực từ nam của nam châm hướng về phía cực Nam của Trái Đất.

Thực hành trang 77 KHTN lớp 7: Treo thanh nam châm A vào giá đỡ bằng một đoạn dây mảnh.

+ Khi thanh nam châm A đã nằm yên, đưa cực từ bắc của thanh nam châm B lại gần cực bắc của thanh nam châm A. Quan sát xem cực từ này hút hay đẩy nhau.

+ Làm tương tự cho cực từ nam của thanh nam châm A.

 Treo thanh nam châm A vào giá đỡ bằng một đoạn dây mảnh. Khi thanh nam châm A đã nằm yên

Quảng cáo

Trả lời:

+ Cực từ bắc của thanh nam châm B đẩy cực từ bắc của thanh nam châm A.

+ Cực từ bắc của thanh nam châm B hút cực từ nam của thanh nam châm A.

Kết luận:

Hai nam châm đặt gần nhau, 2 cực cùng tên thì đẩy nhau, 2 cực khác tên thì hút nhau.

Luyện tập 2 trang 77 KHTN lớp 7: Có hai thanh nam châm giống hệt nhau, ở thanh A có kí hiệu chỉ rõ tên các cực từ, ở thanh B chưa có tên các cực từ. Làm thế nào để biết tên các cực từ ở thanh nam châm B?

Quảng cáo

Trả lời:

+ Thanh A đã có kí hiệu các cực từ (N – S).

+ Dùng cực N của thanh A lại gần một đầu cực của thanh B, nếu chúng hút nhau thì chứng tỏ đầu cực của thanh nam châm B phải khác cực N của thanh A. Nên đầu cực này của thanh B là cực S (cực từ nam). Vậy đầu cực còn lại của thanh B là cực N (cực từ bắc).

+ Nếu hai cực đẩy nhau thì đầu cực này của thanh B là cực cùng tên với cực N của thanh A. Nên đầu cực này của thanh B là cực N (cực từ bắc). Vậy đầu cực còn lại của thanh B là cực S (cực từ nam).

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Nam châm Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên