Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 18 (có đáp án): Quang hợp ở thực vật

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7.

Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều Bài 18 (có đáp án): Quang hợp ở thực vật

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Câu 1. Bộ phận chính của cây tham gia vào quá trình quang hợp là

Quảng cáo

A. lá cây.

B. thân cây.

C. rễ cây.

D. ngọn cây.

Câu 2. Đặc điểm nào của lá giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?

A. Phiến lá có dạng bản mỏng.

B. Lá có màu xanh.

C. Lá có cuống lá.

D. Lá có tính đối xứng.

Quảng cáo

Câu 3. Đặc điểm nào của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp?

1. Lá cây dạng bản dẹt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.

2. Các tế bào ở lớp giữa của lá có nhiều lục lạp.

3. Lục lạp chứa chất diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây.

4. Khí khổng phân bố trên bề mặt của lá có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước.

5. Gân lá (mạch dẫn) có chức năng vận chuyển nước đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.

Số đáp án đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 4. Trên thực tế, để thích nghi với điều kiện sống tại môi trường sa mạc, lá của cây xương rồng đã biến đổi thành gai. Vậy cây xương rồng quang hợp chủ yếu bằng bộ phận nào sau đây? 

A. Lá cây.

B. Thân cây.

C. Rễ cây.

D. Gai của cây.

Câu 5. Quang hợp là quá trình

Quảng cáo

A. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

B. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.

C. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như chất khoáng, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.

D. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất vô cơ từ các chất hữu cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

Câu 6. Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:

Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều Bài 18 (có đáp án): Quang hợp ở thực vật

Thành phần còn thiếu trong phương trình tổng quát của quá trình quang hợp là

A. Chất vô cơ.

B. Carbon dioxide.

C. Glucose.

D. Oxygen.

Câu 7. Chất tham gia vào quá trình quang hợp là

A. nước và khí carbon dioxide.

B. nước và khí oxygen.

C. chất hữu cơ và khí oxygen.

D. chất hữu cơ và khí carbon dioxide.

Quảng cáo

Câu 8. Chất sản phẩm của quá trình quang hợp là

A. nước và khí carbon dioxide.

B. nước và khí oxygen.

C. chất hữu cơ và khí oxygen.

D. chất hữu cơ và khí carbon dioxide.

Câu 9. Quá trình chuyển hóa năng lượng trong quang hợp thường diễn ra như thế nào?

A. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến lục lạp, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.

B. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến thân cây, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.

C. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến cành cây, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.

D. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến tất cả các bộ phận của cây, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.

Câu 10. Trong quá trình quang hợp, vật chất được biến đổi như thế nào?

A. Vật chất từ môi trường ngoài được vận chuyển đến lục lạp ở lá cây, biến đổi hóa học tạo ra chất hữu cơ và oxygen.

B. Vật chất từ môi trường ngoài được vận chuyển đến lục lạp ở lá cây, biến đổi hóa học tạo ra chất vô cơ và oxygen.

C. Vật chất từ môi trường ngoài được vận chuyển đến lục lạp ở lá cây, biến đổi hóa học tạo ra chất hữu cơ và carbon dioxide.

D. Vật chất từ môi trường ngoài được vận chuyển đến lục lạp ở lá cây, biến đổi hóa học tạo ra chất vô cơ và carbon dioxide.

Câu 11. Trong các sinh vật sau, sinh vật nào có thể quang hợp?

A. Trùng roi xanh, tảo lam, địa y, tầm gửi, trùng biến hình.

B. Trùng roi xanh, cây xanh, nấm, tảo, địa y, động vật.

C. Trùng roi xanh, cây bèo tây, tảo, con cá, con chó.

D. Trùng roi xanh, cây bèo tây, tảo, dương xỉ, rêu.

Câu 12. Khi quan sát lá trên các cây, Minh nhận thấy các lá trên cây luôn xếp lệch nhau. Minh vô cùng thắc mắc tại sao lại như vậy? Em hãy chọn đáp án đúng để giải thích giúp Minh câu hỏi trên.

A. Để lá không che lấp nhau.

B. Để phân biệt các loại lá với nhau.

C. Để phân biệt lá non với lá già.

D. Để các lá đều lấy được ánh sáng.

Câu 13. Cho các nhận định sau:

1. Cung cấp khí oxygen cho quá trình hô hấp của con người.

2. Giúp điều hòa khí hậu.

3. Cân bằng hàm lượng khí oxygen và khí carbon dioxide trong khí quyển.

4. Tạo ra các hợp chất hữu cơ, cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người.

5. Chống xói mòn và sạt lở đất.

Nhận định chính xác khi nói về ý nghĩa của quang hợp đối với sự sống trên Trái Đất là

A. 1, 2, 3, 4, 5.

B. 1, 2, 3, 4.

C. 1, 2, 3, 5.

D. 1, 2, 4, 5.

Câu 14. Trong thực tế, có một số loại cây trồng như cây thài lài tía, cây phong lá đỏ. Lá cây có màu sắc nổi trội là màu tím và màu đỏ mà không phải màu xanh. Vậy những cây đó quang hợp như thế nào?

Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều Bài 18 (có đáp án): Quang hợp ở thực vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều Bài 18 (có đáp án): Quang hợp ở thực vật

Cây thài lài tía

Cây phong lá đỏ

A. Có khả năng quang hợp. Vì sắc tố quang hợp của cây thài lài tía và cây phong lá đỏ là màu tím và màu đỏ nên chúng vẫn có khả năng quang hợp như bình thường.

B. Có khả năng quang hợp. Vì ngoài chất diệp lục giữ chức năng chính là quang hợp thì các loại cây này còn có các chất khác tạo nên màu của các loại lá này.

C. Không có khả năng quang hợp. Vì để thích nghi với điều kiện môi trường sống nên chất diệp lục bị thay thế hoàn toàn bằng các hợp chất khác đã tạo nên màu của lá.

D. Không có khả năng quang hợp. Vì các lá cây này có các chất diệp lục dưới điều kiện môi trường, những chất diệp lục này sẽ biến đổi màu sắc cho phù hợp.

Câu 15. Lan quan sát cây xoài tại nhà mình, Lan thấy có có bộ phận sau:

1. Rễ

2. Thân

3. Lá

4. Hoa

5. Quả

6. Hạt

Lan thắc mắc không biết có bao nhiêu bộ phận của cây có thể tham gia vào quá trình quang hợp. Em hãy giúp Lan giải đáp xem trong các bộ phận trên, có tối đa bao nhiêu bộ phận có thể tham gia vào quá trình quang hợp?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem thử

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên