Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 22 (có đáp án): Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7.

Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều Bài 22 (có đáp án): Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Câu 1. Cho các yếu tố sau:

Quảng cáo

1. Ánh sáng

2. Nhiệt độ

3. Độ ẩm và nước

4. Nồng độ khí oxygen

5. Nồng độ khí carbon dioxide

Số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp tế bào là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 2. Cho các điều kiện sau: 

1. Nhiệt độ thấp

2. Hàm lượng nước trong tế bào giảm

3. Nhiệt độ cao trong giới hạn cho phép

4. Nồng độ khí oxygen trong tế bào cao

5. Nồng độ khí oxygen trong tế bào thấp

6. Nồng độ khí carbon dioxide cao

7. Nồng độ khí carbon dioxide thấp

Trong các điều kiện kể trên, điều kiện làm cho hô hấp tế bào giảm là

A. 1, 2, 5, 6.

B. 2, 3, 4, 7.

C. 2, 3, 4, 6.

D. 1, 2, 4, 6.

Quảng cáo

Câu 3. Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp tế bào ở sinh vật là khoảng

A. 25oC - 30oC.

B. 20oC - 30oC.

C. 25oC - 35oC.

D. 30oC - 35oC.

Câu 4. Nồng độ khí carbon dioxide khoảng bao nhiêu thì thuận lợi cho hô hấp tế bào?

A. Khoảng 0,02%.

B. Khoảng 0,01%.

C. Khoảng 0,03%.

D. Khoảng 0,04%.

Câu 5. Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết nồng độ oxygen trong không khí chiếm bao nhiêu %?

Quảng cáo

A. 20%.

B. 21%.

C. 30%.

D. 31%.

Câu 6. Vì sao khi sốt cao, nhịp thở lại tăng lên?

A. Vì khi sốt cao, quá trình hô hấp tế bào tăng lên khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên.

B. Vì khi sốt cao, quá trình tổng hợp trong tế bào tăng lên khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên.

C. Vì khi sốt cao, quá trình hô hấp tế bào giảm khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên.

D. Vì khi sốt cao, quá trình tổng hợp trong tế bào giảm khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên.

Câu 7. Cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết vì

A. lá cây không quang hợp được.

B. rễ cây không hô hấp tế bào được.

C. rễ cây hấp thụ quá nhiều nước.

D. lá cây không thoát hơi nước kịp.

Quảng cáo

Câu 8. Vì sao khi chơi thể thao hoặc lao động chân tay trong thời gian dài lại có thể dẫn đến tình trạng chuột rút?

A. Do khi vận động, cơ bắp chúng ta cần nhiều carbon dioxide hơn lúc bình thường, nếu thiếu carbon dioxide có thể dẫn đến tình trạng chuột rút.

B. Do khi vận động, cơ bắp chúng ta cần nhiều oxygen hơn lúc bình thường, nếu thiếu oxygen có thể dẫn đến tình trạng chuột rút.

C. Do khi vận động, cơ bắp chúng ta cần nhiều nhiệt năng hơn lúc bình thường, nếu thiếu nhiệt năng có thể dẫn đến tình trạng chuột rút.

D. Do khi vận động, cơ bắp chúng ta cần nhiều nước hơn lúc bình thường, nếu thiếu nước có thể dẫn đến tình trạng chuột rút.

Câu 9. Vì sao khi chơi thể thao hoặc lao động chân tay trong thời gian dài lại dẫn đến tình trạng đau mỏi cơ?

A. Vì khi đó cơ thể thừa oxygen dẫn đến tế bào phải hô hấp có khí oxygen, quá trình đó sinh ra acid lactic, gây ra hiện tượng đau mỏi cơ.

B. Vì khi đó cơ thể thiếu oxygen dẫn đến tế bào phải hô hấp không có khí oxygen, quá trình đó sinh ra acetic acid, gây ra hiện tượng đau mỏi cơ.

C. Vì khi đó cơ thể thiếu carbon dioxide dẫn đến tế bào phải hô hấp không có khí carbon dioxide, quá trình đó sinh ra acid lactic, gây ra hiện tượng đau mỏi cơ.

D. Vì khi đó cơ thể thiếu nước dẫn đến tế bào phải hô hấp không có nước, quá trình đó sinh ra acetic acid, gây ra hiện tượng đau mỏi cơ.

Câu 10. Vì sao trong các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm người ta lại phải khống chế sao cho hô hấp luôn ở mức tối thiểu?

A. Vì hô hấp tế bào làm cho lương thực thực phẩm nhanh thối và hỏng.

B. Vì hô hấp tế bào phân giải chất hữu cơ của tế bào, dẫn đến làm giảm số lượng và chất lượng của lương thực, thực phẩm sau một thời gian bảo quản.

C. Vì hô hấp tế bào góp phần tổng hợp chất hữu cơ của tế bào, dẫn đến làm tăng số lượng và chất lượng của lương thực, thực phẩm sau một thời gian bảo quản.

D. Vì hô hấp tế bào sinh ra các chất độc hại khiến lương thực, thực phẩm trở thành nguồn gây bệnh cho người dùng.

Câu 11. Cho các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm sau:

1. Bảo quản lạnh

2. Bảo quản khô

3. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao

4. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp

Đối với các loại hạt như thóc, ngô, đỗ,… người ta thường ưu tiên sử dụng biện pháp bảo quản là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 12. Đối với các loại thực phẩm như rau củ quả, thịt, cá,… tại gia đình chúng ta ưu tiên sử dụng phương pháp bảo quản nào?

A. Bảo quản lạnh.

B. Bảo quản khô.

C. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao.

D. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp.

Câu 13. Vì sao có thể giữ các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt,…) lâu ngày trong túi chân không?

A. Vì trong túi chân không kín khí nên vi sinh vật không vào được.

B. Vì trong túi chân không hàm lượng khí oxygen rất thấp, hạn chế quá trình hô hấp của thực phẩm.

C. Vì trong túi chân không hàm lượng khí oxygen ổn định, hạn chế quá trình hô hấp của thực phẩm.

D. Vì trong túi chân không hàm lượng khí oxygen tăng cao, hạn chế quá trình hô hấp của thực phẩm.

Câu 14. Vì sao người ta lại bảo quản nhiều loại trái cây trong môi trường có nồng độ khí carbon dioxide cao?

A. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao ức chế nhiều hoạt động trao đổi chất làm hô hấp tế bào giảm.

B. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao ức chế nhiều hoạt động trao đổi chất làm hô hấp tế bào tăng.

C. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao thúc đẩy nhiều hoạt động trao đổi chất làm hô hấp giảm.

D. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao thúc đẩy nhiều hoạt động trao đổi chất làm hô hấp tăng.

Câu 15. Để có một cơ thể khỏe mạnh, tránh hiện tượng đau mỏi cơ và hiện tượng chuột rút thì chúng ta cần:

1. Lao động và chơi thể thao thường xuyên

2. Vận động nhẹ nhàng vừa sức

3. Trước khi tham gia các hoạt động thể thao cần có các động tác khởi động

4. Bổ sung các chất kích thích để có thêm năng lượng

5. Mang vác các vật nặng thường xuyên

Số đáp án đúng là 

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Xem thử

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên