Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 28 (có đáp án): Cảm ứng ở động vật

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7.

Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều Bài 28 (có đáp án): Cảm ứng ở động vật

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Câu 1. Cảm ứng của động vật là

Quảng cáo

A. khả năng cơ thể động vật phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

B. khả năng cơ thể động vật tiếp nhận với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

C. khả năng cơ thể động sinh vật tiếp nhận và biến đổi thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

D. khả năng cơ thể động vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Câu 2. Tập tính là

A. chuỗi phản ứng của động vật nhằm biến đổi kích thích của môi trường.

B. chuỗi phản ứng của động vật nhằm trả lời kích thích của môi trường.

C. chuỗi phản ứng của động vật nhằm phát tán kích thích của môi trường.

D. chuỗi phản ứng của động vật nhằm điều tiết kích thích của môi trường.

Quảng cáo

Câu 3. Các loài động vật thường dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Đây là 

A. tập tính kiếm ăn.

B. tập tính sinh sản.

C. tập tính bảo vệ lãnh thổ.

D. tập tính trốn tránh kẻ thù.

Câu 4. Vai trò của tập tính đối với động vật là

A. tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

B. tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

C. tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật biến đổi được môi trường sống phù với với bản thân.

D. tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

Câu 5. Tập tính gồm

Quảng cáo

A. tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

B. tập tính bẩm sinh và tập tính rèn luyện.

C. tập tính sẵn có và tập tính học được.

D. tập tính sẵn có và tập tính rèn luyện.

Câu 6. Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào không phải là tập tính bẩm sinh?

A. Chim, cá di cư.

B. Ong, kiến sống thành bầy đàn.

C. Nhện giăng tơ.

D. Chuột chạy trốn khi nghe thấy tiếng mèo.

Câu 7. Cho các nhận định sau:

1. Tập tính của động vật rất đa dạng và phức tạp.

2. Tập tính giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống.

3. Kiếm ăn là một tập tính có ở hầu hết các loài động vật.

4. Tập tính có 3 dạng là tập tính bẩm sinh, tập tính không bẩm sinh và tập tính học được.

5. Nhện giăng tơ là tập tính bẩm sinh.

Số nhận định đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Quảng cáo

Câu 8. Tập tính bẩm sinh là

A. các tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

B. các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, đặc trưng cho loài.

C. các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

D. các tập tính sinh ra đã có nhưng mang tính cá thể, không đặc trưng cho loài.

Câu 9. Tập tính học được là

A. các tập tính của động vật sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

B. các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, đặc trưng cho loài.

C. các tập tính sinh ra đã có nhưng mang tính cá thể, không đặc trưng cho loài.

D. các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Câu 10. Cho các dữ kiện sau:

Cột A

Cột B

1. Tập tính bẩm sinh

a. Nhện giăng lưới.

b. Khỉ dùng đá đập hạt để ăn.

c. Chim làm tổ.

2. Tập tính học được

d. Người đi đường dừng lại khi đèn đỏ.

e. Đến mùa đông, chim đi tránh rét.

f. Hổ thực hiện nhiều động tác như rình, rượt, vồ,… để săn mồi.

Hãy ghép cột A với cột B sao cho phù hợp nhất.

A. 1-a,b,c và 2-d,e,f.

B. 1-a,c,e,f và 2-b,d.

C. 1-a,c,e và 2-b,d,f.

D. 1-a,c và 2-b,d,e,f.

Câu 12. Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại?

A. Vì côn trùng bị thu hút bởi ánh đèn vào ban đêm nên có thể dùng bẫy đèn có thể thu hút và bắt côn trùng.

B. Vì côn trùng sợ ánh đèn vào ban đêm nên khi nhìn thấy ánh đèn chúng sẽ tự động tránh xa.

C. Vì ánh đèn có thể trực tiếp tiêu diệt côn trùng nên có thể dùng bẫy đèn để tiêu diệt trực tiếp côn trùng.

D. Vì ánh đèn có thể thu hút nhiều loài sinh vật ăn côn trùng nên có thể dùng bẫy đèn để tiêu diệt gián tiếp côn trùng.

Câu 13. Vì sao người ta thường câu tôm vào chiều tối?

A. Vì vào lúc này người ta thường rảnh.

B. Vì vào lúc này tôm thường tập trung một chỗ.

C. Vì vào lúc này tôm thường ra ngoài hoạt động.

D. Vì vào lúc này tôm thường ẩn nấp ở trong hang.

Câu 14. Người ta thường làm bù nhìn bằng rơm hoặc bằng nilong ở ruộng nương nhằm mục đích 

A. hạn chế sâu bệnh hại.

B. xua đuổi chim phá hoại mùa màng.

C. tô điểm cho ruộng nương.

D. hạn chế sự phá hoại của con người.

Câu 15. Vì sao người ta sử dụng ong mắt đỏ để diệt sâu hại cây trồng?

A. Vì thức ăn của ong mắt đỏ là các loài sâu hại.

B. Vì ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng bên trong trứng của các loài sâu hại.

C. Vì ong mắt đỏ có tập tính kí sinh trong cơ thể sâu hại.

D. Vì ong mắt đỏ có tập tính trích nọc độc tiêu diệt côn trùng.

Xem thử

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên