Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 154 Chân trời sáng tạo

Với lời giải KHTN 9 trang 154 trong Bài 36: Các quy luật di truyền của Mendel môn Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 154.

Giải KHTN 9 trang 154 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Hình thành kiến thức mới 4 trang 154 KHTN 9: Dựa vào thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Mendel, hãy:

a) Phân biệt các thuật ngữ: kiểu gene, kiểu hình, cơ thể thuần chủng, cặp tính trạng tương phản, tính trạng trội, tính trạng lặn. Cho ví dụ minh họa.

b) Giải thích một số kí hiệu thường dùng trong di truyền học.

Trả lời:

a) Phân biệt các thuật ngữ và cho ví dụ:

- Kiểu gene: là tổ hợp các gene quy định kiểu hình của cơ thể. Ví dụ: kiểu gene AA và Aa quy định hoa tím, kiểu gene aa quy định hoa trắng.

- Kiểu hình: là tổ hợp các tính trạng của cơ thể được biểu hiện ra bên ngoài. Ví dụ: kiểu hình hạt vàng, kiểu hình hạt xanh, kiểu hình thân cao, kiểu hình thân thấp,…

- Cơ thể thuần chủng: là cơ thể có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định về một tính trạng nào đó, các thế hệ con cái sinh ra giống nhau và giống với thế hệ trước (không phân li kiểu hình, kiểu gene). Ví dụ: cơ thể mang kiểu gene AA và cơ thể mang kiểu gene aa là những cơ thể thuần chủng về 1 cặp gene, cơ thể mang kiểu gene AABB là cơ thể thuần chủng về 2 cặp gene trên,…

- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một tính trạng. Ví dụ: xét tính trạng màu hoa có cặp tính trạng tương phản là màu hoa tím và màu hoa trắng, xét tính trạng màu hạt có cặp tính trạng tương phản là tính trạng hạt vàng và hạt xanh,…

- Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện ở F1 trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Mendel (tính trạng biểu hiện khi có kiểu gene ở dạng đồng hợp tử hoặc dị hợp tử). Ví dụ: màu hoa tím, màu hạt vàng, dạng hạt trơn, thân cao,…

Quảng cáo

- Tính trạng lặn: là tính trạng không được biểu hiện ở F1 mà chỉ được biểu hiện ở F2 trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Mendel (tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gene ở trạng thái đồng hợp lặn). Ví dụ: màu hoa trắng, màu hạt xanh, dạng hạt nhăn, thân thấp,…

b) Giải thích một số kí hiệu thường dùng trong di truyền học:

- P: Bố mẹ.

- Pt/c: Bố mẹ thuần chủng.

- ×: Phép lai.

- G: Giao tử. Trong đó, GP: Giao tử của bố mẹ; GF1: Giao tử của thế hệ F1;…

- ♀: Giao tử cái hoặc cơ thể cái, ♂: Giao tử đực hoặc cơ thể đực.

- F: Thế hệ con. Trong đó, F1: Thế hệ thứ nhất được sinh ra từ P; F2: Thế hệ con được sinh ra từ F1;…

- Các chữ cái in hoa thường kí hiệu gene trội (A, B, C, D, E, G,…), chữ cái in thường kí hiệu gene lặn (a, b, c, d, e, g,…).

Luyện tập trang 154 KHTN 9: Hãy lấy ví dụ về các cặp tính trạng tương phản, tính trạng trội, tính trạng lặn ở người.

Quảng cáo

Trả lời:

- Ví dụ về các cặp tính trạng tương phản ở người:

+ Màu tóc: màu tóc nâu và màu tóc đen.

+ Dạng tóc: tóc thẳng và tóc xoăn.

+ Chiều cao: cao và thấp.

+ Màu mắt: mắt đen và mắt xanh.

+ Kiểu mũi: mũi cao và mũi thấp.

- Ví dụ về tính trạng trội ở người: tóc xoăn, mắt đen, không bị bệnh bạch tạng, da đen, môi dày, lông mi dài, mũi cong,…

- Ví dụ về tính trạng lặn ở người: tóc thẳng, mắt xanh, bị bệnh bạch tạng, da trắng, môi mỏng, lông mi ngắn, mũi thẳng,…

Quảng cáo

Hình thành kiến thức mới 5 trang 154 KHTN 9: Quan sát Hình 36.2, hãy trình bày phép lai phân tích của Mendel. Từ đó, nêu khái niệm và vai trò của phép lai phân tích.

Quan sát Hình 36.2, hãy trình bày phép lai phân tích của Mendel. Từ đó, nêu khái niệm

Trả lời:

- Phép lai phân tích của Mendel: Mendel đã thực hiện phép lai phân tích bằng cách cho cây hoa tím chưa xác định được kiểu gene lai với cây hoa trắng có kiểu gene đồng hợp tử lặn và quan sát kết quả phép lai. Nếu kết quả phép lai đồng tính (100% hoa tím) thì cây hoa tím cần xác định kiểu gene có kiểu gene đồng hợp tử trội, nếu kết quả phép lai phân tính (50% hoa tím, 50% hoa trắng) thì cây hoa tím cần xác định kiểu gene có kiểu gene dị hợp tử.

- Khái niệm lai phân tích: Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gene với cơ thể mang tính trạng lặn.

- Vai trò của phép lai phân tích: giúp xác định cơ thể đem lai có thuần chủng hay không.

Lời giải bài tập KHTN 9 Bài 36: Các quy luật di truyền của Mendel hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sgk KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên