Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Chương 2 (có đáp án): Thời nguyên thủy - Cánh diều

Với câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Chương 2: Thời nguyên thủy có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 2: Thời nguyên thủy (có đáp án) - Cánh diều

Quảng cáo



Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người - Cánh diều

Câu 1: Người “Nê-an-đéc-tan” có niên đại khoảng 100 000 năm trước thuộc dạng 

A. Người tối cổ. 

B. Người tinh khôn.

C. Vượn người.

D. Người vượn.

Câu 2: Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy xương hoá thạch của Người tối cổ (có niên đại khoảng 2 triệu năm trước) tại địa điểm nào ở Đông Nam Á?

A. Pôn-đa-ung (Mi-an-ma).

B. Gia-va (In-đô-nê-xi-a).

C. Núi Đọ (Việt Nam). 

D. Koo-ta Tam-pan (Ma-lay-xi-a). 

Câu 3: Người tối cổ đã xuất hiện cách ngày nay bao nhiêu năm?

A. 15 vạn năm.

B. 3 triệu năm.

C. 4 triệu năm trước.

D. 5 – 6 triệu năm.

Quảng cáo

Câu 4: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm hình thể của Người tối cổ?

A. Đã loại hết dấu tích của vượn trên cơ thể.

B. Trán thấp, bợt ra sau, u mày nổi cao.

C. Trán cao, mặt phẳng.

D. Thể tích não khoảng 1450 cm3.

Câu 5: Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay bao nhiêu năm?

A. 2 vạn năm.

B. 15 vặn năm trước.

C. 4 vạn năm trước.

D. 5 vạn năm.

Câu 6: Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng

A. 600.000 năm trước.

B. 700.000 năm trước.

C. 800.000 năm trước. 

D. 900.000 năm trước.

Quảng cáo

Câu 7: So với loài Vượn người, về cấu tạo cơ thể, Người tối cổ tiến hóa hơn hẳn ở điểm nào?

A. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.

B. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

C. Thể tích sọ lớn, khoảng 650 cm- 1200cm3.

D. Hoàn toàn di chuyển bằng 4 chi.

Câu 8: Quá trình tiến hóa từ vượn người thành người diễn ra theo tiến trình

A. vượn người => Người tinh khôn => Người tối cổ.

B. người tối cổ => vượn người => Người tinh khôn

C. vượn người => Người tối cổ => Người tinh khôn.

D. người tinh khôn=> người tối cổ => vượn người.

Câu 9: Những dấu tích nào của người tối cổ được tìm thấy tại Đông Nam Á?

A. Công cụ đồ đồng.

B. Mũi tên, đồ gốm.

C. Di cốt hóa thạch, công cụ đồ đá.

D. Di cốt hóa thạch, công cụ đồ đồng.

Quảng cáo

Câu 10: Ở Việt Nam, răng hóa thạch của Người tối cổ được tìm thấy tại di chỉ khảo cổ nào?

A. Thẩm Hai (Lạng Sơn).

B. Núi Đọ (Thanh Hóa).

C. Xuân Lộc (Đồng Nai).

D. Quỳnh Văn (Nghệ An).

Câu 11: Ở Việt Nam, công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ của người tối cổ (có niên đại khoảng 400 000 năm trước) đã được phát hiện ở

A. An Khê (Gia Lai).

B. Núi Đọ (Thanh Hóa).

C. Thẩm Khuyên (Lạng Sơn).

D. Xuân Lộc (Đồng Nai).

Câu 12: Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành người tối cổ là sự chuyển biến từ

A. vượn cổ thành người tối cổ.

B. người tối cổ thành người tinh khôn.

C. người tối cổ thành vượn người.

D. người hiện đại thành người tối cổ.

Câu 13: Người tinh khôn còn được gọi là

A. Người hiện đại.

B. Người tối cổ.

C. Vượn người.

D. Người vượn.

Câu 14: Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những dấu tích nào của Người tối cổ?

A. Bộ xương hóa thạch.

B. Bộ xương và các công cụ đá mài lưỡi.

C. Răng và công cụ đá ghè đẽo.

D. Hộp sọ và các công cụ kim khí.

Câu 15: Dạng người nào xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm?

A. Người vượn.

B. Người tối cổ.

C. Người tinh khôn.

D. Người hiện đại.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy - Cánh diều

Câu 1: Bầy người nguyên thủy là hình thức tổ chức xã hội của

A. Người tối cổ.

B. Người tinh khôn.

C. Người hiện đại.

D. Người vượn.

Câu 2: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là

A. nhà nước.                 

B. làng xã.                 

C. bầy người nguyên thủy.               

D. chiềng, chạ.

Câu 3. Công xã thị tộc được hình thành từ khi

A. Người tối cổ xuất hiện.

B. loài vượn người xuất hiện.

C. Người tinh khôn xuất hiện.

D. các nhà nước cổ đại ra đời.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng khái niệm Bộ lạc?

A. Gồm nhiều thị tộc sống cạnh nhau.

B. Các thị tộc trong bộ lạc có quan hệ họ hàng với nhau.

C. Người đứng đầu bộ lạc được gọi là tù trưởng.

D. Không có người đứng đầu, không có sự phân công lao động.

Câu 5. Công cụ lao động Người tối cổ được chế tác từ nguyên liệu nào dưới đây>

A. Nhựa.

B. Sắt.

C. Đá.

D. Đồng thau. 

Câu 6: Trong giai đoạn đầu, người tối cổ đã biết

A. dùng lửa và tạo ra lửa.

B. chế tác công cụ lao động bằng kim loại.

C. chọn những hòn đá vừa tay cắm để làm công cụ.

D. mài đá thành công cụ lao động sắc bén.

Câu 7: Đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ biểu hiện qua việc 

A. cư trú ven sông, suối.

B. chế tác công cụ lao động.

C. săn bắt và hái lượm.

D. sùng bái “vật tổ”. 

Câu 8:Người tối cổ dần chi phối được lực lượng tự nhiên và tách mình khỏi giới động vật nhờ phát minh nào?

A. Lửa.

B. Rìu tay.

C. Cung tên.

D. Đồ gốm.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đời sống vật chất của người tinh khôn?

A. Sống theo bầy, trong các hang động, mái đá.

B. Ghè đẽo thô sơ các hòn đá để làm công cụ lao động.

C. Phát minh ra lửa, cung tên, mũi phóng lao.

D. Biết trồng trọt và thuần dưỡng động vật.

Câu 10: Thị tộc là một nhóm người, gồm vài chục giai đình

A. không cùng quan hệ huyết thống, sống trên cùng một địa bàn.

B. có quan hệ huyết thống; đứng đầu là tộc trưởng.

C. không cùng huyết thống, sống trong các hang động, mái đá.

D. có quan hệ huyết thống; đứng đầu là tù trưởng.

Câu 11: Dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam gắn liền với nền văn hoá

A. Đông Sơn. 

B. Hoà Bình.

C. Bắc Sơn.

D. Quỳnh Văn.

Câu 12: Sự tiến bộ vượt bậc trong đời sống vật chất của Người tinh khôn là

A. săn bắt, hái lượm.

B. trồng trọt, chăn nuôi.

C. săn bắn, hái lượm.

D. săn bắn, chăn nuôi.

Câu 13: Bộ lạc gồm

A. nhiều thị tộc có quan hệ họ hàng, cùng cư trú trên một địa bàn.

B. vài chục gia đình không cùng huyết thống, sống trên cùng một địa bàn.

C. nhiều thị tộc có quan hệ họ hàng, đứng đầu là tộc trưởng.

D. vài chục bầy người, sống trên cùng một địa bàn.

Câu 14: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về Người tối cổ?

A. Sống theo bầy khoảng vài chục người.

B. Lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính.

C. Trán thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao.

D.Dùng kim loại để chế tác công cụ lao động.

Câu 15: Yếu tố nào sau đây giữ vai trò quyết định trong giai đoạn tiến hóa từ Người tối cổ thành Người tinh khôn?

A. Quy luật chọn lọc tự nhiên.

B. Quá trình lao động và ngôn ngữ.

C. Phát minh ra lửa.

D. Sự thay đổi môi trường trên trái đất.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 5: Chuyển biến về kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thủy - Cánh diều

Câu 1: Kim loại được con người phát hiện ra trong khoảng thời gian nào?

A.Thiên niên kỉ thứ III TCN.                     

B. Thiên niên kỉ thứ IV TCN.

C.Thiên niên kỉ thứ V TCN.                      

D. Thiên niên kỉ Thứ VI TCN.

Câu 2: Con người đã biết chế tác công cụ lao động theo thứ tự từ

A. sắt => đồng đỏ => đồng thau => đá.

B. đá => đồng thau => đồng đỏ => sắt.

C. đá => đồng đỏ => đồng thau => sắt.

D. đồng thau => đồng đỏ => đá => sắt. 

Câu 3: Công cụ lao động bằng kim loại đã giúp con người thời nguyên thuỷ

A. thu hẹp diện tích đất canh tác để làm nhà ở.

B. sống quây quần gắn bó với nhau.

C. chống lại các cuộc xung đột từ bên ngoài.

D. tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm dư thừa.

Câu 4: Trong buổi đầu thời đại kim khí, kim loại nào được sử dụng sớm nhất?

A. Đồng.                

B. Nhôm.

C. Sắt.

D. Kẽm.

Câu 5: Xã hội nguyên thuỷ tan rã là do

A. con người có mối quan hệ bình đẳng.

B. xã hội chưa phân hoá giàu nghèo.

C. tư hữu xuất hiện.

D. công cụ lao động bằng đá được sử dụng phổ biến.

Câu 6: Người Việt cổ bắt đuầ biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau từ thời kì văn hóa

A. Bắc Sơn.

B. Hòa Bình.

C. Quỳnh Văn.

D. Phùng nguyên.

Câu 7: Kim loại đồng đã được biết đến tại Việt Nam vào khoảng

A. 4000 năm trước.          

B. 3000 năm trước. 

C. 5000 năm trước.           

D. 2000 năm trước.

Câu 8: Sự phân hoá không triệt để của xã hội nguyên thuỷ ở phương Đông là do cư dân phương Đông

A. sinh sống phân tán ở nhiều khu vực.

B. sống quây quần, gắn bó với nhau để làm thủy lợi.

C. sinh sống chủ yếu ở vùng núi, sa mạc cằn khô.

D. không sử dụng công cụ bằng kim loại.

Câu 9:  Nhờ việc sử dụng công cụ bằng kim loại, địa bàn cư trú của con người được mở rộng từ

A. đồng bằng lên miền núi.

B. rung du xuống các vùng đồng bằng ven sông.

C. đồng bằng đến trung du. 

D. trung du ra các vùng sa mạc, hải đảo.

Câu 10:Những dấu tích của thuật luyện kim trên đất nước Việt Nam được tìm thấy ở di chỉ khảo cổ nào sau đây?

A. Sơn Vi.                   

B. Núi Đọ.

C. Phùng Nguyên.                 

D. Hòa Bình.

Câu 11: Mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam là cư dân văn hóa

A. Phùng Nguyên.

B.Sa Huỳnh.

C. Đồng Nai.

D.Đông Sơn.

Câu 12: Cuối thời nguyên thủy, những chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam gắn với nền văn hóa tiêu biểu nào dưới đây?

A. Phùng Nguyên.

B.Núi Đọ.

C. Bắc Sơn.

D.Sơn Vi.

Câu 13: Con người bắt đầu sử dụng sắt để chế tác công cụ lao động vào khoảng

A. thiên niên kỉ IV TCN.

B. thiên niên kỉ II TCN.

C. cuối thiên niên kỉ II – đầu thiên niên kỉ I TCN.

D. cuối thiên niên kỉ I – đầu thiên niên kỉ II.

Câu 14: Cuối thời nguyên thủy, những chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam gắn với nền văn hóa tiêu biểu nào dưới đây?

A. Đồng Đậu.

B.Sơn Vi.

C. Ngườm.

D.Hòa Bình.

Câu 15: Quan hệ cộng đồng ở thời kì xã hội có giai cấp và nhà nước có điểm gì nổi bật?

A. Mọi người làm chung, hưởng thụ chung.

B. Công bằng – bình đẳng là nguyên tắc vàng.

C. Mọi người làm riêng, hưởng thụ chung.

D. Quan hệ bất bình đẳng do phân hóa giàu – nghèo.

....................................

....................................

....................................

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Lịch Sử lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Lịch Sử 6 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên