Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 1 (có đáp án): Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945
Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945 sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 1 (có đáp án): Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Câu 1. Từ năm 1925 đến năm 1941, nhân dân Liên Xô thực hiện nhiệm vụ trọng tâm nào sau đây?
A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Chống thù trong, giặc ngoài.
C. Khắc phục hậu quả chiến tranh.
D. Cải tổ toàn diện đất nước.
Câu 2. Tháng 12/1925, Đại hội của Đảng Bônsêvích đã
A. thông qua nội dung của Chính sách kinh tế mới ở Nga.
B. xác định đường lối và nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. xác định nhiệm vụ đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
D. đề ra nhiệm vụ đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
Câu 3. Để huy động lực lượng đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, năm 1919, nước Nga đã
A. nhận viện trợ của tư bản nước ngoài.
B. tiến hành thu thuế lương thực, lương thực.
C. ban hành Chính sách kinh tế mới.
D. thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến.
Câu 4. Theo Hiến pháp Liên Xô năm 1924, việc hợp tác của các nước Cộng hoà Xô viết được thực hiện trên cơ sở nào?
A. Trưng cầu dân ý.
B. Tự nguyện.
C. Hiệp thương.
D. Bắt buộc.
Câu 5. Nhận xét nào đúng về quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941?
A. Có sự kế thừa thành quả công nghiệp hóa trước đó.
B. Diễn ra lâu dài do gặp nhiều khó khăn về đối ngoại.
C. Tập trung chủ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến.
D. Tiến hành với quy mô lớn và nhịp độ nhanh chóng.
Câu 6. Nội dung nào trong Chính sách kinh tế đã góp phần khuyến khích nông dân Liên Xô hăng hái tham gia lao động và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển?
A. Tiến hành tập thể hóa nông nghiệp.
B. Quốc hữu hóa các cánh đồng lớn.
C. Thực hiện chính sách thu thuế lương thực.
D. Tiến hành trưng thu lương thực thừa.
Câu 7. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941), Liên Xô đã đặt trọng tâm phát triển lĩnh vực nào?
A. Thương nghiệp.
B. Công nghiệp nặng.
C. Công nghiệp nhẹ.
D. Thủ công nghiệp.
Câu 8. Từ năm 1918 đến năm 1920, nước Nga phải thực hiện nhiệm vụ cấp bách hàng đầu nào?
A. Tư nhân hóa xí nghiệp nhà nước.
B. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
C. Thực hiện Chính sách kinh tế mới.
D. Đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
Câu 9. Chính sách cộng sản thời chiến của nước Nga có nội dung nào sau đây?
A. Nhà nước kiểm soát tất cả các ngành kinh tế.
B. Quốc hữu hóa toàn bộ các xí nghiệp.
C. Trưng thu toàn bộ lương thực của nông dân.
D.Xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung, bao cấp.
Câu 10. Sau khi đánh tan giặc ngoại xâm và nội phản, nước Nga Xô viết đã thi hành chính sách tiến bộ nào?
A. Trao trả độc lập, tự do cho các dân tộc thuộc địa của đế quốc Nga.
B. Thi hành chính sách đối đầu căng thẳng với Mĩ và các nước tư bản.
C. Thực hiện các quyền tự do dân chủ và quyền tự quyết cho các dân tộc.
D. Xóa bỏ các giai cấp và tầng lớp để tạo nên sự công bằng trong xã hội.
Câu 11. Liên Xô bước vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh nào?
A. Là nước nông nghiệp, bị các nước bao vây, cấm vận.
B. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ và Tây Âu.
C. Chịu tác động sâu sắc của khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã hình thành và phát triển.
Câu 12. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình đất nước Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1945?
A. Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp đã hoàn thành.
B. Cơ cấu giai cấp trong xã hội không thay đổi lớn.
C. Phổ cập trung học cơ sở ở các vùng nông thôn.
D. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã tạm dừng.
Câu 13. Chính sách Cộng sản thời chiến (1918 – 1921) và chính sách Kinh tế mới (1921 – 1925) ở Nga đều nhằm mục đích
A. bảo vệ và xây dựng nước Nga Xô Viết.
B. phục hồi và phát triển nền kinh tế của Nga.
C. huy động mọi nguồn lực để chống thù trong, giặc ngoài.
D. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
Câu 14. Việc thực hiện thành công công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (1925-1941) đã
A. đưa Liên Xô nắm giữ vai trò quan trọng trong trật tự thế giói Vécxai - Oasinhtơn.
B. tạo nên cơ cấu kinh tế tiên tiến hợp lý, trở thành mẫu mực cho nền kinh tế thế giới.
C. góp phần đưa Liên Xô nhanh chóng theo kịp trình độ phát triển của các nước tư bản.
D. giúp cho Liên Xô phát triển bền vững liên tục ở các giai đoạn lịch sử tiếp theo.
Câu 15. Sau khi chiến tranh kết thúc, hoà bình được lập lại (năm 1921), các nước Cộng hoà Xô viết không phải thực hiện nhiệm vụ trọng yếu nào?
A. Bảo vệ đất nước.
B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Khôi phục kinh tế.
D. Phát hành tiền mới.
II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI
Câu hỏi: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“…Trong hoàn cảnh ấy, từ mùa hè năm 1919, Chính quyền Xô viết đã quyết định thi hành Chính sách cộng sản thời chiến với các nội dung sau: Nhà nước nắm độc quyền lúa mì, cấm tự do buôn bán lúa mì. Từ tháng 01/1919 ban hành chế độ trưng thu lương thực thừa đối với nông sản với nguyên tắc: không thu của người nghèo, thu vừa phải của trung nông, và thu nhiều của phú nông…”.
(Ngô Minh Oanh, 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga và Chủ nghĩa xã hội: Từ hiện thực đến quy luật lịch sử, Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.32)
a. Theo đoạn tư liệu trên, Chính sách cộng sản thời chiến được Nhà nước Liên Xô ban hành vào năm 1919.
b. Đoạn tư liệu trên phản ánh nội dung của Chính sách cộng sản thời chiến trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.
c. Theo chính sách Cộng sản thời chiến, nông dân được tự do sử dụng lương thực sau khi đã đóng thuế cho nhà nước.
d. Chính quyền Xô viết thực hiện chính sách trưng thu lương thực thừa một cách linh hoạt, phù hợp.
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 5: Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 6: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 9 Cánh diều
- Giải SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều