Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 7 (có đáp án): Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)
Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 7: Chiến tranh lạnh (1947 - 1989) sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 7 (có đáp án): Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh tác động của Chiến tranh lạnh đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Dẫn tới sự hình thành trật tự thế giới đa cực.
B. Đưa các quốc gia khu vực xích lại gần nhau hơn.
C. Làm cho quan hệ quốc tế căng thẳng, phức tạp.
D. Làm cho kinh tế của cả Mĩ và Liên Xô suy giảm.
Câu 2. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ra đời năm 1949 nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?
A. Đẩy mạnh chương trình tư nhân hóa xí nghiệp nhà nước
B. Thúc đẩy sự phát triển xu thế toàn cầu hóa trên thế giới.
C. Tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Thúc đẩy sự tiến bộ vượt bậc về quân sự của các nước.
Câu 3. Chiến tranh lạnh chấm dứt năm 1989 đã có tác động nào sau đây đến tình hình thế giới?
A. Phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và Liên Xô ngày càng bị thu hẹp.
B. Chấm dứt hoàn toàn các cuộc nội chiến xung đột trên toàn thế giới.
C. Nhiều tranh chấp, xung đột được giải quyết bằng biện pháp hòa bình.
D. Nền kinh tế Tây Âu và Nhật Bản không ngừng phát triển.
Câu 4. Tháng 12/1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức, hai nhà lãnh đạo của Liên Xô và Mĩ là M.Gioóc-ba-chop và G.Bu-sơ đã chính thức tuyên bố
A. hạn chế vũ khí huỷ diệt.
B. cắt giảm vũ khí hạt nhân.
C. chấm dứt Chiến tranh lạnh.
D. chấm dứt chạy đua vũ trang.
Câu 5. Nhân tố chủ yếu nào chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX?
A. Liên minh châu Âu (EU).
B. Xu thế toàn cầu hóa.
C. Sự ra đời của NATO và Vác-sa-va.
D. Cục diện “Chiến tranh lạnh”.
Câu 6. Sự kiện nào là “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh và là cuộc đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe?
A. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953).
B. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp (1945 - 1954).
C. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ (1954 - 1975).
D. Cuộc nội chiến ở Campuchia (1979 - 1991).
Câu 7. Để thực hiện Chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô đều
A. thiết lập được chủ quyền trên Mặt trăng.
B. chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. tham gia vào chiến tranh ở khu vực châu Mỹ.
D. ban hành hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân.
Câu 8. Sự ra đời của tổ chức NATO và Vác-sa-va có tác động nào đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Mỹ và Liên Xô về quân sự.
B. Đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe.
C. Mở màn cho sự xác lập của các tổ chức quân sự trên thế giới.
D. Chấm dứt mối quan hệ Đồng minh giữa Liên Xô và Mỹ.
Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh sự thay đổi quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô Sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Từ liên minh chống phát xít chuyển sang đối đầu gay gắt.
B. Hợp tác chặt chẽ để tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố trên thế giới.
C. Chuyển từ đối đầu căng thẳng sang đối thoại, hoà hoãn.
D. Hợp tác cùng nhau giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.
Câu 10. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hành động của Liên Xô đối với bán đảo Triều Tiên trong thời kỳ Chiến tranh lạnh?
A. Viện trợ và trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh với Hàn Quốc.
B. Xây dựng chính quyền mới thân Liên Xô ở miền Bắc Triều Tiên.
C. Đưa tên lửa hạt nhân và bom nguyên tử vào sử dụng ở Hàn Quốc.
D. Phản đối quá trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách của Liên Xô đối với Cuba trong thời kỳ Chiến tranh lạnh?
A. Thiết lập các căn cứ quân sự và căn cứ hải quân ở Cuba.
B. Giúp Cuba chế tạo tên lửa hạt nhân để đối trọng với Mỹ.
C. Tiến hành phi quân sự hóa để tập trung phát triển kinh tế.
D. Đưa quân đội thường trực và tên lửa hạt nhân vào Cuba.
Câu 12. Tháng 6 năm 1947, Mỹ đề ra kế hoạch Mácsan không nhằm mục đích nào?
A. Tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu và Đông Âu.
B. Khống chế và nô dịch các nước đồng minh của Mỹ ở Tây Âu.
C. Thành lập liên minh quân sự chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
D. Giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh.
Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh chính sách của Mỹ đối với Cuba trong thời kỳ Chiến tranh lạnh?
A. Thực hiện phong tỏa hải quân đối với Cuba.
B. Yêu cầu Cuba phải tiến hành cải cách dân chủ.
C. Cấm Cuba được phổ biến vũ khí hạt nhân.
D. Cấm Cuba tham gia vào tổ chức Liên hợp quốc.
Câu 14. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử là biểu hiện của
A. xu thế toàn cầu hóa trên thế giới.
B. cuộc chạy đua vũ trang đối với Mỹ.
C. việc phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế giới.
D. cuộc cách mạng xanh trong quân sự.
Câu 15. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nước Đức trở thành một tâm điểm đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Xô - Mỹ?
A. Đức là thành trì của chủ nghĩa phát xít trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Nước Đức có chung đường biên giới với Liên Xô và các nước Bắc Âu.
C. Nước Đức đã hình thành hai nhà nước đối lập ở hai miền Đông -Tây.
D. Đức là nơi đặt trụ sở của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI
Câu hỏi. Đọc đoạn tư liệu sau:
Tháng 3 năm 1947, Tổng thống Mỹ Truman đã đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ, chính thức đưa ra "học thuyết Truman". Theo Truman thì các nước Đông Âu "vừa mới bị Cộng sản thôn tính" và những đe doạ tương tự đang diễn ra trên nhiều nước khác. Ở châu Âu, ở Italia, Pháp và cả ở Đức nữa. Vì vậy, Mỹ phải đứng ra "đảm nhiệm sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do", phải giúp đỡ các dân tộc trên thế giới chống lại "sự đe doạ" của chủ nghĩa Cộng sản, chống lại sự "bành trướng" của nước Nga giúp đỡ bằng mọi biện pháp kinh tế, quân sự. Tổng thống Mỹ Truman đã phát động "cuộc Chiến tranh lạnh" chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa”.
(Vũ Dương Ninh, Một số chuyên đề lịch sử thế giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.303-304)
a. Mỹ là nước phát động Chiến tranh lạnh nên mang tính phi nghĩa.
b. Mỹ muốn ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
c. Học thuyết Truman đã khởi đầu cho tình trạng Chiến tranh lạnh.
d. Học thuyết Truman đã chính thức xác lập trật tự thế giới hai cực Ianta.
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 6: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 8: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 9: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 10: Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 11: Khu vực Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 9 Cánh diều
- Giải SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều