Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 15 (có đáp án): Việt Nam từ năm 1975 đến 1991

Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 15: Việt Nam từ năm 1975 đến 1991 sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 15 (có đáp án): Việt Nam từ năm 1975 đến 1991

TRẮC NGHIỆM ONLINE

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

Câu 1. Đường lối đổi mới về kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ Đại hội VI (12/1986) không có nội dung nào nào sau đây?

Quảng cáo

A. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

B. Xây dựng các khu công nghiệp ở vùng miền núi.

C. Xây dựng nền kinh tế với cơ cấu nhiều ngành nghề.

D. Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp.

Câu 2. Ba chương trình kinh tế lớn được Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) xác định là

A. lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng dệt may.

B. hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, hàng công nghiệp nặng.

C. lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng nhập khẩu.

D. lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.

Quảng cáo

Câu 3. Để thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1986 - 1990, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định ưu tiên đầu tư cho những lĩnh vực nào sau đây?

A. Công nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ.

B. Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

C. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.   

D. Giáo dục - khoa học, kinh tế, ngư nghiệp.

Câu 4. Trong kế hoạch Nhà nước 5 năm (1986 - 1990), Việt Nam đạt được thành tựu nổi bật nào sau đây?

A. Trở thành nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới.

B. Xuất khẩu nhiều mặt hàng công nghiệp có giá trị kinh tế lớn.

C. Xây dựng nền công nghiệp hiện đại gắn liền với kinh tế tri thức.

D. Đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.

Câu 5. Những thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới (1986 - 1990) ở Việt Nam đã chứng tỏ điều nội dung nào sau đây?

Quảng cáo

A. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp.

B. Sự viện trợ của cộng đồng quốc tế đã phát huy hiệu quả cao.

C. Việt Nam đã xây dựng xong cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH.

D. Thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn.

Câu 6. Nội dung nào không phải là hạn chế của thời kì đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 1990) ở Việt Nam?

A. Nền kinh tế chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.

B. Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình.

C. Nền kinh tế phát triển vẫn mất cân đối, chỉ số lạm phát vẫn cao.

D. Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng của một số đảng viên.

Câu 7. Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến nay), nền kinh tế Việt Nam có đặc điểm nổi bật nào nổi bật nào sau đây?

A. Quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp.

B. Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nhỏ lẻ, phân tán.

C. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

D. Nền kinh tế tự cung, tự cấp, do nhà nước quản lí.

Quảng cáo

Câu 8. Hạn chế bước đầu trong thời kì thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 1990) ở Việt Nam là

A. cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp vẫn tồn tại.

B. kinh tế vẫn lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

C. chế độ tiền lương cải cách chậm, trả lương bằng hiện vật.

D. phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, các ngành ở mức cao.

Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh thành tựu trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam trong 5 năm đầu đổi mới (1986 - 1990)?

A. Tình trạng nợ công đã được giải quyết.            

B. Kiềm chế được một bước đà lạm phát.

C. Phát hành tiền Việt Nam mới bằng polime.      

D. Nguồn thu tài chính đã đảm bảo cho phần chi.

Câu 10. Nội dung nào sau đây phản ánh thành tựu nổi bật trong quan hệ quốc tế của Việt Nam năm 1991?

A. Nâng quan hệ đối ngoại với Trung Quốc lên cấp độ cao nhất.

B. Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ đối ngoại với Trung Quốc.

C. Buộc Mỹ phải xoá bỏ lệnh cấm vận và thiết lập quan hệ song phương.

D. Là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh thành tựu của Việt Nam đạt được trong 5 năm đầu (1986 - 1990) của công cuộc đổi mới?

A. Việt Nam đã hoàn thành công cuộc hiện đại hóa đất nước.

B. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới.

C. Đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nhân dân.

D. Sản xuất trong nước phát triển, thoát khỏi sự cấm vận của Mĩ.

Câu 12. Bối cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I năm 1946 và khóa VI năm 1976 có điểm tương đồng nào sau đây?

A. Đất nước trong tình trạng khó khăn “Ngàn cân treo sợi tóc”.

B. Được tiến hành theo quy định của các văn bản pháp lí quốc tế.

C. Đất nước hoàn toàn hòa bình, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Được tiến hành ngay sau những thắng lợi lớn của lịch sử dân tộc.

Câu 13. Nội dung đổi mới về kinh tế ở Việt Nam (12/1986) và Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga có điểm tương đồng nào sau đây?

A. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào trong nước.

B. Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực.

C. Xây dựng kinh tế thị trường XHCN do nhà nước nắm độc quyền.

D. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lí của nhà nước.

Câu 14. Hội nghị Hiệp thương chính trị của đại biểu hai miền Nam - Bắc được tổ chức tại Sài Gòn (11/1975) đã

A. quyết định tiến hành cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.

B. thống nhất hai mặt trận ở hai miền thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

C. thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.

D. thông qua các chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Câu 15. Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam năm 1976 đã

A. đánh dấu việc hoàn thành thống nhất các tổ chức chính trị - xã hội.

B. tạo khả năng to lớn để mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

C. thể hiện mong muốn được gia nhập tổ chức ASEAN của Việt Nam.

D. tạo điều kiện tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

Câu hỏi: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Chỉ một ngày sau khi Sài Gòn được giải phóng, ngày 1/5/1975, chính quyền Pôn Pốt (Campuchia Dân chủ) đã cho quân tiến đánh nhiều nơi thuộc lãnh thổ Việt Nam, từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Ngày 4/5/1975, quân đội Pôn Pốt đổ bộ lên đảo Phú Quốc mưu đồ chiếm đảo này và ngày 10/5/1975, đổ bộ lên quần đảo Thổ Chu của Việt Nam cách xa lãnh thổ Campuchia. Quân đội Pôn Pốt đã bắn giết nhiều người dân và bắt đi 515 người khác. Mặc dù phía Việt Nam đã phản đối nhưng quân Campuchia Dân chủ vẫn không chịu rút khỏi Thổ Chu.

(Trần Đức Cường, Lịch sử Việt Nam, Tập 14, Từ năm 1975 đến năm 1986, Nxb Khoa học Xã hội, 2017, tr.31)

a) Từ năm 1975, nhân dân miền Nam chuyển từ đấu tranh chống Mỹ sang đấu tranh chống các thế lực phản động ở Campuchia.

b) Đoạn tư liệu trên phản ánh đầy đủ những biện pháp cứng rắn của Việt Nam trước hành động xâm phạm của chính quyền Pôn Pốt.

c) Từ năm 1975 đến năm 1978, chính quyền Pôn Pốt thường xuyên tiến hành các hoạt động quấy rối biên giới của Việt Nam.

d) Hoạt động chống phá Việt Nam của chính quyền Pôn Pốt đã vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam.

................................

................................

................................

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác