(Siêu ngắn) Soạn bài Bình Ngô đại cáo - Chân trời sáng tạo

Bài viết soạn bài Bình Ngô đại cáo trang 33, 34, 35, 36, 38, 39 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

(Siêu ngắn) Soạn bài Bình Ngô đại cáo - Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Bình Ngô đại cáo

* Trước khi đọc:

Câu hỏi (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bạn biết những tác phẩm nào trong văn học Việt Nam gắn với các sự kiện trọng đại, thể hiện sâu sắc tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc? hãy kể tên tác phẩm và tác giả.

Trả lời:

Một số tác phẩm như:

- Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt)

- Phò giá về kinh (Trần Quang Khải)

- Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn)

- Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

* Đọc văn bản:

1. Suy luận: Tác giả nêu ra quan niệm về nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm mục đích gì?

Quảng cáo

Trả lời:

- Nêu ra quan niệm về nhân nghĩa để làm tiền đề cho toàn bài cáo.

2. Theo dõi: Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác gì trên đất nước ta?

Trả lời:

- Thừa cơ gây họa khi chính sự Đại Việt chưa yên ổn, gây nhiễu loạn.

- Sử dụng những thủ đoạn tàn ác làm khổ nhân dân.

- Đánh thuế, Hành hạ, đánh đập nhân dân, bắt dân ta làm phục dịch suốt hơn 20 năm.

- Vơ vét, bóc lột của cải của dân ta.

3. Dự đoán: Dựa vào những hình ảnh ở cuối đoạn 3a (“Nhân dân....lấy ít địch nhiều”), bạn hãy dự đoán về diễn biến tiếp theo của cuộc khởi nghĩa.

Trả lời:

Quảng cáo

- Sự quyết tâm chống giặc để giành lại độc lập tự do cho dân tộc như..

- Diễn biến tiếp theo của cuộc khởi nghĩa chính là sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc sẽ lên ngôi.

4. Tưởng tượng: Bạn hình dung như thế nào về khí thế chiến thắng của nghĩa quân trong đoạn 3b?

Trả lời:

Có thể cảm thấy rằng khí thế chiến thắng của nghĩa quân như đang lan rộng khắp nơi, càng đánh càng hăng, tinh thần ấy chưa có lúc nào hạ nhiệt; đánh bởi sự căm phẫn tột độ trước những tội ác mà bọn giặc đã gây ra cho dân tộc trong suốt 20 năm qua.

5. Suy luận: So sánh các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này có gì khác biệt?

Trả lời:

Giọng nghị luận ở đoạn này mang tính chất tổng kết toàn bài, mở ra hi vọng cho đất nước.

Quảng cáo

* Sau khi đọc:

(Siêu ngắn) Soạn bài Bình Ngô đại cáo | Chân trời sáng tạo

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xác định hoàn cảnh ra đời, mục đích viết của bài cáo. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận?

Trả lời:

- Hoàn cảnh ra đời: Bình Ngô đại cáo ra đời sau khi nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh.

- Mục đích viết của bài cáo: tuyên bố sự thắng lợi công cuộc kháng chiến chống giặc Minh.

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Thể loại văn bản

+ Có hệ thống luận điểm rõ ràng, những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Có người nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Trả lời:

Em đồng ý với nhận định.

- Văn bản Bình Ngô đại cáo ra đời với mục đích tuyên bố trước toàn thể nhân dân về công cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi. Vì vậy có thể được coi đây là một bản tuyên ngôn độc lập.

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chứng minh "nhân nghĩa" trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt cả bài cáo. Lời mở đầu này cùng với những câu văn tiếp theo ở phần 1 có quan hệ nối kết như thế nào với các phần 2, 3a, 3b, 4 trong bài cáo?

Trả lời:

“Nhân nghĩa” trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt cả bài cáo.

Lời mở đầu này cùng với những câu văn tiếp theo ở phần 1 có quan hệ kết nối với các phần 2, 3a, 3b, 4 trong bài.

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Dựa vào bố cục của văn bản, hãy tóm tắt các luận điểm chính trong bài cáo và nhận xét về cách tổ chức, sắp xếp hệ thống luận điểm của tác giả. (Có thể dùng lời, bảng biểu hay sơ đồ tư duy).

Trả lời:

Các luận điểm chính trong bài cáo:

- Luận điểm 1: Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

- Luận điểm 2: Tội ác của giặc Minh đi ngược tư tưởng nhân nghĩa không thể tha thứ.

- Luận điểm 3: Nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi.

- Luận điểm 4: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa giúp giữ gìn và xây dựng đất nước.

→ Nhận xét: Cách tổ chức, sắp xếp hệ thống luận điểm của tác giả hợp lí, thuyết phục.

Câu 5 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả trong phần 1 hoặc phần 2 của bài cáo.

Trả lời:

* Phân tích cách sử dụng lí lẽ, bằng chứng của tác giả trong phần 1:

- Luận điểm: Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

+ Lí lẽ: Đại Việt là một nước văn hiến, có lịch sử lâu đời.

+ Bằng chứng: có nền văn hiến lâu đời, có phong tục tập quán riêng ở mỗi dân tộc, có các triều đại lịch sử Việt Nam và các anh hùng hào kiệt đã bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm.

→ Lí lẽ và bằng chứng đã đi liền với nhau. Bằng chứng được đưa ra cụ thể.

* Phân tích cách sử dụng lí lẽ, bằng chứng của tác giả trong phần 2:

- Luận điểm: Tội ác của giặc Minh đi ngược tư tưởng nhân nghĩa không thể tha thứ.

+ Lí lẽ: “Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa”.

+ Bằng chứng: tác giả đã đưa ra hàng loạt những tội ác của giặc “Nướng dân đen... Tan tác cả nghề canh cửi”.

→ Lí lẽ và bằng chứng đã đi liền với nhau. Bằng chứng được đưa ra cụ thể.

Câu 6 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự (lược thuật về sự việc) với nghị luận trong phần 3a (hoặc phần 3b) của bài cáo.

Trả lời:

- Yếu tố tự sự: Kể lại các trận chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn và sự thất bại thảm hại của quân Minh.

- Yếu tố nghị luận: Khẳng định sự nhân nghĩa và khẳng định tư tưởng nhân nghĩa.

→ Yếu tố tự sự đã được dùng để làm bằng chứng để chứng minh, làm sáng rõ luận điểm (tức yếu tố nghị luận)

Câu 7 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Cách sử dụng từ ngữ, các thủ pháp nghệ thuật (liệt kê, đối, ẩn dụ, thậm xưng,...) trong việc xây dựng hình ảnh, tạo nhịp điệu ở bài báo cáo có tác dụng biểu cảm như thế nào?

Trả lời:

- Liệt kê: liệt kê những tội ác của bọn giặc ngoại xâm

- Đối: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

- Ẩn dụ: làm cho câu văn giàu hình ảnh, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Thậm xưng: gây ấn tượng mạnh cho người đọc, khắc sâu nội dung vào trí nhớ.

=> Biểu cảm cao.

Câu 8 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn. Theo bạn, việc xem Bình Ngô đại cáo là một "thiên cổ hùng văn" có thích đáng không? Vì sao?

Trả lời:

- Sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn:

+ Đoạn 1: Hùng hồn, khẩu khí, mang tính khẳng định.

+ Đoạn 2: Xót thương cho nhân dân, căm phẫn trước tội ác của giặc.

+ Đoạn 3: Đanh thép, tự hào.

+ Đoạn 4: Khiêm tốn, tự hào, vui mừng.

- Bình Ngô đại cáo là một “thiên cổ hùng văn” hoàn toàn thích đáng, bởi:

+ Yếu tố “thiên cổ”: văn bản khẳng định chủ quyền của Đại Việt, tương đương với bản tuyên ngôn độc lập của một đất nước.

+ Yếu tố “hùng văn”: có thể khẳng định chắc chắn Bình Ngô đại cáo là “hùng văn”. “Hùng văn” là từ mà Tô Thế Huy dành cho các tác phẩm, trong đó có tác phẩm của Nguyễn Trãi (theo PGS. TS Nguyễn Thanh Tùng tra cứu).

B/ Học tốt bài Bình Ngô đại cáo

1/ Nội dung chính Bình Ngô đại cáo

Bình Ngô đại cáo (chữ Hán: 平吳大誥) là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt.

2/ Bố cục văn bản Bình Ngô đại cáo

- Phần 1 (từ đầu đến “chứng cớ còn ghi”): Luận đề chính nghĩa (Tiền đề lí luận)

- Phần 2 (tiếp đó đến “Ai bảo thần dân chịu được”): Bản cáo trạng hùng hồn, đẫm máu về tội ác của kẻ thù. (Soi chiếu lí luận vào thực tiễn)

- Phần 3 (tiếp đó đến “Cũng là chưa thấy xưa nay”): Bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Phần 4 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập

3/ Tóm tắt văn bản Bình Ngô đại cáo

Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Bình Ngô đại cáo

1. Giá trị nội dung

- Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

2. Giá trị nghệ thuật

- Lí luận chặt chẽ, hợp lí lời lẽ hùng hồn

- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: liệt kê, phóng đại, so sánh, đối lập….

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên