(Siêu ngắn) Soạn văn 10 Ôn tập cuối học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Bài viết soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.
(Siêu ngắn) Soạn văn 10 Ôn tập cuối học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B; giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột.
A |
B |
Truyện |
có cốt truyện. |
Sử thi |
sáng tạo nhân vật, sự việc liên quan đến lịch sử theo trí tưởng tượng dân gian. |
Thơ |
đề cập đến người thật, việc thật. |
Văn bản thông tin tổng hợp |
- bộc lộ trực tiếp tình cảm cảm xúc của tác giả; ngôn ngữ cô đọng. |
Văn bản nghị luận |
- có miêu tả, kể chuyện, biểu cảm. |
- thường kết hợp sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ. |
|
coi trọng lí lẽ, bằng chứng. |
Trả lời:
Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Theo bạn, cần lưu ý những điều gì khi đọc hiểu văn bản thuộc các thể loại dưới đây (có thể dùng bảng để tóm lược các điều cần lưu ý)?
a. Văn nghị luận
b. Thơ
c. Truyện
Trả lời:
a. Văn nghị luận
- Mục đích và quan điểm của người viết trong văn bản nghị luận.
- Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.
b. Thơ:
- Tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo trong thơ.
- Hình thức nghệ thuật của thơ: ngôn ngữ, vần, nhịp điệu, biện pháp tu từ.
c. Truyện
- Cốt truyện
- Thông điệp của truyện
- Tư tưởng của truyện
- Đặc điểm, tính cách nhân vật
- Ngôi kể, điểm nhìn
- Các đặc điểm hình thức: cách kể, cách miêu tả, biểu cảm, lối hành văn, giọng điệu,...
Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và cho biết chất "hùng văn" của tác phẩm này chủ yếu toát ra từ đâu.
Trả lời:
Về tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi:
- Thể hiện quan điểm nhân văn, nhân ái, quan tâm đến quyền lợi, hạnh phúc của nhân dân.
Về chất "hùng văn" của tác phẩm:
- Ngôn ngữ mạnh mẽ, hào sảng, giọng điệu cương quyết, đanh thép.
- Hình ảnh, ẩn dụ sinh động, hùng tráng, tôn vinh vẻ đẹp, sức mạnh của đất nước.
Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ (A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu) giúp bạn hiểu thêm những gì về con người anh hùng và con người nghệ sĩ ở Nguyễn Trãi? Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả bài viết này
Trả lời:
1. Con người anh hùng của Nguyễn Trãi:
- Vai trò ngoại giao tài ba, góp phần quan trọng vào việc đánh đuổi quân xâm lược Minh.
- Tư tưởng nhân nghĩa, quan tâm đến quyền lợi của nhân dân.
2. Con người nghệ sĩ của Nguyễn Trãi:
- Tài năng thơ ca, thể hiện trong các tác phẩm như Bình Ngô đại cáo.
- Phong cách sáng tác mang tính triết lý, nhân văn sâu sắc.
* Về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng, tác giả bài viết này:
- Trình bày logic, hệ thống các luận điểm về vai trò của Nguyễn Trãi.
- Dẫn chứng cụ thể từ các tác phẩm, sự kiện lịch sử để chứng minh quan điểm.
- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, hấp dẫn, giúp người đọc dễ tiếp cận và cảm nhận.
Câu 5 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Qua việc đọc ba văn bản nghị luận Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Nam quốc sơn hà - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước (theo Nguyễn Hữu Sơn), nêu một số điểm khác biệt giữa:
a. Văn bản nghị luận văn học và văn bản nghị luận xã hội?
b. Văn bản nghị luận trung đại với văn bản nghị luận hiện đại?
Trả lời:
a. Điểm khác biệt giữa văn bản nghị luận văn học và văn bản nghị luận xã hội:
- Văn bản nghị luận văn học (như Bình Ngô đại cáo, Nam quốc sơn hà) chú trọng đến yếu tố nghệ thuật, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
- Văn bản nghị luận xã hội (như Hịch tướng sĩ) tập trung vào việc phân tích, lập luận về các vấn đề xã hội, chính trị, lịch sử.
b. Điểm khác biệt giữa văn bản nghị luận trung đại và văn bản nghị luận hiện đại:
- Văn bản trung đại (như Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo) thường mang tính chất hùng tráng, giọng điệu long trọng, cương quyết.
- Văn bản hiện đại (như bài của Nguyễn Hữu Sơn) có xu hướng sử dụng ngôn ngữ hiện đại, phân tích logic, tiếp cận đa chiều hơn.
Tóm lại, ba văn bản trên thể hiện sự khác biệt về mục đích, phương thức nghị luận giữa văn bản văn học và xã hội, cũng như giữa văn bản trung đại và hiện đại.
Câu 6 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về cách quan sát, miêu tả thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của Nguyễn Trãi trong bài thơ Dục Thúy sơn hoặc Bảo kính cảnh giới - bài 43.
Trả lời:
Ông miêu tả cảnh vật một cách sống động, từ những chi tiết nhỏ đến những cảnh quan rộng lớn như núi non, sông nước. Ngôn từ của Nguyễn Trãi rất giàu hình ảnh, tạo nên một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và nhịp điệu.
=> Thể hiện sự gắn bó và cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của thiên nhiên.
Câu 7 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra một vài điểm khác nhau trong cách ngắt nhịp, gieo vần, dùng biện pháp tu từ,... tạo âm điệu thể hiện niềm thương nhớ giữa hai bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm.
Trả lời:
- Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có nhịp điệu mạnh mẽ, dồn dập, phù hợp với không khí hào hùng, khí thế của cuộc hành quân. Trong khi đó, Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm có nhịp điệu chậm rãi, du dương, gợi cảm giác thương nhớ, hoài niệm.
- Quang Dũng sử dụng nhiều vần để tạo nên sự hùng tráng, còn Hoàng Nhuận Cầm chọn các vần mềm mại, nhẹ nhàng hơn.
- Về biện pháp tu từ, Quang Dũng dùng nhiều hình ảnh, ẩn dụ mang tính biểu tượng, còn Hoàng Nhuận Cầm sử dụng nhiều so sánh, điệp ngữ để bộc lộ nỗi nhớ nhung, tiếc thương.
Câu 8 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về cách sử dụng vai kể, điểm nhìn của hai trong số các văn bản truyện sau đây: Đất rừng phương Nam, Giang, Buổi học cuối cùng, Dưới bóng hoàng lan,..
Trả lời:
- Vai kể, điểm nhìn trong Đất rừng phương Nam
+ Vai kể, điểm nhìn của cậu bé An.
=> Câu chuyện gần gũi, chân thật
- Vai kể, điểm nhìn trong Dưới bóng hoàng lan:
+ Vai kể: Người kể chuyện toàn tri.
+ Điểm nhìn: Điểm nhìn của nhân vật Thanh.
=> Câu chuyện bao quát, đa chiều
Câu 9 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Từ một số tác phẩm truyện và trích đoạn chèo/ tuồng đã học, hãy chỉ ra ít nhất 3 điểm khác nhau về cách xây dựng nhân vật giữa hai thể loại này (có thể sử dụng mẫu bảng sau, làm vào vở):
STT |
Nhân vật trong tác phẩm truyện |
Nhân vật trong tác phẩm kịch (chèo/ tuồng) |
1 |
...... |
... |
2 |
... |
.... |
3 |
.... |
... |
... |
.... |
... |
Trả lời:
Ba điểm khác nhau về cách xây dựng nhân vật giữa hai thể loại truyện và chèo:
STT |
Nhân vật trong tác phẩm truyện |
Nhân vật trong tác phẩm kịch (chèo/ tuồng) |
1 |
Sử dụng tình huống truyện. |
Tính cách của nhân vật: phục trang và cử chỉ trên sân khấu. |
2 |
Thể hiện tâm lí và suy nghĩ của nhân vật qua đối thoại, độc thoại nội tâm, lời trữ tình ngoại đề hoặc hành động. |
Tâm lí, suy nghĩ của nhân vật: lời nói và hành động của chính nhân vật đó. |
3 |
Nhân vật sử dụng ngôn ngữ đời thường. |
Sử dụng ngôn ngữ đời thường xen lẫn lời ca của chèo. |
Câu 10 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Thứ nhất, đọc sách giúp chúng ta mở mang kiến thức. (2) Sách là kho tàng trí thức vô tận của nhân loại. (3) Sách cung cấp cho chúng ta những hiểu biết ở nhiều lĩnh vực như toán học, vật lí, lịch sử, địa lí, văn học,... (4) Sách làm cho tâm hồn ta phong phú, trí óc ta rộng mở và cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn. (5) Đọc sách giúp chúng ta phát triển kĩ năng ngôn ngữ. (6) Chúng ta có thể mở rộng vốn từ vựng thông qua việc đọc sách. (7) Ngoài ra, chúng ta còn có thể cải thiện khả năng viết của mình thông qua việc đọc sách. (8) Thêm vào đó, khi đọc sách thường xuyên, bạn sẽ được trau dồi các từ vựng mới cũng như cải thiện khả năng viết lách mà đôi khi chính bạn cũng không hề nhận ra điều đó.
a. Chỉ ra lỗi dùng từ trong câu (2) và sửa lại cho đúng.
b. Có thể viết lại các câu (6), (7), (8) như thế nào để văn bản ngắn gọn, súc tích hơn?
c. Chỉ ra lỗi liên kết trong đoạn trích trên và sửa lại cho đúng.
Trả lời:
a. - Lỗi dùng từ trong câu (2)
- Sửa lại cho đúng: sửa từ trí thức thành tri thức.
b. Để văn bản ngắn gọn, súc tích hơn, có thể viết lại các câu (6), (7), (8) như sau:
Thông qua việc đọc sách, chúng ta sẽ được trau dồi các từ vựng mới cũng như cải thiện khả năng viết lách mà đôi khi chính bạn cũng không hề nhận ra điều đó.
c. - Lỗi: Không sử dụng các từ ngữ liên kết và không tách đoạn
- Sửa lại cho đúng: Sử dụng các từ ngữ liên kết và tách đoạn. Cụ thể:
Thứ nhất, đọc sách giúp chúng ta mở mang kiến thức. Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. Sách cung cấp cho chúng ta những hiểu biết ở nhiều lĩnh vực như toán học, vật lí, lịch sử, địa lí, văn học,... Sách làm cho tâm hồn ta phong phú, trí óc ta rộng mở và cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn.
Thứ hai, đọc sách giúp chúng ta phát triển kĩ năng ngôn ngữ. Thông qua việc đọc sách, chúng ta sẽ được trau dồi các từ vựng mới cũng như cải thiện khả năng viết lách mà đôi khi chính bạn cũng không hề nhận ra điều đó.
Câu 11 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Lập bảng tóm tắt yêu cầu đối với các kiểu bài: Viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm ( Bài 7 ); Viết một bài luận về bản thân ( Bài 9)
Trả lời:
Yêu cầu đối với kiểu bài viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm |
Yêu cầu đối với kiểu bài viết một bài luận về bản thân |
- Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; mục đích lí do viết bài luận. - Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện. - Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình. - Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí. - Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành. |
- Người viết trình bày được đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân. - Bài viết đưa ra được những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm của bản thân. - Các thông tin đưa ra trong bài viết cần xác thực, đáng tin cậy. |
- Bố cục bài luận gồm 3 phần: + Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận. + Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/ giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quân niệm. + Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng thành công của người thực hiện. |
- Bài viết có thể triển khai theo bố cục: + Mở bài: giới thiệu đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân. + Thân bài: giới thiệu khái quát thông tin về bản thân; phân tích các đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân; đưa ra những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm ấy. Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí. + Kết bài: khẳng định lại các đặc điểm của bản thân; nêu một thông điệp có ý nghĩa. |
Câu 12 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tìm ý, lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây:
Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong các bài thơ mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.
Đề b. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong những tác phẩm truyện mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.
Trả lời:
Đề a.
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm của bài thơ Tây Tiến.
- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận (nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến).
* Thân bài: Đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến.
- Nội dung: Nỗi nhớ Tây Tiến của nhà thơ được thể hiện qua mạch hồi tưởng, thể hiện được cảm hứng lãng mạn và cảm hứng bi tráng:
- Hình thức nghệ thuật:
- Những sáng tạo nghệ thuật của Quang Dũng với bút pháp tạo hình đa dạng đã dựng nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hình ảnh của người lính Tây Tiến với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ.
- Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng tạo nên giọng điệu riêng cho thơ Quang Dũng với nhiều sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ độc đáo, vừa có nét cổ kính, vừa mới lạ
Hình ảnh thơ sáng tạo mang sắc thái thẩm mĩ phong phú
Ngôn ngữ thơ đa sắc thái, phong cách; (trang trọng, cổ kính; sinh động gợi tả gợi cảm…), có những kết hợp từ độc đáo (nhớ chơi vơi, Mai Châu mùa em…), tên địa danh vừa cụ thể xác thực vừa gợi cảm giác lạ lẫm.
Giọng điệu: Khi tha thiết bồi hồi, khi hồn nhiên vui tươi, khi bâng khuâng man mác, khi trang trọng, khi trầm lắng…
=> Được xem là một thi phẩm xuất sắc, gần như đạt đến sự toàn bích về nghệ thuật.
* Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến.
Đề b.
Viết văn bản nghị luận, phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện Buổi học cuối cùng:
* Mở bài:
- Giới thiệu những nét sơ lược về truyện Buổi học cuối cùng.
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện Buổi học cuối cùng.
* Thân bài: Nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện Buổi học cuối cùng.
- Nội dung:
Nội dung: truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”
- Hình thức nghệ thuật: ngôi kể, điểm nhìn: thứ nhất: cậu bé Phrăng
=> Câu chuyện gần gũi, chân thực
* Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.
Câu 13 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tập trình bày các nội dung chính đã thực hiện ở câu 12.
Trả lời:
Viết mở bài và kết bài của các đề a và đề b:
Đề a.
Mở bài:
Quang Dũng – người nghệ sĩ đa tài – một nhà thơ với tâm hồn hào hoa, lãng mạn. Thơ ca của ông thường viết về những nét hào hùng cùng vẻ bi tráng trong thời kỳ kháng chiến với sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên và con người, đặc biệt là vẻ đẹp của những người lính cụ Hồ. Bài thơ “Tây Tiến” chính là một trong những tác phẩm xuất sắc và tiêu biểu nhất của ông. Bài thơ được sáng tác năm 1948 lấy cảm hứng từ nỗi nhớ da diết về thiên nhiên và những người đồng đội cũ trong binh đoàn Tây Tiến. Với ngòi bút tài tình của Quang Dũng, bài thơ đã toát lên hết vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc và hình tượng người lính anh dũng bất khuất lại rất hào hoa lãng mạn.
Kết bài:
Như vậy, với sự kết hợp hài hòa và khéo léo giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực, bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa thành công một bức tranh thiên nhiên và con người trong sự phong phú, đa chiều. Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hiện lên với vẻ đẹp vừa hoang sơ, hùng vĩ, lại vừa thơ mộng, trữ tình, còn những người lính được phác họa qua những nét vẽ vừa hòa hoa, phong nhã, vừa bi tráng, kiêu hùng mang chút lãng mạn. Chính sự độc đáo trong cách khám phá hình tượng người lính này đã làm nên những vần thơ đậm màu kiêu bạc, đồng thời điều đó cũng tạo nên nét đẹp riêng cho bài thơ “Tây Tiến” trong muôn ngàn những tác phẩm thơ viết về đề tài người lính trong chiến tranh.
Đề b.
Mở bài:
Buổi học cuối cùng của tác giả An-phông-xơ Đô-đê như một tự truyện của chú bé Phrang vùng An-dát. Những lời tâm sự, suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ nhưng vô cùng xúc động của chú bé từ lúc rời khỏi nhà để đi đến lớp học, và những gì diễn ra trong buổi học Pháp văn cuối cùng để lại dấu ấn, dư âm sâu đậm trong lòng người đọc.
Kết bài:
Bằng cách diễn đạt giản dị nhưng lôi cuốn, truyện Buổi học cuối cùng đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn đời đó chính là lòng yêu nước gắn liền với tình yêu tiếng mẹ đẻ. Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh chân lí: giáo dục lòng yêu nước từ những gì bình dị, nhỏ bé nhất.Tiếng mẹ đẻ gần gũi, dung dị, đó cũng chính là hồn cốt và tiếng nói của tinh thần dân tộc.
Câu 14 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tóm tắt nội dung của ít nhất một văn bản theo yêu cầu đọc mở rộng với mỗi thể loại: thần thoại, sử thi, chèo/ tuồng, truyện, văn bản nghị luận, văn bản thông tin (nếu là tác phẩm lớn, nhiều chương/ khúc: tóm tắt tối thiểu 1 chương/ khúc), trong đó có sử dụng biện pháp chêm xen hoặc liệt kê.
Trả lời:
Tóm tắt văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật ứng với thể loại thần thoại:
Câu chuyện bắt đầu bằng cuộc tu bổ muôn loài. Những loài vật nào chưa đầy đủ có thể đến tìm thiên thần để xin tu sửa, bổ sung cánh, chân,… Các loài vật đều tranh nhau xin những bộ phận mình còn thiếu. Chó và Vịt vì đến muộn nên đã hết nguyên liệu, thiên thần bèn bẻ tạm chân ghế để lắp cho hai loài này và dặn lúc ngủ phải co chân lên. Từ đó Chó và Vịt đều co chân lúc ngủ. Các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,... cũng đến xin một chân. Thiên thần liền bẻ chân hương để lắp cho loài vật và dặn chúng dùng phải cẩn thận. Từ đó các loài chim này có thói quen chới với ba lần trước khi đậu.
Biện pháp liệt kê: liệt kê tên các loài chim ("các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,...").
Tóm tắt nội dung của văn bản Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời ứng với thể loại sử thi:
Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời - đoạn trích trong sử thi Đăm Săn. Đoạn trích kể về sự kiện sau khi hai vợ của Đăm Săn sống lại, chàng đi tìm nữ thần mặt trời để xin cưới nàng về làm vợ. Tuy nhiên chàng đã bị nữ thần Mặt Trời từ chối với lý do nếu nàng đi thì không còn ai chiếu sáng cho muôn loài. Đăm Săn đã cố thuyết phục nàng nhưng không thành nên đã lên ngựa và bỏ về.
Biện pháp chêm xen: "Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời - đoạn trích trong sử thi Đăm Săn".
Tóm tắt nội dung của văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp ứng với thể loại chèo:
Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính. Vở chèo làm nổi bật mối quan hệ giữa xã trưởng và mẹ Đốp. Một người là quản lí xã, một người là vợ người đi rao mõ. Cả hai rêu raao về việc thị Mầu có chửa khi chưa có chồng và từ đây, mối quan hệ giữa hai người ngày càng xấu đi
Biện pháp chêm xen: "Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính".
Tóm tắt nội dung văn bản Buổi học cuối cùng ứng với thể loại truyện:
Buổi học cuối cùng - tác phẩm của tác giả An-phông-xơ Đô-đê, kể lại câu chuyện cảm động về một buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Trước giờ học, Phrăng định trốn học vì muộn giờ và không thuộc bài. Trên đường đến trường cậu thấy nhiều điều khác lạ. Khi đến lớp, cậu ngạc nhiên vì thầy Ha-men mặc lễ phục, không nổi cáu khi cậu đến muộn và cuối lớp có cả dân làng ngồi dự. Trong buổi học, khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, Phrăng ân hận, xúc động, nuối tiếc. Trong buổi học kéo dài đến 12 giờ, thầy Ha-men hiện lên thật lớn lao, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.
Biện pháp chêm xen: "Buổi học cuối cùng - tác phẩm của tác giả An-phông-xơ Đô-đê".
Tóm tắt nội dung văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ ứng với thể loại văn bản nghị luận:
Nguyễn Trãi được Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là danh nhân thế giới. Những người chuyên nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Trãi đã khẳng định rằng không thể tiến hành tách bạch nhà ngoại giao, nhà hiền triết và nhà thơ trong ông bởi nó luôn có sự gắn bó khắng khít. Nguyễn Trãi (1380 – 1442), sinh ra trong một gia đình nhà nho, đỗ tiến sĩ năm 20 tuổi. Ông có văn phong cực giản dị với tác phẩm nổi tiếng Quân trung từ mệnh tập cùng nhiều áng văn đồ sộ khác. Trong những ngày cuối cùng, sau khi làm tròn bổn phận, Nguyễn Trãi đã về ở ẩn ở Côn Sơn.
Biện pháp chêm xen cho “Nguyễn Trãi" - “ Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO)”.
Tóm tắt nội dung văn bản Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây ứng với thể loại văn bản thông tin:
Những nét đặc sắc của chợ nổi miền Tây. Tác giả đã kể đến các khu chợ nổi tiếng, những cách rao mời độc đáo và kỉ niệm, dư âm khó quên khi đi chợ nổi, là trải nghiệm đáng nhớ mà ai cũng nên thử.
Biện pháp chêm xen: bổ sung thông tin cho "chợ nổi" - những cách rao mời độc đáo và kỉ niệm, dư âm khó quên khi đi chợ nổi, là trải nghiệm đáng nhớ mà ai cũng nên thử").
Câu 15 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Đọc diễn cảm (theo trí nhớ) một số đoạn văn, đoạn thơ/ bài thơ mà bạn yêu thích và mới tìm hiểu được trong năm học lớp 10.
Trả lời:
Các em đọc diễn cảm (theo trí nhớ) một số đoạn thơ mà bạn yêu thích và mới tìm hiểu được trong năm học lớp 10.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo siêu ngắn, hay khác:
- Bài 6: Nâng niu kỉ niệm
- Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ
- Bài 8: Đất nước và con người
- Bài 9: Khát vọng độc lập và tự do
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST