Trắc nghiệm bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự (có đáp án)

Trắc nghiệm bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự (có đáp án)

Câu 1 : Thế nào là phương thức miêu tả?

A. Trình bày lại một chuỗi sự việc nối tiếp nhau.

B. Tái hiện lại hình ảnh cuộc sống, con người một cách sinh động.

C. Bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của con người trước đối tượng.

D. Trình bày, giới thiệu nhằm cung cấp tri thức về sự vật, hiện tượng.

Chọn đáp án : B

Câu 2 : Việc đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào văn bản tự sự có tác dụng như thế nào?

A. Làm cho các nhân vật được thể hiện sắc nét hơn.

B. Làm cho những hình ảnh trong câu chuyện sinh động và có sức truyền cảm mạnh mẽ.

C. Giúp cho tư tưởng, tình cảm của tác giả được thể hiện rõ ràng, sâu sắc và có sức truyền tải tới người đọc.

D. Giúp cho những ý tưởng của tác giả được trình bày có sức thuyết phục hơn.

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Ý nào sau đây nêu đúng sự khác nhau giữa phương thức miêu tả, biểu cảm và yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự?

A. Khác nhau về đặc điểm.

B. Khác nhau về mục đích.

C. Khác nhau về cách thức.

D. Khác nhau về đối tượng.

Chọn đáp án : C

Câu 4 : Cho đoạn văn sau:

Một hôm, Gri-gơ bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Em bé đang nhặt những quả thông bỏ vào trong lẵng. Trời đang thu. Nếu như ta có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo thì những chiếc lá đó cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ bộ quần áo mà mùa thu đang trải lên những ngọn núi kia mà thôi. Vả lại, những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch nếu so với lá thật, nhất là những lá liễu hoàn diệp. Mọi người đều biết rằng chỉ cần một tiếng chim hót thôi cũng đã đủ làm chúng run rẩy.

(Pau-tốp-xki, Lẵng quả thông)

Nhận xét nào dưới đây là đúng về đoạn văn trên?

A. Đoạn văn chỉ được viết với phương thức tự sự.

B. Đoạn văn có sự kết hợp tự sự và biểu cảm.

C. Đoạn văn có sự kết hợp tự sự và miêu tả.

D. Đoạn văn có sự kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm.

Chọn đáp án : D

Câu 5 : Đoạn văn trên nói về điều gì?

A. Miêu tả vẻ đẹp của khu rừng mùa thu.

B. Bộc lộ cảm nhận của tác giả về vẻ đẹp của thiên nhiên mùa thu.

C. Giới thiệu cảnh gặp gỡ giữa Gri-gơ với em bé con ông gác rừng.

D. Kể câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật.

Chọn đáp án : C

Câu 6 : Nhà thơ Hữu Thỉnh đã liên hệ, thể nghiệm điều gì khi quan sát tiếng sấm mùa thu?

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

(Sang thu)

A. Những hàng cây đứng tuổi đã quen với tiếng sấm của mùa hè nên không thấy bất ngờ với tiếng sấm mùa thu.

B. Sấm mùa thu không còn nhiều và bất ngờ như sấm mùa hè đối với hàng cây đứng tuổi.

C. Hàng cây đứng tuổi đã trải qua nhiều mùa thu nên sấm cũng không còn bất ngờ nữa.

D. Hàng cây đứng tuổi như những con người từng trải không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống.

Chọn đáp án : D

Câu 7 : Thế nào là tưởng tượng?

A. Xem xét kĩ lưỡng để biết rõ về sự vật, hiện tượng.

B. Từ một sự việc, hiện tượng liên hệ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.

C. Tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không có trước mắt hoặc chưa hề gặp.

D. Tái hiện trong tâm trí những hình ảnh mình đã từng quan sát.

Chọn đáp án : C

Câu 8 : Câu văn sau của M. Go-rơ-ki được hiểu như thế nào?

Nhà sinh học nghiên cứu con cừu không nhất thiết phải tượng tưởng mình là con cừu, nhưng nhà văn khi miêu tả người keo kiệt thì không thể không tưởng tượng mình là gã keo kiệt...

A. Nhà khoa học nghiên cứu sự vật một cách khách quan còn nhà văn nhìn sự vật bằng cái nhìn hết sức chủ quan.

B. Những gì nhà văn viết ra là những gì nhà văn phải thực sự nếm trải.

C. Quan sát và thể nghiệm có mối quan hệ qua lại, chuyển hóa trong nhau.

D. Cả A, B và C.

Chọn đáp án : D

Câu 9 : Nếu miêu tả chiếc nón lá Việt Nam thì hình ảnh nào sau đây là liên tưởng tương cận?

A. Chiếc nón làm duyên cho những cô gái Huế.

B. Chiếc nón là vật che nắng che mưa.

C. Chiếc nón làm cơn gió mát những trưa hè.

D. Chiếc nón còn mang trong mình cả những bài thơ.

Chọn đáp án : A

Câu 10 : Hình ảnh mùa xuân trong câu thơ nào không phải là hình ảnh tưởng tượng?

A. Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi! (Xuân Diệu)

B. Xuân ơi xuân, em mới đến dăm năm/ Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội. (Tố Hữu)

C. Sột soạt gió trêu tà áo biếc/ Trên giàn thiên lí bóng xuân sang. (Hàn Mặc Tử)

D. Sen tàn, cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân. (Nguyễn Du)

Chọn đáp án : D

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên