Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Ngữ văn lớp 12
Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Ngữ văn lớp 12
I. Kiến thức cơ bản
- Giao tiếp là hoạt động: trao đổi thông tin của con người, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm: tạo lập và lĩnh hội văn bản
- Hoạt động giao tiếp diễn ra trong ngữ cảnh nhất định, trong đó nhân vật giao tiếp là quan trọng nhất
- Sử dụng ngôn ngữ chung của xã hội để làm lời nói- sản phẩm cụ thể của cá nhân.
- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc, nghĩa tình thái
II. Bài tập vận dụng
Bài 1: Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
Tính tôi hay nghịch ranh. Chẳng bận đến tôi, tôi cũng nghĩ mưu trêu chị Cốc. Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi:
- Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?
- Đùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây! Hừ hừ…
- Đùa chơi một tí.
- Hừ…hừ… Cái gì thế?
- Con mụ Cốc kia kìa.
Dế Choắt ra cửa, hét mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi:
- Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?
- Ừ.
Thôi thôi… hừ hừ… Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào… Anh phải sợ…
Tôi quắc mắt:
- Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!
Yêu cầu:
a, Phân tích sự đổi vai, luân phiên lượt lời trong hoạt động giao tiếp trên. Những đặc điểm của giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua những chi tiết nào trong đoạn trích (chú ý lời kể nhân vật, tác giả)
b, Các nhân vật giao tiếp có vị thế giao tiếp như thế nào? Quan hệ thân sơ và những đặc điểm riêng biệt? Phân tích sự chi phối của những điều đó đến nội dung và cách thức trong các lượt lời.
c, Trong đoạn trích có hai hoạt động giao tiếp: giữa hai nhân vật, giữa người đọc với tác giả. Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa hai hoạt động giao tiếp đó.
Gợi ý trả lời
Bài 1:
a, Đoạn hội thoại giữa hai nhân vật: Dế Choắt, Dế Mèn
- Nhân vật xưng hô với nhau bằng từ ngữ xưng hô: anh- chú mày, em- anh
- Người kể chuyện (Dế Mèn) xưng tôi với người nghe (độc giả)
- Nhân vật Dế Mèn ở vị thế giao tiếp cao hơn, nhân vật Dế Choắt ở vị trí giao tiếp thấp hơn, dù cả hai bằng tuổi: xưng hô “ta- chú mày” “em- anh”
b, Hai nhân vật có mối quan hệ thân thiết, là bạn bè, hàng xóm với nhau. Quan hệ giữa hai nhân vật là thân thiết.
- Cách xưng hô thân mật, nội dung nói chuyện của hai nhân vật: Dế Mèn rủ Dế Choắt trêu chị Cốc, Dế Choắt sợ sệt từ chối. Dế Mèn nông nổi, ngạo mạn, nói với giọng thách thức, mỉa mai
c, Đoạn hội thoại có hai hoạt động giao tiếp:
- Hoạt động giao tiếp giữa hai nhân vật Mèn và Choắt xoay quanh câu chuyện trêu chọc chị Cốc, mỗi nhân vật một quan điểm, một cách xử trí.
- Hoạt động giao tiếp giữa tác giả với người đọc: tác giả xây dựng hình tượng hai nhân vật truyện, với hai tính cách khác nhau, cách nói năng, hành động khác nhau tiêu biểu cho những kiểu người thực tế. Để người đọc tự cảm nhận và rút ra bài học.
- Cuộc giao tiếp tác giả với độc giả là cuộc giao tiếp diễn ra ở nhiều thời điểm khác nhau, đối tượng giao tiếp đa dạng
- Cuộc giao tiếp giữa hai nhân vật trong truyện cố định, chịu sự chi phối trực tiếp từ dụng ý của tác giả.
Xem thêm các bài viết về Lý thuyết Tiếng Việt, Tập làm văn lớp 12 hay khác:
- Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều