Trắc nghiệm bài Người lái đò sông đà (có đáp án)
Trắc nghiệm bài Người lái đò sông đà (có đáp án)
A. Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân
Câu 1 : Nguyễn Tuân quê ở:
A. Hà Nội
B. Nam Định
C. Hưng Yên
D. Hà Nam
Nguyễn Tuân quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Chọn đáp án : A
Câu 2 : Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình như thế nào?
A. Gia đình công chức
B. Gia đình có truyền thống yêu nước
C. Gia đình nông dân
D. Gia đình nhà nho khi Hán học đã suy tàn
Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình nhà nho khi Hán học đã suy tàn.
Chọn đáp án : D
Câu 3 : Vì sao Nguyễn Tuân bị đuổi học ở bậc thành chung?
A. Do tham gia một cuộc bãi khóa phản đối một số giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam
B. Do nói xấu giáo viên Pháp
C. Do bỏ học nhiều lần
D. Do sáng tác thơ ca cổ vũ cách mạng
Nguyễn Tuân học hết bậc thành chung thì bị đuổi do tham gia một cuộc bãi khóa phản đối một số giáo viên người Pháp nói xấu người Việt Nam.
Chọn đáp án : A
Câu 4 : Vì sao Nguyễn Tuân bị bắt đi tù?
A. Sang biên giới Thái Lan nhưng không có giấy phép
B. Có tư tưởng chống lại triều đình
C. Tham gia phong trào cách mạng
D. Đáp án A và B
Nguyễn Tuân bị bắt đi tù vì sang biên giới Thái Lan không có giấy phép.
Chọn đáp án : A
Câu 5 : Nguyễn Tuân bị bắt giam một lần nữa năm bao nhiêu?
A. 1940
B. 1941
C. 1942
D. 1943
Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì giao du với những người hoạt động chính trị.
Chọn đáp án : B
Câu 6 : Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm bao nhiêu?
A. 1995
B. 1996
C. 1997
D. 1998
Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.
Chọn đáp án : B
Câu 7 : Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương khi nào?
A. Khi đang học thành chung
B. Trong tù ở Thái Lan
C. Sau khi ra tù
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Sau khi ra tù, Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương.
Chọn đáp án : C
Câu 8 : Tích vào các sáng tác của tác giả Nguyễn Tuân:
o Vang bóng một thời
o Dưới bóng hoàng lan
o Nắng trong vườn
o Tùy bút Sông Đà
o Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi
Những tác phẩm chính của Nguyễn Tuân:
- Vang bóng một thời (1940)
- Tùy bút Sông Đà (1960)
- Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972)
Câu 9 : Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng 8 là:
A. Phong cách sáng tác của ông được gói gọn trong một chữ “ngông”. “Ngông” dựa trên sự tài hoa uyên bác và phong cách hơn người.
B. Theo Nguyễn Tuân, cái đẹp có ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai; tài hoa có ở cá nhân đại chúng.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”: mỗi trang viết của ông đều muốn chứng tỏ tài hoa, uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mĩ. Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương xót lại, vẻ đẹp “vang bóng một thời”.
Chọn đáp án : A
Câu 10 : Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám là:
A. Nguyễn Tuân đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày
B. Nguyễn Tuân tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa quá khứ - hiện tại – tương lai, giọng văn trở nên tin yêu, đôn hậu, tìm thấy cái đẹp, chất tài hoa ở những con người lao động bình thường
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Sau cách mạng tháng Tám, phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân đã có nhiều chuyển biến quan trọng, không còn cái ngông nghênh, khinh bạc. Nguyễn Tuân tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa quá khứ - hiện tại – tương lai, giọng văn trở nên tin yêu, đôn hậu, tìm thấy cái đẹp, chất tài hoa ở những con người lao động bình thường, giọng văn khinh bạc chủ yếu để ném vào kẻ thù dân tộc hay những mặt trái của xã hội.
Chọn đáp án : B
B. Tìm hiểu chung Người lái đò sông đà
Câu 1 : Điền những từ còn thiếu vào ô trống để hoàn thành tóm tắt bài Người lái đò sông Đà:
A. hung bạo
B. vượt thác
C. Tây Bắc
D. khỏe khoắn
E. ông lái đò
Thiên nhiên (1)____________được tô điểm bởi con sông đà vừa (2)_________vừa trữ tình. Sông Đà có lúc dịu dàng như người phụ nữ kiều diễm. Nước sông đà thay đổi theo mùa phản chiếu trời xuân nắng thu “Mùa xuân dòn xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”. Dọc theo sông Đá, có lắm thác nhiều ghềnh, có đá dựng vách thành, có đá tảng, đá hòn bay thế thạch trận, tạo nên cửa sinh cửa tử. Nổi bật trên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đầy sức sống đó là hình ảnh (3)__________ sông Đà. Đó là một người mang vẻ đẹp (4)___________của người dân lao động vùng sông nước với thân hình cao to, nước da rám nắng. Ông làm nghề lái đò đã nhiều năm, từng gắn bó với sông Đá, hiểu được tính khí của nó. Ông thuộc nằm lòng từng con thác lớn, thác nhỏ, từng vách đá, luồng nước, từng cửa sinh, cửa tử do thế thạch trận tạo nên. Ông đã dùng kinh nghiệm nghề nghiệp cộng với sự cần cù gan dạ đưa con thuyền vượt (5)__________nước sông Đà đầy nguy hiểm. Ông đã đưa nhiều chuyến hàng về xuôi an toàn để góp phần vào cuộc sống.
Thiên nhiên (1) Tây Bắc được tô điểm bởi con sông Đà vừa (2) hung bạo vừa trữ tình. Sông Đà có lúc dịu dàng như người phụ nữ kiều diễm. Nước sông Đà thay đổi theo mùa phản chiếu trời xuân nắng thu "Mùa xuân dòn xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa". Dọc theo sông Đà, có lắm thác nhiều ghềnh, có đá dựng vách thành, có đá tảng, đá hòn bày thế thạch trận, tạo nên cửa sinh cửa tử. Nổi bật trên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đầy sức sống đó là hình ảnh(3) ông lái đò sông Đà. Đó là một người mang vẻ đẹp (4) khỏe khoắn của người dân lao động vùng sông nước với thân hình cao to, nước da rám nắng. Ông làm nghề lái đò đã nhiều năm, từng gắn bó với dòng sông Đà, hiểu được tính khí của nó. Ông thuộc nằm lòng từng con thác lớn, thác nhỏ, từng vách đá, luồng nước, từng cửa sinh, cửa tử do thế thạch trận tạo nên. Ông đã dùng kinh nghiệm nghề nghiệp cộng với sự cần cù gan dạ đưa con thuyền (5) vượt thác nước sông Đà đầy nguy hiểm. Ông đã đưa nhiều chuyến hàng về xuôi an toàn để góp phần vào cuộc sống.
Câu 2 : Tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” được in trong tập truyện nào?
A. Vang bóng một thời
B. Sông Đà
C. Một chuyến đi
D. Đường vui
Người lái đò sông Đà in trong tập Sông Đà, là tùy bút xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân.
Chọn đáp án : B
Câu 3 : “Người lái đò Sông Đà” được sáng tác năm bao nhiêu?
A. 1958
B. 1959
C. 1960
D. 1961
Người lái đò Sông Đà được sáng tác năm 1960.
Chọn đáp án : C
Câu 4 : “Người lái đò Sông Đà” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Là thành quả thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Đông Bắc rộng lớn, xa xôi
B. Là thành quả thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi
C. Trong một lần tác giả về thăm người thân
D. Trong một lần tác giả đi công tác qua sông Đà
Hoàn cảnh sáng tác: Thành quả thu hoạch của chueyens đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi.
Chọn đáp án : B
Câu 5 : Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là sáng tác trước cách mạng tháng Tám của Nguyễn Tuân. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Tác phẩm Người lái đò sông Đà được sáng tác sau cách mạng tháng Tám (1960).
Chọn đáp án : B
Câu 6 : Thể loại của “Người lái đò sông Đà” là:
A. Bút kí
B. Truyện ngắn
C. Tùy bút
D. Phóng sự
Người lái đò sông Đà là tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân.
Chọn đáp án : C
Câu 7 : Nối nội dung cột A với cột B sao cho thích hợp:
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến gậy đánh phèn): Sự dữ dội, hung bạo của con sông Đà
- Phần 2 (tiếp đến dòng nước sông Đà): Cuộc sống của con người trên sông Đà, hình tượng người lái đò
- Phần 3 (còn lại): Vẻ hiền hòa, trữ tình của con sông Đà
Câu 8 : Giá trị nội dung của tùy bút “Người lái đò sông Đà” là:
A. Tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc
B. Vẻ đẹp của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mông của thiên nhiên, và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.
Chọn đáp án : C
Câu 9 : Đáp án nào dưới đây không phái giá trị nghệ thuật của tùy bút “Người lái đò sông Đà”:
A. Vận dụng vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế, tài hoa.
B. Ngôn ngữ, hình ảnh, câu văn sáng tạo mới mẻ.
C. Vốn từ vựng phong phú, ngôn ngữ chính xác.
Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ, hình ảnh, câu văn sáng tạo, mới mẻ
- Vốn từ vựng phong phú, ngôn ngữ chính xác
Chọn đáp án : A
Câu 10 : Tên một tác phẩm tùy bút được học trong chương trình Ngữ văn THCS
A. Bài học đường đời đầu tiên
B. Một thứ quà của lúa non : Cốm
C. Bắc Sơn
D. Bến quê
Tùy bút Một thức quà của lúa non : Cốm (Thạch Lam). Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy.
Chọn đáp án : B
C. Phân tích Người lái đò sông đà
Câu 1 : Sự độc đáo của sông Đà được thể hiện qua lời đề từ như thế nào?
A. Sự độc đáo của sông Đà thể hiện qua hướng chảy
B. Sự độc đáo của sông Đà thể hiện qua màu nước bốn mùa
C. Sự độc đáo của sông Đà thể hiện qua khung cảnh hai bên bờ sông
D. Tất cả các đáp án trên
“Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”
Lời đề từ khẳng định vẻ đẹp và sự độc đáo của sông Đà. Theo thơ Nguyễn Quang Bích, mọi dòng sông đều chảy về hướng đông – Chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc. Trên trang văn Nguyễn Tuân, sông Đà đại diện cho thiên nhiên Tây Bắc và là một sinh thể có hồn, sống động, có tính cách.
Chọn đáp án : A
Câu 2 : Sông Đà được miêu tả mang những vẻ đẹp gì?
A. Sông Đà hùng vĩ, dữ dội với tính cách hung bạo
B. Sông Đà với vẻ đẹp thơ mộng, tính cách trữ tình
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Hình tượng con sông Đà mang hai vẻ đẹp:
- Sông Đà hùng vĩ, dữ dội với tính cách hung bạo
- Vẻ đẹp thơ mộng và tính cách trữ tình
Chọn đáp án : C
Câu 3 : Những hình ảnh nào được Nguyễn Tuân miêu tả để nói về nét tính cách hung bạo của con sông Đà?
A. Vách đá hai bên bờ sông
B. Ghềnh Hát Loóng
C. Hút nước, thác đá
D. Tất cả các đáp án trên
Những hình ảnh được miêu tả cho nét tính cách hung bạo của sông Đà:
- Vách đá
- Ghềnh Hát Loóng
- Hút nước
- Thác đá
Chọn đáp án : D
Câu 4 : Những chi tiết sau đây được miêu tả cho hình ảnh nào của con sông Đà?
“Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.
A. Vách đá
B. Ghềnh Hát Loóng
C. Hút nước
D. Thác nước
Ghềnh Hát Loóng hung dữ được Nguyễn Tuân miêu tả qua các chi tiết: Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
Chọn đáp án : B
Câu 5 : Sông Đà đã bố trí mấy trùng vi thạch trận để thử thách tài năng của ông lái đò?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Sông Đà bố trí ba trùng vi thạch trận, đòi tóm lấy mọi con thuyền qua sông
- Trùng vi thạch trận 1: sông Đà mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh., cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông
- Trùng vi thạch trận 2: tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn
- Trùng vi thạch trận 3: ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác
Chọn đáp án : B
Câu 6 : Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà được so sánh với những hình ảnh nào dưới đây?
o Dây thừng
o Mái tóc tuôn dài
o Bản trường ca của rừng già
o Cô gái Di - gan man dại
o Cố nhân
Sông Đà được so sánh với những hình ảnh sau:
- Dây thừng: “Không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dữ vô tội vạ vưới người lái đò sông Đà”
- Mái tóc tuôn dài: “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một mái tóc trữ tình ”
- Cố nhân: “Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân ”
Câu 7 : Nội dung sau đúng hay sai?
“Hình tượng sông Đà đại diện cho vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, đóng vai trò như bức phông nền kì vĩ, làm nổi bật tài nghệ chèo đò, vượt thác của ông lái đò”.
A. Đúng
B. Sai
Ý nghĩa của hình tượng sông Đà: đại diện cho vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, đóng vai trò như bức phông nền kì vĩ, làm nổi bật tài nghệ chèo đò, vượt thác của ông lái đò.
Chọn đáp án : A
Câu 8 : Hình tượng người lái đò sông Đà mang vẻ đẹp:
A. Vẻ đẹp bình dị của những người dân lao động
B. Vẻ đẹp của một người nghệ sĩ tài hoa
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Ông lái đò vừa mang vẻ đẹp bình dị của người dân lao động, vừa mang vẻ đẹp tài hoa.
Chọn đáp án : C
Câu 9 : Chi tiết:
“Đối với ông lái đò ấy, sông Đà như một trường thiên anh hùng ca mà ông thuộc lòng đến cả những cái chấm than chấm câu và cả những đoạn xuống dòng” thể hiện?
A. Sự hiểu biết sâu rộng về dòng sông
B. Thể hiện vẻ đẹp tài hoa
C. Cả hai đáp án trên
Ông lái đò là người hiểu biết sâu rộng về dòng sông. Ông hiểu biết sâu rộng và thành thạo đến mức sông Đà: “đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả cái chấm than, chấm câu những đoạn xuống dòng. Trên dòng sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần, chỉnh tay giữ lái độ sáu chục lần… Cho nên ông có thể bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”.
Chọn đáp án : A
Câu 10 : Vẻ đẹp tài hoa của người lái đò được bộc lộ rõ nhất khi:
A. Trong cuộc chiến với sông Đà
B. Trong cuộc sống đời thường hàng ngày
C. Cả hai đáp án trên
Đặt nhân vật người lái đò vào trận chiến với sông Đà mới có thể bộc lộ hết phẩm chất của người lái đò:
- Trùng vi thạch trận 1: Đá thách hiếu chiến (bệ vệ oai phong, hất hàm), nước thác làm thanh viện ùa vào đòi bẻ cán chèo, đội thuyền, túm lấy thắt lưng, bóp chặt hạ bộ, ông cố nén vết thương, kẹp chặt cuống lái, tiếng chỉ huy vẫn ngắn gọn tỉnh táo”
- Trùng vi thạch trận 2: Tăng thêm cửa tử để đánh lừa con thuyền, cửa sinh bị bố trí lệch đi, ông đò thay đổi chiến thuật, cưỡi lên thác sông Đà, lái miết một đường chéo, rảo bơi chèo lên… sấn lên chặt đôi ra để mở đường vào cửa sinh.
- Trùng vi thạch trận 3: Bên trái, bên phải đều là luồng chết, luồng sống ở giữa bọn đá hậu vệ, ông đò phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa…
Chọn đáp án : A
Câu 11 : Vì sao Nguyễn Tuân không đặt tên cụ thể cho nhân vật ông lái đò?
A. Tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở nhiều nơi trên mọi miền Tổ quốc
B. Nhân vật là hình ảnh chung, là điển hình tiêu biểu của một tập thể, một thế hệ những con người lao động xây dựng đất nước.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Nguyễn Tuân không đặt tên cụ thể cho nhân vật ông lái đò bởi:
- Tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở nhiều nơi trên mọi miền Tổ quốc
- Nhân vật là hình ảnh chung, là điển hình tiêu biểu của một tập thể, một thế hệ những con người lao động xây dựng đất nước.
Chọn đáp án : C
Bài giảng: Người lái đò sông đà - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
- Trắc nghiệm bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Trắc nghiệm bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
- Trắc nghiệm bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
- Trắc nghiệm bài Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 1
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều