Trắc nghiệm Sọ Dừa (có đáp án)

Trắc nghiệm Sọ Dừa (có đáp án)

Câu 1. Thể loại truyện cổ tích xuất hiện từ thời kì nào

A. Nguyên thủy

B. Chiếm hữu nô lệ

C. Phong kiến

D. Hiện đại

Đáp án: C

→ Truyện cổ tích xuất hiện khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp (xã hội phong kiến)

Câu 2. Truyện cổ tích phát triển mạnh trong hoàn cảnh nào?

A. Xã hội chưa phân chia giai cấp

B. Xã hội có sự phân chia giai cấp, thống trị và bị trị

C. Bình đẳng, văn minh, dân chủ

D. Cạnh tranh kinh tế lành mạnh

Đáp án: B

→ Xã hội có sự phân chia giai cấp, thống trị và bị trị

Câu 3. Truyện cổ tích thường phản ánh điều gì?

A. Bước đấu tranh chinh phục thiên nhiên

B. Đấu tranh chống xâm lược

C. Đấu tranh giai cấp

D. Đấu tranh bảo tồn văn hóa

Đáp án: C

Cuộc đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh

Câu 4. Cuộc đấu tranh trong truyện cổ tích là cuộc đấu tranh như thế nào?

A. Cuộc đấu tranh giữa người nghèo, người giàu

B. Cuộc đấu tranh giữa địa chủ và nông dân

C. Cuộc đấu tranh giữa chính nghĩa và phi nghĩa

D. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác

Đáp án: D

→ Thực chất các cuộc đấu tranh trong truyện cổ tích là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác

Câu 5. Loại truyện nào dưới đây không có trong truyện cổ tích?

A. Truyện cổ tích thần kì

B. Truyện cổ tích loài vật

C. Truyện cổ tích loài người

D. Truyện cổ tích sinh hoạt

Đáp án: C

→ Truyện cổ tích chỉ có 3 loại: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích sinh hoạt

Câu 6. Yếu tố thần kì đóng vai trò thế nào trong kho tàng truyện cổ tích?

A. Trong tất cả truyện cổ tích

B. Trong đa số truyện cổ tích

C. Trong một số ít truyện cổ tích

D. Không có trong bất cứ truyện nào

Đáp án: B

→ Đa số các truyện cổ tích đều sử dụng yếu tố thần kì làm yếu tố giúp truyện sinh động, hấp dẫn

Câu 7. Mục đích chính của việc tác giả dân gian đưa yếu tố kì ảo vào trong truyện cổ tích nhằm?

A. Vì không giải thích được các hiện tượng xảy ra trong xã hội

B. Giúp trừng trị cái ác tốt hơn

C. Nhằm lí giải các mối quan hệ xã hội

D. Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng, góp phần tạo nên chất lãng mạn cho câu chuyện

Đáp án D

→ Các yếu tố kì ảo trong truyện góp phần tạo nên chất lãng mạn cho câu chuyện, góp phần tạo nên chất lãng mạn cho chuyện

Câu 8. Tại sao tác giả dân gian không miêu tả chi tiết nhân vật Sọ Dừa

A. Vì truyện có quá nhiều tình tiết khác hấp dẫn

B. Dung lượng của truyện cổ tích không cho phép miêu tả kĩ về nhân vật

C. Nhân vật có tên riêng nhưng đại diện cho một loại người

D. Nhân vật có bề ngoài không mấy đặc biệt

Đáp án: C

→ Nhân vật Sọ Dừa không được miêu tả chi tiết vì Sọ Dừa đại diện cho kiểu nhân vật người có hình dạng xấu xí

Câu 9. Truyện cổ tích, cái thiện luôn được khẳng định, đề cao, người hiền lành có thể gặp nhiều thiệt thòi xong cuối cùng vẫn có được cuộc sống hạnh phúc

A. Kết thúc có hậu

B. Kết thúc bất ngờ

C. Kết thúc đúng thực tế

D. Kết thúc không thực tế

Đáp án: A

→ Hầu hết kết thúc của truyện cổ tích đều là kết thúc có hậu

Câu 10. Nhân vật Sọ Dừa đại diện cho kiểu người nào trong xã hội?

A. Kiểu người bị bóc lột

B. Kiểu người chịu nhiều bất hạnh

C. Kiểu người gặp nhiều may mắn

D. Kiểu người bị hắt hủi, coi thường

Đáp án: B

→ Sọ Dừa đại diện cho kiểu người chịu nhiều bất hạnh

Câu 11. Tại sao cô Út bằng lòng lấy nhân vật Sọ Dừa?

A. Vì thương hại Sọ Dừa

B. Biết Sọ Dừa khôi ngô, tuấn tú

C. Hiểu và coi trọng giá trị bên trong của Sọ Dừa

D. Cảm nhận được tương lai tốt đẹp của Sọ Dừa

Đáp án C

→ Cô Út bằng lòng lấy nhân vật Sọ Dừa vì cô hiểu và coi trọng giá trị bên trong của chàng

Câu 12. Nghệ thuật nổi bật nhất của truyện Sọ Dừa là gì?

A. Tương phản

B. Liệt kê

C. Nhân cách hóa

D. Phóng đại

Đáp án: C

→ Nghệ thuật chủ yếu ở đây là nhân cách hóa, các nhân vật đại diện cho những kiểu tính cách khác nhau

Câu 13. Khi giới thiệu về nhân vật Sọ Dừa lúc mới ra đời, tác giả dân gian sử dụng phương pháp biểu đạt gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Tự sự và miêu tả

D. Không dùng cả miêu tả lẫn tự sự

Đáp án: C

→ Tác giả dân gian vừa kể vừa miêu tả về sự ra đời của Sọ Dừa

Câu 14. Hiện thực xã hội được phản ánh trong truyện Sọ Dừa?

A. Cuộc đấu tranh giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột

B. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị

C. Cuộc sống của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội

D. Cuộc sống của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội và thái độ thông cảm, chia sẻ với nhân dân lao động

Đáp án: D

→ Truyện Sọ Dừa thể hiện thái độ cảm thông trước những người chịu nhiều thiệt thòi, chia sẻ với nhân dân lao động

Câu 15. Truyện Sọ Dừa phản ánh khát vọng gì của dân gian

A. Mong cuộc sống giàu vật chất

B. Công bằng xã hội, cái thiện thắng cái ác

C. Khát vọng đỗ đạt, mang hiển vinh về cho gia đình

D. Ước mong về xã hội không còn nghèo đói

Đáp án: B

→ Truyện Sọ Dừa muốn thể hiện khát vọng về cái thiện thắng cái ác, sự công bằng trong xã hội

Bài giảng: Sọ Dừa - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài 1000 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Tập 1, Tập 2 giúp bạn nắm vững dễ dàng kiến thức môn Ngữ văn lớp 6 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên