Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn (siêu ngắn) - Ngữ văn lớp 9

Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn

Câu 1 (trang 206 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

- Văn bản thuyết minh; kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả, lập luận và một số biện pháp nghệ thuật.

Quảng cáo

- Văn bản tự sự:

    + Kết hợp tự sự với miêu tả (miêu tả bên ngoài và miêu tả bên trong), lập luận.

    + Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự; người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự.

Câu 2 (trang 206 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Trong thuyết minh nhiều khi người ta phải giải thích để làm rõ sự vật cần giải thích, nhất là khi gặp các thuật ngữ, các khái niệm chuyên môn hoặc những nội dung trừu tượng và đương nhiên cũng phải vận dụng miêu tả để người nghe hình dung ra đối tượng. Yêu cầu giải thích và miêu tả là không thể thiếu trong văn thuyết minh.

Ví dụ khi thuyết minh về chiếc bút bi: Cần chỉ ra hình dáng, cấu tạo của chiếc bút bi; lúc này cần sử dụng miêu tả để người đọc thấy rõ được hình dáng cũng như cấu tạo của chiếc bút bi.

Quảng cáo

Câu 3 (trang 206 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Sự giống nhau giữa giải thích, thuyết minh và miêu tả.

- Giống nhau: Cùng làm cho người khác hiểu rõ về đối tượng.

- Khác nhau:

    + Thuyết minh: phản ánh chính xác, khách quan, trung thành với đối tượng được thuyết minh; hạn chế sử dụng yếu tố tưởng tượng, sử dụng nhiều đến số liệu cụ thể; dùng nhiều trong các lĩnh vực giao tiếp nhật dụng; ngôn ngữ đơn nghĩa.

    + Miêu tả: dựa vào đặc điểm, tính chất khách quan của đối tượng, phát huy trí tưởng tượng, hư cấu; sử dụng nhiều yếu tố so sánh, liên tưởng, ít sử dụng số liệu cụ thể; dùng nhiều trong sáng tác văn học nghệ thuật; ngôn ngữ thường đa nghĩa.

    + Giải thích: Sử dụng miêu tả trong thuyết minh giúp người đọc (nghe) hình dung cụ thể, sinh động hơn về đối tượng, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 206 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

a. Văn tự sự trong ngữ văn 9 có hai nội dung:

    - Kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận.

    - Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự.

b. Vai trò vị trí tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận trong văn tự sự:

    - Miêu tả nội tâm có vai trò quan trọng trong văn bản tự sự. Đó là một bước phát triển của nghệ thuật. Vì miêu tả nội tâm là miêu tả những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật, miêu tả những gì không quan sát được một cách trực tiếp.

    - Miêu tả nội tâm làm cho nhân vật bộc lộ chiều sâu tư tưởng.

    - Lập luận trong văn bản tự sự thường xuất hiện ở các cuộc đối thoại và độc thoại, ở đó người nói nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nhằm thuyết phục người nghe một vấn đề nào đó, làm cho câu chuyện thật hơn sinh động hơn.

Quảng cáo

c. Tìm ba đoạn văn tự sự: một đoạn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, một đoạn có sử dụng yếu tố nghị luận và một đoạn có sử dụng kết hợp cả ba yếu tố tự sự, miêu tả nội tâm và nghị luận.

Có thể tham khảo:

    - "Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. ..." Hằng năm cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp"."

                    (Lí Lan, Cổng trường mở ra)

    - "Phải, người hoạ sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. […] Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. ... Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách."

                    (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

    - "Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết ...Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học."

                    (Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Câu 5 (trang 206 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

    - Đối thoại: Là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.

    - Độc thoại là lời nói của một người nào đó không nhằm vào ai hoặc nói với chính mình (Phía trước lời thoại có gạch đầu dòng).

    - Độc thoại nội tâm là độc thoại không cất thành lời (Không có gạch đầu dòng).

Đối thoại và độc thoại làm cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thực, đi vào nội tâm nhân vật, bộc lộ được tính cách và sự chuyển biến trong tâm lý nhân vật làm cho câu chuyện sinh động hơn.

    - Ví dụ: đoạn đối thoại giữa bé Thu với ba “Thì má cứ kêu đi ..... người ta không nghe”

Câu 6 (trang 206 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

a. Đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất: tham khảo tác phẩm "Tôi đi học", "Trong lòng mẹ", “Dế Mèn phiêu lưu kí”, “Chiếc lược ngà”, "Lão Hạc"...

b. Đoạn văn kể theo ngôi thứ 3: tham khảo tác phẩm “Tức nước vỡ bờ”, “Lặng lẽ Sapa”, “Làng”, ...

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 9 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên