Công thức Lewis của NCl3
Bài viết hướng dẫn cách viết Công thức Lewis của NCl3 theo chương trình sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng nắm vững cách viết Công thức Lewis của NCl3.
Công thức Lewis của NCl3
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết nhất, giúp em dễ dàng biểu diễn công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của NCl3.
1. Công thức electron của NCl3
- Sự hình thành phân tử NCl3:
Nguyên tử N có cấu hình electron là: 1s22s22p3 ⇒ có 5 electron hóa trị, cần thêm 3 electron để đạt octet.
Nguyên tử Cl có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p5 ⇒ có 7 electron hóa trị, cần thêm 1 electron để đạt octet.
Khi hình thành phân tử NCl3, nguyên tử N góp chung với mỗi nguyên tử Cl một electron để tạo thành 1 cặp electron dùng chung, vì có 3 nguyên tử Cl nên có tất cả 3 cặp electron dùng chung của N và các nguyên tử Cl.
- Công thức electron của NCl3 là:
- Nhận xét:
+ Phân tử NCl3 có 3 cặp electron dùng chung giữa nguyên tử N và các nguyên tử Cl. Cặp electron chung không bị lệch về phía nguyên tử nào.
+ Trong phân tử NCl3, mỗi nguyên tử Cl còn 3 cặp electron tự do, nguyên tử N còn 1 cặp electron tự do.
2. Công thức Lewis của NCl3
a) Cách 1: Viết công thức Lewis dựa vào công thức electron
Từ công thức electron, thay 1 cặp electron dùng chung bằng 1 gạch nối giữa hai nguyên tử ta được công thức Lewis
Từ công thức electron của NCl3 ta thấy mỗi nguyên tử Cl liên kết với nguyên tử N bằng 1 cặp electron, ta thay mỗi cặp electron này bằng một gạch nối “–”. Ta được công thức Lewis của NCl3 là:
b) Cách 2: Thực hiện lần lượt theo các bước sau
Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị trong phân tử
Nguyên tử N có 5 electron hóa trị, nguyên tử Cl có 7 electron hóa trị. Phân tử NCl3 có 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử Cl.
Vậy tổng số electron hóa trị = 5.1 + 7.3 = 26 electron.
Bước 2: Xác định nguyên tử trung tâm và vẽ sơ đồ khung biểu diễn liên kết giữa nguyên tử trung tâm với các nguyên tử xung quanh qua các liên kết đơn. Nguyên tử trung tâm thường là nguyên tử cần nhiều electron nhất để đạt octet.
Vẽ một gạch (một liên kết) từ nguyên tử trung tâm tới mỗi nguyên tử xung quanh.
Trong phân tử NCl3, N cần nhiều electron để đạt octet nhất (N cần 3 electron để đạt octet, Cl cần 1 electron để đạt octet). Vì vậy, N là nguyên tử trung tâm, còn các nguyên tử Cl được xếp xung quanh.
Bước 3: Tính số electron hóa trị chưa tham gia liên kết bằng cách lấy tổng số electron trừ số electron tham gia tạo liên kết.
Số electron hóa trị chưa tham gia liên kết trong sơ đồ là:
26 – 2.3 = 20 electron
Hoàn thiện octet cho các nguyên tử có độ âm điện lớn hơn trong sơ đồ.
Trong công thức (1), xung quanh mỗi nguyên tử Cl mới có 2 electron nên cần bổ sung 6 electron vào mỗi nguyên tử này. Ta được công thức (2):
Số electron hóa trị còn lại = 20 – 6.3 = 2 electron.
Nguyên tử trung tâm N có 6 electron hóa trị, chưa đạt octet nên ta bổ sung 2 electron này vào N. Ta được công thức Lewis của NCl3 là:
- Nhận xét:
+∆χ(N – Cl) = |3,04 – 3,16| = 0,12 <0,4 ⇒ liên kết N – Cl trong phân tử NCl3 thuộc loại liên kết cộng hóa trị không phân cực.
+ Liên kết N – Cl được tạo thành do sự xen phủ orbital p – p.
3. Công thức cấu tạo của NCl3
Từ công thức Lewis, ta loại bỏ đi các electron tự do (electron không tham gia liên kết) thu được công thức cấu tạo.
- Công thức cấu tạo của NCl3 là:
- Nhận xét:
+ Phân tử NCl3 chỉ gồm liên kết đơn.
+ Phân tử NCl3 có cấu trúc tháp tam giác
4. Ví dụ minh họa
Câu 1. Cho biết nguyên tử N có 5 electron hóa trị. Số cặp electron chưa liên kết của N trong phân tử NCl3 là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Công thức electron của NCl3 là:
Dựa vào công thức electron ta thấy nguyên tử N có 1 cặp electron chưa liên kết.
Câu 2. Liên kết trong phân tử NCl3 thuộc loại
A. liên kết cộng hóa trị phân cực
B. liên kết cộng hóa trị không phân cực
C. liên kết hydrogen
D. liên kết ion
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
∆χ(N – Cl) = |3,04 – 3,16| = 0,12 <0,4 ⇒ liên kết N – Cl trong phân tử NCl3 thuộc loại liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Xem thêm cách viết công thức Lewis của một số chất hay, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)