Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 14 (có đáp án): Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Sinh 11.
Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 14 (có đáp án): Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
Câu 1: Sự thu nhận và trả lời của cơ thể sinh vật đối với các kích thích của môi trường được gọi là
A. phản xạ.
B. cảm ứng.
C. sinh trưởng.
D. phát triển.
Câu 2: Có bao nhiêu ví dụ dưới đây thể hiện sự cảm ứng ở sinh vật?
(1) Cây cà chua hướng về phía có ánh sáng.
(2) Ở người, khi chạm tay vào cốc nước nóng thì tay rụt ngay lại.
(3) Lá cây trinh nữ (Mimosa pudia L.) cụp lại khi bị chạm phải.
(4) Dùng đầu đũa chạm nhẹ vào bất kì vị trí nào trên thân con giun đất, toàn thân nó sẽ có phản ứng co lại.
A. 1.
B. 2
C. 3.
D. 4.
Câu 3: Thứ tự các bộ phận trong cơ chế cảm ứng ở sinh vật là
A. Thu nhận kích thích → Trả lời kích thích→ Dẫn truyền kích thích → Xử lí thông tin.
B. Thu nhận kích thích → Xử lí thông tin → Trả lời kích thích→ Dẫn truyền kích thích.
C. Thu nhận kích thích → Dẫn truyền kích thích → Xử lí thông tin → Trả lời kích thích.
D. Thu nhận kích thích → Xử lí thông tin → Dẫn truyền kích thích → Trả lời kích thích.
Câu 4: Trong quá trình cảm ứng ở động vật, thần kinh trung ương thuộc bộ phận nào sau đây?
A. Thu nhận kích thích.
B. Dẫn truyền kích thích.
C. Xử lí thông tin.
D. Trả lời kích thích.
Câu 5: Trong cơ chế cảm ứng ở sinh vật, diễn biến nào dưới đây tương ứng với giai đoạn dẫn truyền thông tin?
A. Trả lời các kích thích từ môi trường.
B. Phát hiện và tiếp nhận những kích thích từ môi trường.
C. Truyền thông tin từ bộ phận tiếp nhận đến bộ phận xử lí thông tin.
D. Phân tích và tổng hợp thông tin, quyết định hình thức và mức độ phản ứng.
Câu 6: Trong cơ chế cảm ứng ở sinh vật có hệ thần kinh, kích thích được dẫn truyền đến bộ phận
A. thu nhận kích thích.
B. dẫn truyền kích thích.
C. xử lí thông tin.
D. tế bào thụ cảm.
Câu 7: Có bao nhiêu trường hợp sau đây không xảy ra cảm ứng ở sinh vật?
(1) Kích thích không có ý nghĩa, không truyền đạt những thông tin mới đối với sinh vật.
(2) Quá trình xử lí thông tin bị ức chế.
(3) Thụ thể ở cơ quan tiếp nhận kích thích bị tổn thương.
(4) Một số tế bào thần kinh mất chức năng, không dẫn truyền được kích thích.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8: Đâu là điểm giống nhau giữa cảm ứng ở thực vật và động vật?
A. Đều là cơ chế đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
B. Đều dẫn truyền thông tin dưới dạng xung thần kinh.
C. Đều phản ứng với các kích thích của môi trường bằng các phản xạ.
D. Đều được điều khiển bởi hệ thần kinh.
Câu 9: Trong cơ chế cảm ứng ở thực vật, kích thích từ môi trường được thu nhận thông qua
A. các giác quan hoặc các tế bào thụ cảm.
B. các hormone thực vật.
C. các neuron thần kinh.
D. các thụ thể trên màng tế bào hoặc trong tế bào chất.
Câu 10: Trong cơ chế cảm ứng ở thực vật, đặc điểm nào dưới đây không có ở thực vật?
A. Truyền thông tin dưới dạng các dòng electron hoặc các chất hoá học.
B. Thu nhận kích thích nhờ các thụ thể trên màng tế bào hoặc trong tế bào chất.
C. Bộ phận xử lí thông tin là các neuron ở trung ương thần kinh.
D. Các phản ứng được điều khiển bởi các hormone thực vật.
Câu 11: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là
A. các cảm ứng.
B. các nhận biết.
C. các đáp ứng.
D. các kích thích.
Câu 12: Ở người, khi trời nóng, cơ thể sẽ có hiện tượng toát mồ hôi. Vai trò của cảm ứng trên là
A. điều hoà thân nhiệt (làm mát cơ thể).
B. điều hoà thân nhiệt (làm nóng cơ thể).
C. cung cấp độ ẩm cho bề mặt da.
D. điều hòa lượng nước trong cơ thể.
Câu 13: Khi bị gai nhọn đâm vào tay, bộ phận tiếp nhận thông tin là
A. thụ thể đau ở tay.
B. não bộ.
C. xương.
D. dây thần kinh.
Câu 14: Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ chế cảm ứng ở sinh vật?
A. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh là phản xạ.
B. Thực vật đáp trả kích thích bằng sinh trưởng dãn dài tế bào.
C. Bộ phận xử lí thông tin của động vật là dây thần kinh.
D. Bộ phận dẫn truyền kích thích đến thần kinh trung ương là các thụ thể cảm giác.
Câu 15: Thực vật CAM sống trong điều kiện khô hạn sẽ đóng khí khổng vào ban ngày và mở khí khổng vào ban đêm. Vai trò của cảm ứng trên là
A. tăng thoát hơi nước, giúp cây hạn chế bị mất nước vào ban ngày lúc nhiệt độ cao.
B. tăng thoát hơi nước, giúp cây hấp thu được nhiều nước vào ban ngày lúc nhiệt độ cao.
C. giảm thoát hơi nước, giúp cây hạn chế bị mất nước vào ban ngày lúc nhiệt độ cao.
D. giảm thoát hơi nước, giúp cây hấp thu được nhiều nước vào ban ngày lúc nhiệt độ cao.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 16: Thực hành: Cảm ứng ở thực vật
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh 11 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST