Tiếng Việt 4 VNEN Bài 25B: Trong đạn bom vẫn yêu đời
Tiếng Việt 4 VNEN Bài 25B: Trong đạn bom vẫn yêu đời
A. Hoạt động cơ bản
1 (Trang 79 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Quan sát ảnh đoàn xe ra trận (trong những năm chống Mĩ cứu nước), trả lời câu hỏi:
a) Đoàn xe đi trên những con đường như thế nào (mặt đường dưới bánh xe, mặt đất ven đường, cây cối, bầu không khí, quang cảnh xung quanh,...)?
b) Con đường, khung cảnh trong hai tấm ảnh gợi cho em ấn tượng gì?
Gợi ý trả lời:
a) Đoàn xe đi trên con đường:
- Mặt đường dưới bánh xe gập ghềnh, quanh co.
- Mặt đất ven đường bị cày xới bởi bom đạn, đổ nát.
- Cây cối hai bên đường xơ xác, không thể mọc nổi một chiếc lá xanh.
- Bầu không khí đầy khói bụi và mùi thuốc súng đạn.
- Quang cảnh hoang tàn, đổ nát.
b) Con đường, khung cảnh gợi cho em nhớ lại về cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta. Đất nước chịu cảnh hoang tàn, đổ nát, bầu không khí sặc mùi thuốc súng, quang cảnh thê lương. Nhưng dân tộc ta vẫn kiên trường chiến đấu đến cùng để bảo vệ tổ quốc.
2 (Trang 79 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ "Tiểu đội xe không kính".
3 (Trang 80 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1):
a) Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa.
b) Đặt một câu với từ ung dung.
Gợi ý trả lời:
- Chiến sĩ của ta vẫn hiên ngang, ung dung trước làn mưa bom, bão đạn.
- Chị Võ Thị Sáu ung dung ngẩng cao đầu trước kẻ thù hung ác.
4 (Trang 80 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng luyện đọc.
5 (Trang 80 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Vì sao xe của cả tiểu đội không có kính?
2) Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
3) Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào?
4) Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì? Chọn ý trả lời đúng nhất.
a. Các chú bộ đội lái xe rất dũng cảm, không sợ bom đạn của kẻ thù.
b. Các chú bộ đội lái xe trải nhiều gian nan, vất vả trên đường ra mặt trận.
c. Các chú bộ đội dũng cảm, yêu đời, bất chấp khó khăn, bom đạn của kẻ thù.
5) Nêu ý nghĩa của bài thơ. Chọn ý trả lời đúng nhất.
a. Bài thơ nói lên sự gian nan, vất vả của các chiến sĩ lái xe.
b. Bài thơ ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe.
c. Bài thơ ca ngợi tinh thần chịu đựng gian khổ của các chiến sĩ lái xe.
Gợi ý trả lời:
1) Xe của cả tiểu đội không có kính vì bom đạn của quân thù đã làm vỡ kính: Bom giật, bom rung, kính vỡ mất rồi.
2) Những hình ảnh nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe:
- Tinh thần dũng cảm: Bom giật, bom rung, kính vỡ, nhưng các chiến sĩ vẫn ung dung nhìn đất trời, nhìn thẳng.
Lòng hăng hái: Mưa tuôn, mưa xối ướt cả áo nhưng chẳng cần thay áo, lái trăm cây số nữa, gió lùa áo sẽ ắt khô.
3) Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ:
"Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi".
4) Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ: Các chú bộ đội dũng cảm, yêu đời, bất chấp khó khăn, bom đạn của kẻ thù.
Đáp án: c
5) Nêu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe.
Đáp án: b
6 (Trang 81 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thi đọc bài thơ.
B. Hoạt động thực thành
1 (Trang 81 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô giới thiệu và kể (2 lần) câu chuyện "Những chú bé không chết"
2 (Trang 81 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn, kể lại toàn bộ câu chuyện "Những chú bé không chết".
Gợi ý trả lời:
Kể từng đoạn câu chuyện "Những chú bé không chết"
Tranh 1: Phát xít Đức ồ ạt đưa quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp phá, bắn giết hết sức tàn bạo. Một ngày nọ, bọn phát xít bất ngờ xông vào làng nọ bắn giết, lùng bắt những người cộng sản, du kích.
Tranh 2: Làng vắng không bóng người nhưng vẫn có tiếng súng vang lên. Bọn phát xít nháo nhác đi tìm và lôi ra được một cậu bé gọi là du kích. Mấy tên phát xít dẫn một chú bé đến tên chỉ huy và bắt đầu tra khảo.
Tranh 3: Bọn phát xít tra khảo dã man nhưng chú bé không trả lời liền đem chú ra xử bắn. Đêm hôm sau, bọn phát ít vẫn bắt được một em nhỏ giống với em bé thứ nhất. Bọn phát xít bắt đầu sợ hãi hạ lệnh treo cổ chú bé.
Tranh 4: Sang đêm thứ ba, bọn phát xít bị quân du kích tập kích, tên sĩ quan thì bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Tại đây, hắn lại nhìn thấy một chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục xuống chân chú bé, lảm nhảm như một kẻ loạn trí
Kể toàn bộ câu chuyện "Những chú bé không chết".
Phát xít Đức ồ ạt đưa quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp phá, bắn giết hết sức tàn bạo. Một ngày nọ, bọn phát xít bất ngờ xông vào làng nọ bắn giết, lùng bắt những người cộng sản, du kích. Làng vắng không bóng người nhưng vẫn có tiếng súng vang lên. Bọn phát xít nháo nhác đi tìm và lôi ra được một cậu bé gọi là du kích. Mấy tên phát xít dẫn một chú bé đến tên chỉ huy. Chú bé chừng mười ba, mười bốn tuổi, mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi danh tính, chú bé thẳng thừng đáp rằng mình là du kích. Tên sĩ quan tiếp tục hỏi thêm về đội du kích nhưng chú bé tuyệt đối không hé răng nửa lời. Tên sĩ quan nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn chú bé rất dã man, nhưng chú không nói nửa lời. Gần sáng, bọn chúng đem chú ra bắn.
Đêm hôm sau, du kích tấn công vào chính khu vực chúng đóng quân. Kho tàng của bọn phát xít nổ tung. Nhưng chúng cũng bắt được một chú bé. Chú bé này cũng mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Chú bé cũng trả lời mình là du kích. Tên sĩ quan sợ hãi ra lệnh cho bọn lính treo cổ chú bé.
Sang đêm thứ ba, bọn phát xít bị quân du kích tập kích, tên sĩ quan thì bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Tại đây, hắn lại nhìn thấy một chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục xuống chân chú bé, lảm nhảm như một kẻ loạn trí:
- Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu biết Ngài có thể chết đi sống lại như phù thủy thế này!
Nhưng người phiên dịch chỉ vào bác du kích đứng tuổi, bảo hắn:
- Đây là cha của hai đứa trẻ bị ngươi giết đêm hôm kia và đêm hôm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy.
Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất, không dám ngẩng đầu lên.
3 (Trang 81 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thảo luận để trả lời câu hỏi:
1) Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé?
a. Tinh thần dũng cảm, sự hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
b. Tinh thần dũng cảm, không khuất phục trước kẻ thù.
c. Tinh thần bất khuất chống bọn xâm lược tàn bạo.
2) Vì sao truyện có tên là "Những chú bé không chết"?
a. Vì ba chú bé trong truyện là anh em, ăn mặc giống nhau nên tên phát xít tượng chú bé luôn sống lại.
b. Vì tên phát xít giết hết chú bé này đến chú bé khác nhưng các chú bé vần tiếp nối nhau xuất hiện.
c. Vì tinh thần dũng cảm, sự hy sinh của các chú bé sẽ sống mãi trong tâm trí mọi người.
Gợi ý trả lời:
1) Câu chuyện ca ngợi phẩm chất ở các chú bé: Tinh thần dũng cảm, sự hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Đáp án: a
2) Vì sao truyện có tên là "Những chú bé không chết"?: Vì tinh thần dũng cảm, sự hy sinh của các chú bé sẽ sống mãi trong tâm trí mọi người.
Đáp án: c
4 (Trang 82 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thi kể chuyện trước lớp.
Cùng thầy cô bình chọn người kể chuyện hay nhất.
C. Hoạt động ứng dụng
Câu hỏi (Trang 82 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Kể cho người thân nghe câu chuyện Những chú bé không chết. Trao đổi với người thân về ý nghĩa câu chuyện.
Gợi ý:
Em kể lại câu chuyện "Những chú bé không chết" như câu chuyện em đã kể trên lớp.
Ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Còn nhỏ tuổi nhưng các chiến sĩ không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù.
Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 25C: Từ ngữ về lòng dũng cảm
- Bài 26A: Dũng cảm chống thiên tai
- Bài 26B: Thiếu nhi dũng cảm
- Bài 26C: Gan vàng dạ sắt
- Bài 27A: Bảo vệ chân lí
Các chủ đề khác nhiều người xem
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Lớp 4 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT
- Lớp 4 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST
- Lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)