Tiếng Việt 4 VNEN Bài 2A: Bênh vực kẻ yếu
Tiếng Việt 4 VNEN Bài 2A: Bênh vực kẻ yếu
A. Hoạt động cơ bản
1 (Trang 16 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Thi tìm nhanh từ chỉ người chứa tiếng "nhân":
M. Nhân tài
Trả lời:
Một số từ chỉ người có chứa tiếng "nhân":
- Từ nhân là tính từ chỉ người: Nhân hậu, nhân từ, nhân đạo, nhân đức, nhân ái...
- Từ nhân là danh từ chỉ người: Nhân loại, nhân khẩu...
2,3,4 (Trang 17 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Đọc, giải nghĩa và luyện đọc.
5 (Trang 17 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Trao đổi, trả lời câu hỏi:
(1) Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
(Đọc đoạn 1, nhận xét về số lượng và dáng vẻ của bọn nhện.)
(2) Dế Mèn đã làm những gì để bọn nhện phải sợ?
(- Lời lẽ: …
- Hành động: …)
(3) Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
(4) Theo em, tên gọi nào phù hợp nhất với tính cách của Dế Mèn?
a. Võ sĩ
b. Tráng sĩ
c. Chiến sĩ
d. Hiệp sĩ
e. Dũng sĩ
g. Anh hùng
Trả lời:
(1) Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ ở chỗ:
- Mạng nhện chăng từ bên nọ sang bên kia đường.
- Ở giữa lỗi đi là anh nhện gộc.
- Chung quanh khe đá lủng củng những nhện.
- Lũ nhện im như đá nhưng coi vẻ hung dữ.
(2) Để bọn nhện sợ, Dế Mèn đã:
- Lời lẽ: Dứt khoát, giọng điệu chắc nịch, ra lệnh gọi nhện cầm đầu ra nói chuyện mà không hề lắp bắp.
- Hành động: Quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách để thị uy sức mạnh.
(3) Để bọn nhện nhận ra lẽ phải, Dế Mèn đã:
- Đưa ra những lý lẽ sắc bén: "Các ngươi có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tạo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt thế này. Thật đáng xấu hổ".
- Dứt khoát ra lệnh: "Có phá hết các vòng vây đi không?".
(4) Theo em, tên gọi phù hợp nhất với tính cách của Dế Mèn là:
d. Hiệp sĩ
Vì tù hiệp sĩ đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp của Dế Mèn: Dũng cảm, hào hiệp, hay bênh vực kẻ yếu, cứu giúp người hoạn nạn.
6 (Trang 17 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Thi tìm nhanh từ ngữ:
a. Thể hiện lòng nhân hậu, yêu thương đồng loại;
M. lòng thương người
b. Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương
M. độc ác
Trả lời:
a. Từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, yêu thương đồng loại là: Nhân ái, bao dung, khoan dung, cảm thông, chia sẻ, độ lượng, giúp đỡ, tương trợ, cứu giúp, nhân từ.
b. Từ ngữ trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương là: Hung ác, tàn bạo, độc ác, nhẫn tâm, tàn ác, ác nghiệt, hung hăng, chèn ép, bắt nạt, uy hiếp, ức hiếp, đe nẹt.
B. Hoạt động thực thành
1 (Trang 18 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Phân loại từ có tiếng nhân:
- Từng bạn trong hai nhóm đến góc học tập lấy một trong các thẻ từ nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài.
- Thi xếp nhanh thẻ từ vào một trong hai bảng sau:
a. Nhóm từ có tiếng nhân có nghĩa là "người".
M: nhân dân
b. Nhóm từ có tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người”
M: nhân hậu
Trả lời:
Nhóm từ có tiếng nhân có nghĩa là "người" | Nhóm từ có tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người” |
nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài | nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ |
2 (Trang 18 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Đặt câu với một từ ở hoạt động 1 và viết vào vở:
Trả lời:
Học sinh có thể lựa chọn một từ bất kỳ để đặt câu. Yêu cầu câu phải có đủ chủ ngữ, vị ngữ, là câu có nghĩa.
- Mẹ em là công nhân nhà máy bia.
- Giáo sư Ngô Bảo Châu là nhân tài toán học của đất nước.
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.
- Bác Nga là một người nhân hậu.
- Chúng em luôn được dạy dỗ về lòng nhân ái.
3 (Trang 18 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Nghe thầy cô đọc và viết vào vở
4 (Trang 18 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1):
a) Chọn cách viết đúng từ ngữ đã cho trong ngoặc đơn:
b) Viết lại các từ ngữ em đã chọn vào vở.
Trả lời:
Tìm chỗ ngồi
Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát sau, bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế rằng:
- Thưa ông! Phải chăng, lúc ra ngoài tôi vô ý giẫm chân vào chân ông?
- Vâng nhưng xin bà đừng băn khoăn, tôi không sao!
- Dạ không! Tôi chỉ muốn hỏi để xem tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.
5 (Trang 19 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Giải câu đố (chọn câu a hoặc b):
a. Để nguyên - tên một loài chim
Bỏ sắc - thường thấy ban đêm trên trời.
(Là hai chữ gì?)
b. Để nguyên - vằng vặc trời đêm
Thêm sắc - màu phấn cùng em tới trường.
(Là hai chữ gì?)
Trả lời:
a.
Để nguyên - tên một loài chim: Sáo
Bò sắc - thường thấy ban đêm trên trời: Sao
b.
Để nguyên - vằng vặc trời đêm: Trăng
Thêm sắc - màu phấn cùng em tới trường: Trắng
C. Hoạt động ứng dụng
1 (Trang 19 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1):Tìm hiểu những tấm gương về lòng nhân ái xung quanh mình hoặc qua sách báo, phát thanh, truyền hình...
Trả lời:
Học sinh có thể tự đọc, tự xem các chương trình nhân ái hoặc nhờ người thân giúp đỡ rồi ghi nhớ thông tin về tấm gương nhân ái đó:
- Chú Dương Hồng Quý, 43 tuổi, ở TP Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) đã hiến tạng cứu sống sáu người, đó là món quà vô giá khi sự sống khác được hồi sinh.
- Ông Nguyễn Hữu Thuận (SN1966), quận 1, TP.Hồ Chí Minh được mệnh danh là “hiệp sĩ” hiến máu với 84 lần tình nguyện hiến máu cứu người.
Hoặc đó là những tấm gương nhân ái xung quanh mình:
- Ông Hải gần nhà em tháng nào cũng trích 2 triệu đồng tiền lương hưu của mình để giúp đỡ những người lao động trong xóm trọ nghèo.
2 (Trang 19 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Tìm và ghi lại thành ngữ, tục ngữ về lòng nhân ái:
Trả lời:
- Ăn ở có nhân, mười phần chẳng khó.
- Ăn ở có đức, mặc sức mà ăn.
- Nhường cơm sẻ áo.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
- Lá lành đùm lá rách.
Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 2B: Cha ông nhân hậu tuyệt vời
- Bài 2C: Đáng yêu hay đáng ghét
- Bài 3A: Thông cảm và sẻ chia
- Bài 3B: Cho và nhận
- Bài 3C: Nhân hậu - đoàn kết
Các chủ đề khác nhiều người xem
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Lớp 4 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT
- Lớp 4 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST
- Lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)