Tiếng Việt 4 VNEN Bài 3A: Thông cảm và sẻ chia

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 3A: Thông cảm và sẻ chia

A. Hoạt động cơ bản

1 (Trang 28 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1):

a. Quan sát tranh ảnh tư liệu cứu trợ đồng bào lũ lụt trong thư viện hoặc tranh minh họa bài Thư thăm bạn.

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 3A: Thông cảm và sẻ chia | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

b. Nói về bức tranh theo gợi ý:

- Tranh vẽ cảnh mọi người đang làm gì?

- Bạn nhỏ đang làm gì?

Gợi ý: Em hãy quan sát hoạt động của mỗi người và bạn nhỏ trong bức tranh để trả lời câu hỏi.

Trả lời:

a) Học sinh quan sát kĩ bức tranh để tìm hiểu nội dung bức tranh truyền đạt: Tranh vẽ cảnh gì? Có điểm gì đặc biệt?

b) Quan sát bức tranh trong bài "Thư thăm bạn" em thấy:

- Tranh vẽ cảnh mọi người đang tấp nập quyên góp tiền, đồ đạc, quần áo để ủng hộ cho đồng bào vùng lũ lụt.

- Bạn nhỏ trong tranh đang viết thư hỏi thăm, động viên một người bạn không may đã bị mất người thân trong trận lũ lụt vừa qua.

2, 3, 4 (Trang 28 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Đọc, giải nghĩa và luyện đọc.

5 (Trang 29 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Đọc bài văn, trao đổi và trả lời câu hỏi:

1) Nhờ đâu bạn Lương biết bạn Hồng và hoàn cảnh của Hồng?

(Em đọc đoạn đầu bức thư.)

2) Dòng nào dưới đây nêu đúng mục đích Lương viết thư cho Hồng?

a. Hỏi thăm tình hình của những người dân sau trận lũ lụt.

b. Hỏi thăm tình hình học tập của Hồng sau trận lũ lụt.

c. An ủi, chia sẻ nỗi đau với Hồng và động viên Hồng vượt qua khó khăn.

3) Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng.

(Em đọc đoạn: “Mình hiểu … những người bạn như mình.)

4) Bạn Lương rất biết cách an ủi bạn Hồng. Những câu văn nào thể hiện điều đó?

(Chọn những câu đúng để trả lời:

- Mình là Quách Tuấn Lương, học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Cù Chính Lan, thị xã Hòa Bình.

- Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người trước dòng nước lũ.

- Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này.

- Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình.)

Trả lời:

1) Bạn Lương biết bạn Hồng và hoàn cảnh của Hồng nhờ đọc được những dòng thông tin trên báo Thiếu niên Tiền Phong.

2) Dòng nêu đúng mục đích Lương viết thư cho Hồng là:

c. An ủi, chia sẻ nỗi đau với Hồng và động viên Hồng vượt qua khó khăn.

3) Những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng là:

- "Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi".

- "Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người giữa dòng nước lũ".

4) Những câu văn thể hiện Bạn Lương rất biết cách an ủi bạn Hồng là:

- "Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người trước dòng nước lũ".

- "Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này".

- Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình.

- "Mình gửi giúp Hồng toàn bộ số tiền mình bỏ ống từ mấy năm nay. Hồng nhận cho mình nhé!".

6 (Trang 30 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Tìm hiểu về cấu tạo của từ:

Câu sau có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo:

Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hanh / là / học sinh / tiên tiến /.

(Theo Mười năm cõng bạn đi học)

Trả lời câu hỏi:

1) Trong câu trên:

- Những từ nào chỉ gồm một tiếng (từ đơn)?

M: nhờ

- Những từ nào gồm nhiều tiếng (từ phức)

M: giúp đỡ

2) Tiếng khác từ ở chỗ nào?

Trả lời:

1) Trả lời câu hỏi:

- Từ gồm một tiếng: nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.

- Từ gồm nhiều tiếng: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.

2) Tiếng khác từ ở chỗ:

- Tiếng dùng để tạo nên từ. Tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa.

- Từ dùng để tạo thành câu. Từ nào cũng đều có nghĩa.

B. Hoạt động thực thành

1 (Trang 30 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn. Viết lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ:

Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha /

Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

- Các từ đơn: ...

- Các từ phức: ...

Trả lời:

- Chép lại đoạn thơ vào vở và phân cách các từ trong hai câu thơ cuối:

Rất / công bằng, / rất / thông minh

Vừa / độ lượng/ lại / đa tình, / đa mang.

- Từ đơn và từ phức trong đoạn thơ trên là:

   + Các từ đơn: Chỉ, còn, cho, tôi, của, mình, rất, rất, vừa, lại.

   + Các từ phức: Truyện cổ, thiết tha, nhận mặt, ông cha, công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.

2 (Trang 30 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1):Thi tìm từ, đặt câu:

Hai đội chơi, thầy cô hoặc một bạn ở đội thứ ba làm trọng tài.

Đội Một nêu lên một từ, đội Hai xác định là từ đơn hay từ phức và đặt câu. Nếu đội Hai làm đúng được tính 1 điểm và đổi bên.

Đội Hai nêu từ để đội Một xác định kiểu từ và đặt câu. Nếu đôi Hai không làm được, đội Một phải nêu được đáp án và được tính 1 điểm và đổi bên.

M: Đội Một hô "đoàn kết"; đội Hai: từ phức, câu "Đoàn kết là truyền thống quý báu của nhân dân ta".

Trả lời:

- Đáng yêu - từ phức: Em Nga hàng xóm là đứa trẻ đáng yêu.

- Nhìn - từ đơn: Minh rất thích ngắm nhìn cảnh đẹp đất nước.

- Chăm chỉ – từ phức: Học sinh phải ra sức học tập chăm chỉ.

- Mưa - từ đơn: Trời đổ mưa bất chợt làm ướt vai áo mẹ.

- Cô giáo - từ phức: Chúng em rất yêu quý cô giáo chủ nhiệm của mình.

- Gió - từ đơn: Gió thổi qua ô cửa sổ mát mẻ khiến em cảm thấy dễ chịu.

3 (Trang 31 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1):

a) Nghe thầy cô đọc và viết vào vở.

b) Đổi bài cho bạn soát và sửa lỗi.

4. Điền chữ hoặc đặt dấu thanh (chọn a hoặc b):

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 3A: Thông cảm và sẻ chia | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 3A: Thông cảm và sẻ chia | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 3A: Thông cảm và sẻ chia | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 3A: Thông cảm và sẻ chia | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Trả lời:

a. Điền vào chỗ trống tr hay ch?

Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu: "Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng". Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

(Theo Thép Mới)

b. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?

Bình minh hay hoàng hôn?

Trong phòng triển lãm tranh, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bảo:

- Ông thử đoán xem bức tranh này vẽ cảnh bình minh hay cảnh hoàng hôn.

- Tất nhiên là tranh vẽ cảnh hoàng hôn.

- Vì sao ông lại khẳng định chính xác như vậy?

- Là bởi vì tôi biết họa sĩ vẽ tranh này. Nhà ông ta ở cạnh nhà tôi. Ông ta chẳng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.

(Theo Đỗ Xuân Lan)

C. Hoạt động ứng dụng

Hoạt động (Cùng người thân và nhà trường tham gia giúp đỡ các bạn nhỏ ở những vùng gặp khó khăn.

Gợi ý:

- Người thân của em và bản thân em đã làm những việc gì để giúp đỡ những bạn nhỏ ở vùng gặp khó khăn.

- Ở trường nếu có tổ chức các buổi quyên góp giúp đỡ thì em đã quyên góp giúp các bạn những gì?

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên