Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? trang 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 69 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều):  

- Đọc trước văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”, tìm hiểu thêm những thông tin về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây:

+ “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” được Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tại Huế vào tháng 1-1981, rút từ tập kí cùng tên. Bài kí này đậm chất tùy bút.

+ Tác phẩm gồm ba phần, văn bản dưới đây trích phần thứ nhất.

Trả lời:

 - Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

+ Sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê ở Quảng Trị.

+ Là một nhà văn chuyên về bút kí.

+ Phong cách nghệ thuật: Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí… Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

2. Đọc hiểu

Quảng cáo

* Nội dung chính: Văn bản mô tả hình ảnh sông Hương qua các dáng vẻ khi ở thượng nguồn và khi đến với lòng thành phố Huế; thay đổi từ vẻ hoang dại, nguyên sơ trở nên dịu dàng, e ấy bên xứ Huế trữ tình. Sông Hương là chứng nhân của thời gian, lịch sử in hằn lên năm tháng. Người đọc cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho dòng sông quê hương, đất nước.

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? | Ngắn nhất Soạn văn 11 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1. (trang 69 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Phần 1 miêu tả sông Hương ở đâu?

Trả lời:

 Phần 1 miêu tả sông Hương ở thượng nguồn.

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Nhà văn đã hình dung về sông Hương như thế nào trước khi nó chảy qua thành phố Huế? 

Trả lời:

Nhà văn đã hình dung về sông Hương như một người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.

- Sông Hương chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn theo những đường cong thật mềm,...

=> Đó là vẻ đẹp dịu dàng, trầm mặc, như triết lí, như cổ thi, đem theo bao phù sa từ rừng già xuống.

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Đặc điểm của sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế là gì?

Quảng cáo

Trả lời:

Đặc điểm của sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế:

- Sông Hương trôi đi thực chậm, chảy lặng lờ như điệu slow. Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. 

- Sông Hương mang vẻ đẹp trữ tình, vừa trầm mặc gắn liền với lịch sử bi tráng của dân tộc.

- Trước khi vể với biển, sông Hương lưu luyến tình cảm với thành phố Huế ví như nỗi vấn vương của nàng Kiều với Kim Trọng.

Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý các chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi”.

Trả lời:

Các chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi”:

- Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-nin-grat đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại, ôi, tôi muốn làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vỗ tay

- ...chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...

Câu 5. (trang 72 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Nét độc đáo của sông Hương sau khi rời khỏi kinh thành Huế là gì?

Quảng cáo

Trả lời:

Nét độc đáo của sông Hương sau khi rời khỏi kinh thành Huế là dòng sông đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.

Câu 6 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Sông Hương hiện lên như thế nào qua các thời kì lịch sử?

Trả lời:

Sông Hương hiện lên qua các thời kì lịch sử: là chứng nhân lịch sử từ những ngày đầu dựng nước, gắn bó và sống những thế kỉ vinh quang với nhiệm vụ hiến dâng đời mình với mọi biến cố của Huế và đất nước.

Câu 7 (trang 74 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để khắc họa sông Hương.

Trả lời:

Các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để khắc họa sông Hương: so sánh, nhân hóa, liệt kê.

Câu 8 (trang 74 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Ở đoạn cuối này, sông Hương đã được nhìn nhận từ khía cạnh nào? 

Trả lời:

Ở đoạn cuối này, sông Hương đã được nhìn nhận từ khía cạnh thơ ca.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1. (trang 74 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Nhận xét về nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông? và nêu bố cục bài viết.

Trả lời:

- Nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông là một câu hỏi tu từ nhằm hướng người đọc biết về nội dung văn bản là “đi tìm nguồn gỗ của dòng sông Hương”, qua đó nhấn mạnh đến vẻ đẹp huyền thoại của dòng sông Hương, thể hiện lòng biết ơn đến những con người khai phá vùng đất ấy.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “quê hương xứ sở"): Dòng chảy của sông Hương.

+ Phần 2 (còn lại): Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và thi ca của sông Hương.

Câu 2. (trang 74 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Hãy chỉ ra đặc điểm và vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong văn bản trên theo bảng sau:

Góc nhìn

Đặc điểm

Vẻ đẹp

Địa lí

Sông hương ở thượng nguồn

 

 

Sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế

 

 

Sông Hương giữa lòng thành phố Huế

 

 

Sông Hương trước khi từ biệt thành phố Huế

 

 

Lịch sử

 

 

Thơ ca

 

 

Trả lời:

Góc nhìn

Đặc điểm

Vẻ đẹp

Địa lí

Sông hương ở thượng nguồn

Mang vẻ đẹp hùng vĩ và rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn. Sông Hương lúc mãnh liệt những ghềnh thác, lúc trở nên dịu dàng những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.

Mang vẻ đẹp hùng vĩ, nguyên sơ, lúc mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, lúc dịu dàng, đắm say.

Sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế

Sông Hương vẫn còn dư vang của Trường Sơn với sắc nước xanh thẳm, mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi.

Sông Hương mang vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình.

Sông Hương giữa lòng thành phố Huế

chuyển dòng một cách liên tục, uốn mình theo những đường cong thật mềm. Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày hoặc trên sân khấu nhà hát.

Sông Hương mang vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng, vui tươi.

Sông Hương trước khi từ biệt thành phố Huế

Đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.

Vẫn mang trong mình vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng.

Lịch sử

Là chứng nhân lịch sử, chứng kiến mọi biến cố của Huế.

Thơ ca

Sông Hương là cái nôi của âm nhạc Huế.

Câu 3. (trang 75 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Qua việc khắc hoạ hình tượng sông Hương, nhà văn thể hiện tình cảm, thái độ gì đối với quê hương, xứ sở?

Trả lời:

Qua việc khắc hoạ hình tượng sông Hương, nhà văn thể hiện tình cảm, thái độ đối với quê hương, xứ sở: yêu mến, trân trọng đặc biệt với thiên nhiên và con người nơi đây

- Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nàng đem áo ra phơi, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo lục điều với loại vải vân thưa màu xanh tràm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng.

- Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ.

Câu 4. (trang 75 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Hãy chỉ ra và làm sáng tỏ đặc điểm tùy bút thể hiện qua văn bản này (cái tôi độc đáo, sự kết hợp tự sự và trữ tình, ngôn ngữ giàu chất thơ).

Trả lời:

Tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong việc khắc hoạ hình tượng sông Hương và thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” qua đoạn văn (1) miêu tả vẻ đẹp của sông Hương từ khi ở thượng nguồn đến trước khi chảy qua thành phố Huế:

- Cho thấy sự quan sát tinh tế và tình yêu thương của tác giả với dòng sông Hương.

- Tạo nên đặc sắc trong lối viết ký của tác giả khi viết về sông Hương ở thượng lưu: hình ảnh hùng vĩ tuyệt đẹp, liên tưởng độc đáo, lối so sánh ví von độc đáo, sáng tạo và bất ngờ.

Câu 5. (trang 75 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Qua văn bản, người viết gửi đến bạn đọc thông điệp gì? Hãy nêu lên giá trị văn hoá mà em hiểu được từ văn bản.

Trả lời:

Qua văn bản, người viết gửi đến bạn đọc thông điệp về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người xứ Huế và tình yêu dành cho quê hương, đất nước. Con sông Hương với vẻ đẹp thơ mộng, đằm thắm, hoang dại, cổ kính ấy đã gắn chặt với dòng chảy của lịch sử đất nước, chứng kiến bao sự đổi thay, góp phần làm nên dáng hình xứ sở rất riêng Huế. Vẻ đẹp của Huế gắn với dòng sông là vẻ đẹp của truyền thống bản sắc văn hóa thấm nhuần trong đời sống con người.

Câu 6. (trang 75 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Văn bản đem lại cho em suy nghĩ gì trong việc nhìn nhận vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên quê hương mình? Hãy viết về một cảnh đẹp của quê hương em bằng một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng).

Trả lời:

- Suy nghĩ về việc nhìn nhận vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên quê hương mình: Thiên nhiên Việt Nam được tạo hóa ưu ái ban tặng rất nhiều cảnh đẹp. Mỗi vẻ đẹp đều có dấu ấn riêng và được lưu dấu lại những giá trị lịch sử qua bàn tay bảo vệ và gìn giữ của con người. Chính vì vậy, chúng ta cần có ý thức trân trọng và bảo vệ những vẻ đẹp ấy để bản sắc thiên nhiên và văn hóa luôn trường tồn với thời gian.

- Viết về cảnh đẹp quê hương:

Nhắc đến cảnh đẹp Hà Nội, người ta thường hay nhắc đến những cảnh đẹp đặc biệt như Hồ Gươm, Chùa Một Cột, Lăng Bác, Văn Miếu,... nhưng có một địa danh ít nổi tiếng hơn nhưng nhắc đến tên thì ai cũng biết, đó là Tháp nước Hàng Đậu. Sừng sững hơn một thế kỉ qua đi, Tháp nước Hàng Đậu - hay còn được người dân thủ đô gọi với tên dân dã là bốt Hàng Đậu đã chứng kiến biết bao đổi thay của lịch sử. Được người Pháp xây dựng vào năm 1894, Tháp nước nằm tại ngã 6 của các phố cổ Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng. Tháp nước được xây dựng với mục đích cung cấp nguồn nước sạch cho chính quyền Pháp đang đô hộ Bắc Kỳ lúc bấy giờ, và sau đó là cung cấp nước cho người dân thành phố. Giờ đây, dẫu việc cung cấp nước đã dừng lại từ lâu, nhưng tháp nước vẫn luôn ở đấy, trở thành di tích và dấu ấn lịch sử rất riêng của Hà Nội. Hình ảnh tháp nước hình trụ tròn nằm im lìm, cổ kính dưới tán lá, chứng kiến biết bao đổi dời của thủ đô sẽ luôn là hình ảnh đẹp trong lòng người dân Hà Nội.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên