Soạn bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn trang 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 102 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều):  

- Đọc trước đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lưu Quang Vũ.

- Tìm đọc truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt và cho biết điểm khác biệt quan trọng nhất giữa tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ và truyện cổ tích là gì.

- Đọc nội dung tóm tắt vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Trương Ba (hơn 50 tuổi) là một người làm vườn chất phác, nhân hậu, đặc biệt rất cao cờ. Trong một lần đánh cờ, Trương Ba kết bạn với Đế Thích (tiên cờ trên Thiên Đình). Mến tài Trương Ba, Đế Thích cho ông một thẻ hương dặn rằng nếu có gì bất trắc thì thắp một nén, Đế Thích sẽ xuống trần giúp đỡ, nếu thắp ba nén thì sẽ được lên trời.

Do tắc trách, Nam Tào gạch bửa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lấy ba nén hương Đế Thích đã đưa để thắp cho chồng vì thế mà lên được Thiên Đình, gặp Đế Thích và kiện về chuyện của Trương Ba. Theo gợi ý của Đế Thích, để sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác người hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, ngoài 30 tuổi, để được sống lại.

Trú nhờ thể xác hàng thịt. Hồn Trương Ba bị lí trưởng nhân đó sách nhiễu vòi tiền; con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Đặc biệt, sau một thời gian, Hồn Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số những thói quen sinh hoạt và cả thói xấu của anh hàng thịt. Những thay đổi đó khiến Hồn Trương Ba dần trở nên xa lạ với bạn bè và người thân, ngày càng tự thấm thỏa nỗi đau khổ, sự xấu đi không thể cường lại do tình trạng "bên trong một đẳng, bên ngoài một nèo" của mình. Hồn Trương Ba vô cùng đau khổ và quyết định lựa chọn cái chết, trả lại thân xác cho anh hàng thịt

Đoạn trích sau dãy thuộc cảnh VII và Đoạn kết của vở kịch.

Trả lời:

- Tác giả Lưu Quang Vũ:

Quảng cáo

+ Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), sinh tại Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng.

+ Là một tròn những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

+ Là một nghệ sĩ đa tài làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc...

+ Các tác phẩm chính: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Si-ta, Tôi và chúng ta, Hồn trương ba da hàng thịt...

- Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ và truyện cổ tích là:

+ Lưu Quang Vũ đã đi sâu và thể hiện rõ mâu thuẫn, rắc rối quanh việc hình hài và linh hồn không đồng nhất.

+ Phần kết của vở kịch và truyện khác nhau: Truyện cổ tích chấp nhận sự sắp đặt của thần linh, nhưng bên vở kịch là Trương Ba không chịu được khi sống trong thân xác người khác, không còn là chính mình nên đã trả lại thân xác cho anh Hàng Thịt.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Đoạn trích cho thấy đoạn đối thoại của Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt, sau khi Hồn Trương Ba nhận thấy ông đã không còn là chính mình. Từ đây ông quyết định sẽ trả lại Xác Hàng Thịt và chấp nhận chết hẳn để giữ đúng bản chất của mình. Đoạn trích cho thấy được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.

Quảng cáo

Soạn bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn | Ngắn nhất Soạn văn 11 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1. (trang 104 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý phản ứng của Hồn Trương Ba trước lời nói của xác Hàng Thịt.

Trả lời:

Những phản ứng của Hồn Trương Ba trước lời nói của xác Hàng Thịt: kêu Xác Hàng Thịt im đi, bịt tai, không muốn nghe, không chấp nhận.

Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý sắc thái, giọng điệu của xác Hàng Thịt. 

Trả lời:

Xác Hàng Thịt buồn rầu vì việc Hồn Trương Ba coi thường anh ta, anh ta không có lỗi và cũng đáng được trân trọng như người khác.

Câu 3 (trang 105 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều):  Vì sao càng về cuối, lời thoại của Trương Ba càng ngắn lại?

Trả lời:

Càng về cuối, lời thoại của Trương Ba càng ngắn lại vì Trương Ba càng lúc càng tuyệt vọng khi thấy rằng những lời Xác Hàng Thịt nói là hợp lí, không thể chối cãi.

Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Lập luận này của Đế Thích có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Trả lời:

Quảng cáo

Lập luận này của Đế Thích có ý nghĩa khẳng định thêm chủ đề của tác phẩm: Sống trên đời không phải lúc nào cũng có thể toàn vẹn là chính mình. Thế nhưng nếu không là chính mình thì chỉ là tồn tại, không phải là sống. Con người chỉ có thể thực sự hạnh phúc khi được sống là chính mình, được làm tôi toàn vẹn, hòa hợp cả thể xác và tâm hồn.

Câu 5. (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý sự thay đổi trong quan niệm về “Xác” và “hồn” của Trương Ba.

Trả lời:

Sự thay đổi trong quan niệm về “Xác” và “hồn” của Trương Ba:

- Ban đầu, Hồn Trương Ba không để ý đến việc xác và hồn phải đồng nhất với nhau.

- Sau này, ông hiểu rằng không thể sống bên trong một nẻo, bên ngoài một nẻo được, như vậy sẽ vĩnh viễn không được là chính mình.

Câu 6 (trang 107 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Suy nghĩ của em về cách hành xử của các nhân vật trên Thiên Đình?

Trả lời:

Cách hành xử của các nhân vật trên Thiên Đình: tắc trách, vô trách nhiệm. Mặc dù làm công việc quan trọng, điều phối cuộc sống nhân gian nhưng lại không cẩn thận, để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng, làm một đứa trẻ phải chết, sửa lỗi vô tội vạ.

Câu 7 (trang 108 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Em có bất ngờ trước quyết định này của Trương Ba không?

Trả lời:

Em không bất ngờ với quyết định này của Trương Ba vì điều này thể hiện đúng bản chất toàn vẹn thanh cao của ông trước đây. Ông đã nhận thức được sự không toàn vẹn giữa hồn này xác nọ và không muốn lặp lại bi kịch nữa.

Câu 8 (trang 108 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý những câu văn mang tính chất triết lí.

Trả lời:

Những câu văn mang tính chất triết lí:

- Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa phải bù lại bằng một việc đúng khác.

- Không thể sống với bất cứ giá nào được... Có những cái giá đắt quá, không thể trả được.

Câu 9 (trang 109 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý mối quan hệ giữa “chết” và “sống” trong Đoạn kết.

Trả lời:

Quan hệ giữa “chết” và “sống” trong Đoạn kết: Sống và chết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự sống quý giá nhất là được làm chính mình, sống một cách trọn vẹn. Khi đó, khi ta mất đi, ta sẽ sống mãi trong lòng mọi người.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1. (trang 109 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt cho thấy xung đột nào trong Hồn Trương Ba? Em có nhận xét gì về sự thay đổi thái độ của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt? Ý nghĩa của sự thay đổi này là gì? 

Trả lời:

- Xung đột trong Hồn Trương Ba được thể hiện qua cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt:

+ “tôi đã chán cái chỗ ở không phải của tôi...ra khỏi cái xác này, dủ chỉ một lát” → Xung đột trước bi kịch bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.

+ Xác Hàng Thịt đưa ra chứng cứ thuyết phục khiến Hồn Trương Ba không thể chối cãi.

- Trong cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt, Hồn Trương Ba chuyển từ thái độ chán ghét thân xác anh Hàng Thịt sang hùng hồn, tức giận khi nghe phản ứng của anh ta, cuối cùng là yếu ớt khi nghe phần xác đưa ra mình chứng.

=> Ý nghĩa: Hồn Trương Ba đã nhận ra sự tha hóa không thể kiểm soát của bản thân khi tồn tại trong thân xác anh Hàng Thịt.

Câu 2. (trang 110 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Tìm những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, sự biến đổi và vận động của xung đột kịch.

Trả lời:

Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, sự biến đổi và vận động của xung đột kịch:

- Đoạn chỉ dẫn "Tới đây, bắt đầu lớp kịch.... chỉ còn là thân xác" đã giúp cho việc miêu tả khung cảnh diễn ra việc thay đổi thân xác cho Trương Ba một cách rõ nét, giúp người đọc có thể hình dung dễ dàng hơn.

- Các chỉ dẫn “bịt tai lại”, “như tuyệt vọng” thể hiện rõ cảm xúc, biến đổi của nhân vật Hồn Trương Ba từ chối bỏ, không chấp nhận sự thật anh Hàng Thịt nói đến tuyệt vọng chấp nhận.

Câu 3. (trang 110 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu nào? Sự khác biệt này có vai trò gì trong việc xây dựng xung đột kịch?

Trả lời:

- Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu:

+ Với Đế Thích, được sống là tốt rồi nên sống dù đôi khi người ta không được là chính mình vẫn không sao. Ông muốn Trương Ba “phải sống, dù bất cứ giá nào”.

+ Với Trương Ba, sống là chính mình mới là tuyệt vời nhất. Do đó, ông đã nói với Đế Thích rằng "tôi muốn được là tôi toàn vẹn", “không thể sống với bất cứ giá nào được”.

- Vai trò của sự khác biệt trong việc xây dựng xung đột kịch: Thúc đẩy cao trào trong việc xây dựng xung đột kịch, nhấn mạnh quan niệm sống của Trương Ba.

Câu 4. (trang 110 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Điều gì đã khiến Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình? Theo em, cái chết này cho thấy đặc điểm nào của nhân vật trong thể loại bi kịch?

Trả lời:

- Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình vì ông nhận ra sai lầm và sự tha hóa khi ông ở trong con người anh hàng thịt. Ông cảm thấy đau khổ, chán nản và xấu hổ khi phải sống dưới thân xác của Hàng Thịt.

- Cái chết này cho thấy đặc điểm bi kịch của con người khi sống mà không được là chính mình của nhân vật trong thể loại bi kịch.

Câu 5. (trang 110 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Trong truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Đế Thích cho hồn Trương Ba nhập vào anh hàng thịt để sống lại. Vợ anh hàng thịt kiện lên quan, quan xử cho vợ Trương Ba thắng kiện vì người mới sống dậy rất giỏi đánh cờ, không biết mổ lợn. Theo em, vì sao Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết thúc như truyện cổ tích cho vở kịch của mình?

Trả lời:

Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết thúc như truyện cổ tích cho vở kịch của mình vì ông muốn đi sâu vào xung đột của việc xác này hồn nọ để truyền tải thông điệp sống chết là quy luật tự nhiên ở đời. Bằng cái chết, Trương Ba đã gìn giữ được những kỉ niệm tốt lành, đã giữ cho các thế hệ sau niềm tin vào con người, cuộc sống. 

Câu 6. (trang 110 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Em tâm đắc nhất với triết lí nhân sinh nào trong đoạn trích Tôi muốn là tôi toàn vẹn? Triết lí ấy còn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hôm nay?

Trả lời:

Triết lí nhân sinh trong đoạn trích Tôi muốn là tôi toàn vẹn em tâm đắc nhất là quan niệm sống là chính mình, sống toàn vẹn. Con người chỉ sống đúng nghĩa khi được là chính mình, được làm điều mình thích, lựa chọn điều mình yêu và hạnh phúc với mọi lựa chọn của mình. Con người để có cuộc sống tốt đẹp hơn phải biết đâu tranh với nghịch cảnh, bảo vệ nhân phẩm và phẩm chất tốt đẹp của mình.

Triết lí ấy có ý nghĩa tích cực vô cùng trong cuộc sống hôm nay, là lời nhắc nhở chúng ta khi sống trong xã hội vội vã, nhiều quy chuẩn, cám dỗ khiến ta không còn là chính mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên