Soạn bài Bánh mì Sài Gòn - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Tự đánh giá: Bánh mì Sài Gòn trang 85, 86 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài Bánh mì Sài Gòn - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

Đọc văn bản “Bánh mì Sài Gòn” trang 82 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1. (trang 85 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Theo em, vì sao tác giả chọn viết về món bánh mì Sài Gòn?

A. Vì đó là món ăn đồng thời là một hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội 

B. Vì đó là món ăn nổi tiếng của người Sài Gòn lúc bấy giờ

C. Vì đó là món ăn ngon được nhiều người Sài Gòn yêu thích

D. Vì đó là món ăn có nguồn gốc thuần tuý của Việt Nam

Trả lời:

Đáp án: A

Câu 2. (trang 85 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phương án nào dưới đây nêu đúng và đủ nhất bố cục của văn bản Bánh mì Sài Gòn?

A. Giới thiệu món bánh mì lần đầu tiên được du nhập vào Việt Nam, từ đó khái quát về quy luật phát triển của văn hoá

B. Giới thiệu quy luật giao lưu và hội nhập của văn hoá, từ đó lí giải cụ thể về món bánh mì ở Việt Nam

C. Giới thiệu quy luật giao lưu và hội nhập văn hoá, từ đó lí giải về sự biến tấu đa dạng của món bánh mì ở Việt Nam

D. Giới thiệu bánh mì du nhập vào Việt Nam và dần trở thành món ăn quen thuộc, từ đó khái quát về quy luật phát triển của văn hoá

Trả lời:

Đáp án: D

Quảng cáo

Câu 3. (trang 85 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Vì sao bánh mì được du nhập vào nước ta, sớm nhất ở Sài Gòn?

A. Vì đó là thành phố có rất nhiều người thích ăn bánh mì

B. Vì đó là thành phố có nhiều người “Tây” và “Tàu” cùng sinh sống 

C. Vì đó là thành phố ngã ba, nơi giao lưu của nhiều cách sống 

D. Vì ở đó có nhiều đầu bếp nổi tiếng đến sinh sống và làm việc

Trả lời:

Đáp án: C

Câu 4. (trang 85 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phương án nào dưới đây nêu đúng giá trị văn hoá của món bánh mì? 

A. Phát triển đồng thời trên cả hai con đường tự giác và tự phát

B. Đáp ứng được nhu cầu ích dụng của cuộc sống đời thường 

C. Tương tác để tạo nên sự cân bằng của cuộc sống con người 

D. Trở thành phòng thí nghiệm của sự tiến bộ xã hội loài người

Trả lời:

Đáp án: A

Câu 5. (trang 85 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Câu văn nào dưới đây cho biết đánh giá của tác giả về vai trò của bánh mì trong đời sống hiện nay?

Quảng cáo

A. Ấy thế mà, như trên đã nói, có lúc nó được coi là thứ không nên đụng đến, không thuộc hệ chuẩn giá trị truyền thống của “đạo nhà”.

B. Loại thức ăn này tồn tại trong cái nhìn của dân ta là bánh – hiểu là món ăn chơi, không phải là thực phẩm thường xuyên như cơm ..

C. Nói chung, giờ đây bánh mì đã là một thành tố quan trọng trong cái mà thế nhân đời nay gọi là “văn hoá ẩm thực".

D. Có lẽ, bánh mì đã xuất hiện ở xứ ta trước cái mốc 1859, nhưng ắt hẳn được biết đến nhiều là sau khi đội quân viễn chinh chiếm thành Gia Định.

Trả lời:

Đáp án: C

Câu 6. (trang 86 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy làm rõ sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản trên qua một số biểu hiện cụ thể, đồng thời, nhận xét về tác dụng của sự kết hợp ấy.

Trả lời:

- Yếu tố trữ tình: tác giả đã nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình về các giá trị văn hóa trong việc hội nhập bánh mì vào nước ta. Ngôn ngữ văn bản tinh tế, sống động, giàu hình ảnh.

- Yếu tố tự sự: tác giả kể lại nguồn gốc và cách ăn bánh mì khi du nhập vào nước ta.

=> Tác dụng của sự kết hợp: giúp tác giả thể hiện được hết những tâm tư, suy nghĩ của mình về vấn đề nói đến. Đồng thời cũng giúp bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc.

Câu 7. (trang 86 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Từ trường hợp ổ bánh mì, tác giả văn bản đã mở rộng bàn luận về vấn đề gì?

Trả lời:

Từ trường hợp ổ bánh mì, tác giả văn bản đã mở rộng bàn luận về vấn đề tiến trình hội nhập phát triển và giao thoa văn hóa.

Quảng cáo

Câu 8. (trang 86 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tác giả văn bản thể hiện quan điểm như thế nào về vấn đề phát triển văn hoá? Em có đồng tình với quan điểm của tác giả không? Tại sao?

Trả lời:

- Quan điểm của tác giả: văn hoá phát triển đồng thời trên cả hai con đường tự giác và tự phát, trong từng thời đoạn cụ thể, mỗi con đường mạnh yếu khác nhau, nhưng chúng luôn tương tác để tạo nên sự cân bằng của chính thể văn hoá. 

- Em đồng ý với quan điểm đó vì mỗi việc đều có nguồn gốc riêng, và khi con người hiểu và quan tâm đến nó sẽ tạo nên giá trị văn hóa tốt đẹp.

Câu 9. (trang 86 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Từ văn bản Bánh mì Sài Gòn, hãy nêu suy nghĩ của em về một thái độ cần có của thế hệ trẻ ngày nay đối với việc tiếp nhận các yếu tố văn hoá nước ngoài.

Trả lời:

Suy nghĩ về thái độ cần có của thế hệ trẻ ngày nay đối với việc tiếp nhận các yếu tố văn hoá nước ngoài: cần có sự tiếp thu chọn lọc và tiếp tục gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.

Câu 10. (trang 86 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy giới thiệu (khoảng 12 - 15 dòng) về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn/ đồ uống mà em yêu thích, trong đó có trích dẫn các tài liệu mà em tham khảo được.

Trả lời:

Văn hóa ẩm thực của Việt Nam luôn là niềm tự hào của nhân dân ta với vô vàn các món ăn ngon, tạo nên sự độc đáo riêng biệt thu hút sự quan tâm của du khác quốc tế, đặc biệt là Phở. Được xem như món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam nhưng nguồn gốc chính xác của phở lại không rõ ràng và vẫn còn đang gây tranh cãi lớn. Các học giả, các đầu bếp, các chuyên gia ẩm thực cho đến những người sành phở đều nhất trí phở có xuất xứ ở miền Bắc vào những năm đầu của thế kỷ 20. Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở tỉnh Nam Định (nằm ở Tây Nam thủ đô Hà Nội). Do có nhiều người Pháp cư ngụ trong vùng vào thời điểm đó nên người dân địa phương đã chế biến món ăn này để làm thỏa mãn nhu cầu của cả hai. Nguyên liệu địa phương vẫn được dùng chủ yếu, kết hợp thêm một ít thịt bò để tạo nên một món súp mang bản sắc của địa phương nhưng có thêm hương vị nước ngoài. Theo một giả thuyết khác, bát phở đầu tiên có nguồn gốc ở Vân Cừ - một ngôi làng nghèo thuộc tỉnh Nam Định. Sau đó, người dân ở ngôi làng này đã gánh phở bán rong đến tận thủ đô Hà Nội để mưu sinh. Tuy không có cở sở để khẳng định tính xác thực của những phỏng đoán này nhưng có một điều chắc chắn là những người bán hàng rong ở Hà Nội đều đến từ làng Vân Cừ. Nhìn chung, phở phản chiếu rõ nét đời sống của người dân Việt cùng với những di sản phong phú, đặc sắc. Thông qua đó chúng ta thấy được một trong những truyền thống về ẩm thực đặc sắc gắn liền với lịch sử dân tộc của Việt Nam trong suốt thế kỷ qua.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Biết thêm về phở - Cục du lịch quốc gia Việt Nam.

https://vietnamtourism.gov.vn/post/22765

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên