Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 146 lớp 11 Tập 2 - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 146 lớp 11 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.
Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 146 lớp 11 Tập 2 - ngắn nhất Cánh diều
Câu 1. (trang 146 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Tìm đọc các văn bản nghị luận sau:
- Toàn văn bài viết (tiểu luận) Một thời đại trong thi ca trong Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh, Hoài Chân)
- Các bài diễn văn hoặc bài phát biểu của các nhà chính trị, văn hoá, khoa học nổi tiếng thế giới. Ví dụ: Tôi sẵn sàng để chết (I am prepared to die) của Nen-xơn Man-đê-la (Nelson Mandela), Hẹn hò với định mệnh (Tryst with Destiny) của Gia-oa-hác-lan Nê-ru (Jawaharlal Nehru)....
Trả lời:
- Toàn văn bài viết (tiểu luận) Một thời đại trong thi ca trong Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh, Hoài Chân)
https://kien-thuc.fandom.com/vi/wiki/M%E1%BB%99t_th%E1%BB%9Di_%C4%91%E1%BA%A1i_trong_thi_ca
- Tôi sẵn sàng để chết (I am prepared to die) của Nen-xơn Man-đê-la (Nelson Mandela):
Câu 2. (trang 146 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống ở địa phương mà em đang sinh sống hoặc của nhân loại mà em thấy gần gũi, thiết thực.
Trả lời:
Cứ mỗi dịp tháng tư về, khi mà đất nước đang hân hoan trong những ngày mùa xuân lịch sử của ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tôi lại thấy xúc động khi nghe những giai điệu của bài hát “Lá Cờ”:
“Tôi lớn lên khi đất nước không còn chia Bắc - Nam
Chẳng biết chiến tranh là gì, chỉ được nghe trong những câu chuyện của cha…”
Có lẽ những thế hệ đi trước đã từng chứng kiến hai cuộc chiến tranh lớn của dân tộc sẽ không bao giờ có thể quên được những năm tháng đau thương mà hào hùng đó. Tôi tự hỏi để có nền độc lập như hôm nay, con người đã phải chịu đựng những hậu quả nào của chiến tranh?
Thật khó để có thể hiểu rõ chiến tranh là gì. Nhưng nếu hiểu một cách đơn giản nhất, chiến tranh là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử. Đó là hoạt động đấu tranh giữa các nước, các giai cấp, các lực lượng chính trị có xung đột về lợi ích, địa vị đối lập nhau. Các lợi ích đó có thể trên lĩnh vực kinh tế hay chính trị. Một cuộc chiến tranh diễn ra có thể dẫn đến một cuộc chiến về quân sự như hai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945) hoặc phi quân sự như cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai nước Mỹ và Liên Xô (1945 - 1991).Một cuộc chiến tranh nổ ra xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Nhưng cho dù nguyên nhân cụ thể của cuộc chiến ấy là gì thì nguyên nhân sâu xa nhất vẫn xuất phát từ việc tranh chấp quyền lợi về kinh tế và chính trị.
Vậy chiến tranh đã gây ra những gì? Khi một cuộc chiến tranh xảy ra, dù là chính nghĩa hay phi nghĩa cũng đều để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho các bên tham chiến. Có lẽ chẳng cần phải học lịch sử, mỗi người đều có thể chứng kiến được những hậu quả của chiến tranh. Mất mát to lớn nhất không gì bù đắp được phải chăng chính là con người? Hàng ngàn những ngôi mộ liệt sĩ nằm lặng im trong các nghĩa trang tưởng niệm. Các anh các chị đều là những con người tuổi đời còn rất trẻ mới mười tám đôi mươi với nhiều hoài bão thanh xuân vì chiến tranh phải ra đi, nhưng đều mang trong mình lời thề: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Họ đã yên nghỉ nhưng cho đến tận hôm nay vẫn không ai biết tên biết tuổi biết quê hương của họ ở nơi đâu. Không chỉ là mất mát của người ra đi, đó còn là mất mát của những người ở lại. Không phân biệt quốc gia hay dân tộc, những người mẹ có con tham gia chiến tranh đều chung một tấm lòng: lo lắng khi tiễn con lên đường, mỏi mòn chờ đợi tin tức của con và chạnh lòng, đau đớn khi nghe tin đứa con của mình mãi mãi không trở về. Ở Việt Nam, không hiếm những bà mẹ Việt Nam anh hùng phải chịu cảnh mất đi không chỉ một đứa con. Những người mẹ ấy đã sinh con ra nuôi con lớn nhưng chưa kịp nhận sự đáp đền thì con đã đem đời mình hiến dâng cho tổ quốc. Tự hào đấy nhưng cũng thật đau thương, xót xa. Còn có những người tham gia vào cuộc chiến, họ may mắn trở về nhưng lại mang trong mình những di chứng của cuộc chiến. Họ không thể trở về cuộc sống bình thường, phải sống trong cảm giác bất lực và sự ám ảnh về chết chóc, bom đạn và sự mặc cảm với đồng đội đã hy sinh. Điều đó thực sự còn tàn nhẫn hơn là nỗi đau của người đã ra đi.
Không chỉ là nỗi đau của con người, chiến tranh còn phá hủy cả môi trường tự nhiên. Từ lúc xảy ra cho đến khi kết thúc, chiến tranh đã tàn phá mọi thứ mà nó đi qua. Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi khói lửa của bom đạn, của các chất hóa học do con người chế tạo nhằm phục vụ cuộc chiến. Các công trình kiến trúc được coi là văn minh nhân loại, những cánh rừng bất tận không còn màu xanh mà chỉ thấy khói lửa… Chiến tranh cũng khiến cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Bóc lột giữa con người với con người ngày càng gia tăng, chênh lệch giàu nghèo càng rõ ràng. Cuộc sống của người dân thường xuyên rơi vào đói nghèo, trình độ văn hóa thấp. Mọi quyền dân chủ bình đẳng tự do đều bị xâm phạm một cách nghiêm trọng. Điển hình như ở Việt Nam, trong suốt những năm bị thực dân Pháp đô hộ, nhân dân ta đã bị chúng bóc lột về mọi mặt. Khó có thể quên được nếu đã từng đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh khi người viết về tội ác của thực dân Pháp:
“Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man.
Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu...”
Không phải cuộc chiến tranh nào cũng là phi nghĩa, cuộc chiến tranh vệ quốc của nước Nga hay cuộc chiến tranh nhân dân ở Việt Nam đều là những cuộc chiến tranh chính nghĩa khi mà nhân dân đứng lên chống lại sự áp bức bóc lột của phát xít Đức hay thực dân Pháp. Cũng không phải cuộc chiến tranh nào cũng xảy ra những xung đột về vũ trang. Ví dụ như Chiến tranh lạnh diễn ra trong hơn bốn mươi năm giữa hai cường quốc là Mỹ và Liên Xô. Tuy không xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp nhưng những cuộc xung đột về chính trị và quân sự khiến cho tình hình thế giới luôn trong trạng thái căng thẳng và nguy cơ về cuộc Đại chiến thế giới thứ ba sẵn sàng bùng nổ đã đe dọa nghiêm trọng đến nền hòa bình nhân loại.
Như vậy, mỗi cuộc chiến tranh qua đi thực sự đã để lại những hậu quả nặng nề cho thế giới nói chung và cho đất nước Việt Nam nói riêng. Đối với mỗi học sinh như chúng tôi, là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước luôn cần cố gắng học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động xã hội như tuyên truyền về hậu quả của chiến tranh, nói không với chiến tranh. Để có thể xứng đáng với thế hệ cha ông đã chiến đấu vì nền tự do của dân tộc, giống như lời bài hát viết về một thời đầy tự hào:
“Một thời chiến đấu cha tôi anh hùng
Một thời gian khó mẹ tôi đảm đang
Vẫn giữ nụ cười và tiếng hát át tiếng bom
Để rồi nay bước trên con đường đời
Dù bao gian khó, chông gai đời tôi
Thì đứng dưới bóng cờ, là con tim ngân lên tiếng ca:
- Đoàn quân Việt Nam đi…”
(Lá cờ)
Câu 3. (trang 146 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chuyển bài văn đã thực hiện ở mục 2 thành bài thuyết trình, khuyến khích sử dụng các phần mềm điện tử để tạo các bài thuyết trình hấp dẫn (Ví dụ: Canva, PowerPoint,...)
Trả lời:
Xin chào thầy cô và các bạn, trong buổi thuyết trình hôm nay, tôi sẽ trình bày về một hiện tượng xã hội của nhân loại thiết thực và luôn mang tính thời sự, đó là vấn đề chiến tranh.
Cứ mỗi dịp tháng tư về, khi mà đất nước đang hân hoan trong những ngày mùa xuân lịch sử của ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tôi lại thấy xúc động khi nghe những giai điệu của bài hát “Lá Cờ”:
“Tôi lớn lên khi đất nước không còn chia Bắc - Nam
Chẳng biết chiến tranh là gì, chỉ được nghe trong những câu chuyện của cha…”
Có lẽ những thế hệ đi trước đã từng chứng kiến hai cuộc chiến tranh lớn của dân tộc sẽ không bao giờ có thể quên được những năm tháng đau thương mà hào hùng đó. Tôi tự hỏi để có nền độc lập như hôm nay, con người đã phải chịu đựng những hậu quả nào của chiến tranh?
Thật khó để có thể hiểu rõ chiến tranh là gì. Nhưng nếu hiểu một cách đơn giản nhất, chiến tranh là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử. Đó là hoạt động đấu tranh giữa các nước, các giai cấp, các lực lượng chính trị có xung đột về lợi ích, địa vị đối lập nhau. Các lợi ích đó có thể trên lĩnh vực kinh tế hay chính trị. Một cuộc chiến tranh diễn ra có thể dẫn đến một cuộc chiến về quân sự như hai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945) hoặc phi quân sự như cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai nước Mỹ và Liên Xô (1945 - 1991).Một cuộc chiến tranh nổ ra xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Nhưng cho dù nguyên nhân cụ thể của cuộc chiến ấy là gì thì nguyên nhân sâu xa nhất vẫn xuất phát từ việc tranh chấp quyền lợi về kinh tế và chính trị.
Vậy chiến tranh đã gây ra những gì? Khi một cuộc chiến tranh xảy ra, dù là chính nghĩa hay phi nghĩa cũng đều để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho các bên tham chiến. Có lẽ chẳng cần phải học lịch sử, mỗi người đều có thể chứng kiến được những hậu quả của chiến tranh. Mất mát to lớn nhất không gì bù đắp được phải chăng chính là con người? Hàng ngàn những ngôi mộ liệt sĩ nằm lặng im trong các nghĩa trang tưởng niệm. Các anh các chị đều là những con người tuổi đời còn rất trẻ mới mười tám đôi mươi với nhiều hoài bão thanh xuân vì chiến tranh phải ra đi, nhưng đều mang trong mình lời thề: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Họ đã yên nghỉ nhưng cho đến tận hôm nay vẫn không ai biết tên biết tuổi biết quê hương của họ ở nơi đâu. Không chỉ là mất mát của người ra đi, đó còn là mất mát của những người ở lại. Không phân biệt quốc gia hay dân tộc, những người mẹ có con tham gia chiến tranh đều chung một tấm lòng: lo lắng khi tiễn con lên đường, mỏi mòn chờ đợi tin tức của con và chạnh lòng, đau đớn khi nghe tin đứa con của mình mãi mãi không trở về. Ở Việt Nam, không hiếm những bà mẹ Việt Nam anh hùng phải chịu cảnh mất đi không chỉ một đứa con. Những người mẹ ấy đã sinh con ra nuôi con lớn nhưng chưa kịp nhận sự đáp đền thì con đã đem đời mình hiến dâng cho tổ quốc. Tự hào đấy nhưng cũng thật đau thương, xót xa. Còn có những người tham gia vào cuộc chiến, họ may mắn trở về nhưng lại mang trong mình những di chứng của cuộc chiến. Họ không thể trở về cuộc sống bình thường, phải sống trong cảm giác bất lực và sự ám ảnh về chết chóc, bom đạn và sự mặc cảm với đồng đội đã hy sinh. Điều đó thực sự còn tàn nhẫn hơn là nỗi đau của người đã ra đi.
Không chỉ là nỗi đau của con người, chiến tranh còn phá hủy cả môi trường tự nhiên. Từ lúc xảy ra cho đến khi kết thúc, chiến tranh đã tàn phá mọi thứ mà nó đi qua. Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi khói lửa của bom đạn, của các chất hóa học do con người chế tạo nhằm phục vụ cuộc chiến. Các công trình kiến trúc được coi là văn minh nhân loại, những cánh rừng bất tận không còn màu xanh mà chỉ thấy khói lửa… Chiến tranh cũng khiến cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Bóc lột giữa con người với con người ngày càng gia tăng, chênh lệch giàu nghèo càng rõ ràng. Cuộc sống của người dân thường xuyên rơi vào đói nghèo, trình độ văn hóa thấp. Mọi quyền dân chủ bình đẳng tự do đều bị xâm phạm một cách nghiêm trọng. Điển hình như ở Việt Nam, trong suốt những năm bị thực dân Pháp đô hộ, nhân dân ta đã bị chúng bóc lột về mọi mặt. Khó có thể quên được nếu đã từng đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh khi người viết về tội ác của thực dân Pháp:
“Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man.
Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu...”
Không phải cuộc chiến tranh nào cũng là phi nghĩa, cuộc chiến tranh vệ quốc của nước Nga hay cuộc chiến tranh nhân dân ở Việt Nam đều là những cuộc chiến tranh chính nghĩa khi mà nhân dân đứng lên chống lại sự áp bức bóc lột của phát xít Đức hay thực dân Pháp. Cũng không phải cuộc chiến tranh nào cũng xảy ra những xung đột về vũ trang. Ví dụ như Chiến tranh lạnh diễn ra trong hơn bốn mươi năm giữa hai cường quốc là Mỹ và Liên Xô. Tuy không xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp nhưng những cuộc xung đột về chính trị và quân sự khiến cho tình hình thế giới luôn trong trạng thái căng thẳng và nguy cơ về cuộc Đại chiến thế giới thứ ba sẵn sàng bùng nổ đã đe dọa nghiêm trọng đến nền hòa bình nhân loại.
Như vậy, mỗi cuộc chiến tranh qua đi thực sự đã để lại những hậu quả nặng nề cho thế giới nói chung và cho đất nước Việt Nam nói riêng. Đối với mỗi học sinh như chúng tôi, là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước luôn cần cố gắng học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động xã hội như tuyên truyền về hậu quả của chiến tranh, nói không với chiến tranh. Để có thể xứng đáng với thế hệ cha ông đã chiến đấu vì nền tự do của dân tộc, giống như lời bài hát viết về một thời đầy tự hào:
“Một thời chiến đấu cha tôi anh hùng
Một thời gian khó mẹ tôi đảm đang
Vẫn giữ nụ cười và tiếng hát át tiếng bom
Để rồi nay bước trên con đường đời
Dù bao gian khó, chông gai đời tôi
Thì đứng dưới bóng cờ, là con tim ngân lên tiếng ca:
- Đoàn quân Việt Nam đi…”
(Lá cờ)
Vậy là vừa rồi tôi đã trình bày ý kiến xoay quanh vấn đề chiến tranh đối với nhân loại. Rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài trình bày được hoàn chỉnh hơn.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều