Soạn bài Vào chùa gặp lại - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Vào chùa gặp lại trang 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài Vào chùa gặp lại - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 61 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều):  

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc truyện kí, các em cần chú ý:

+ Tóm tắt được văn bản (viết về ai, sự kiện gì,...)

+ Xác định được chi tiết liên quan đến “người thật, việc thật” và chi tiết hư cấu, sáng tạo. Chi tiết nào của văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với người đọc?

+ Văn bản thể hiện triết lí nhân sinh gi? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hôm nay?

+ Liên hệ, kết nối với kiến thức và kinh nghiệm sống của bản thân để hiểu thêm câu chuyện.

- Đọc trước văn bản Vào chùa gặp lại, tìm hiểu thêm những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và thông tin về tác giả Minh Chuyên.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh của văn bản:

Vào chùa gặp lại là những trang viết về người thật, việc thật: Sư thầy Đàm Thân tên là Lương Thị Thân — một cô gái xinh đẹp quê Thái Bình tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trở thành một nữ quân y đường dây 559 Trường Sơn và từng bị thương, bị phơi nhiễm chất độc da cam. Sau chiến tranh, trở về quê hương, cô Thân vào chùa tu hành và làm việc nghĩa vì không muốn để lại gánh nặng và nỗi đau cho gia đình, xã hội. Văn bản dưới đây kể lại cuộc gặp gỡ của tác giả với sư thầy Đàm Thân.

Quảng cáo

Trả lời:

- Những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mĩ:

+ Chiến tranh cướp đi bao con người và của cải, cướp đi quyền được sống bình yên và để lại nỗi đau thương vô cùng tận.

+ Chiến tranh kéo dài và khốc liệt, bắt buộc già, trẻ, gái, trai đều phải đứng lên chiến đấu và bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.

+ Những di chứng của cuộc chiến vẫn còn đó, người hi sinh mãi nằm lại, người sống tổn hại nặng nề về thể chất và tinh thần.

- Tác giả Minh Chuyên:

+ Tên khai sinh là Nguyễn Minh Chuyên, sinh năm 1948, quê ở Thái Bình.

+ Ông là người chứng kiến và trải qua những giai đoạn khốc liệt nhất của chiến tranh, vì vậy, cả cuộc đời văn ông chỉ biết về đề tài hậu chiến.

+  Tác phẩm chính: Di họa chiến tranh (tập bút ký, 1998); Nỗi kinh hoàng (tập ký, 2004); Hậu chiến Việt Nam (tập ký, 2004, 2005), Cha con người lính (tập kịch bản, 2006);...

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản kể về cuộc gặp gỡ của tác giả với sư thầy Đàm Thân về những chuyện của cuộc kháng chiến gian khổ đã để lại và những suy tư trong lòng của nhân vật truyện.

Soạn bài Vào chùa gặp lại | Ngắn nhất Soạn văn 11 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Quảng cáo

Câu 1. (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý các thông tin cụ thể về người thật, việc thật được miêu tả ở phần 1.

Trả lời:

Thông tin cụ thể về người thật, việc thật: chùa Đông Am, xã Quảng Bình, huyện Kiều Xương. Ngôi chùa có sư Đàm Thân.

Câu 2. (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Sư Đàm Thân kể lại chuyện gì về "một thời đã qua" ở chiến trường?

Trả lời:

Sư Đàm Thân kể lại chuyện về "một thời đã qua" ở chiến trường Quảng Trị:

- Từ binh trạm 31 của đoàn 559, Thân chuyển về trung đoàn 8 sau đó được cử ra miền Bắc học tập nhưng Thân đã tình nguyện ở lại hết chiến dịch mới ra.

- Nhận được một tin dữ về người yêu đã mất, cô bàng hoàng vì với cô anh là sự sống, niềm tin cho cô cố gắng từng ngày. Cô tiếp tục theo chiến dịch, gặp nguy hiểm suýt đã hi sinh vì đoàn xe bị trúng bom.

- Được hai chiến sĩ tình nguyện hiến máu cho nên cô mới có thể sống nhưng sau đó hai chiến sĩ đó cũng đã mất do trúng bom.

- Thân được ở trong một gia đình theo Phật giáo từ đó được cảm hóa. Sau khi trở về cô đã bước chân vào đi tu.

Câu 3. (trang 63 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Câu chuyện ở chiến trường hơn hai mươi năm trước của nữ quân y Lương Thị Thân có gì đặc biệt?

Trả lời:

Điều đặc biệt của câu chuyện ở chiến trường hơn hai mươi năm trước của nữ quân y Lương Thị Thân: Sau những biến cố đau thương của cuộc chiến, nữ quân y ấy đã quyết không lập gia đình và đi tu, giúp đã mọi người.

Câu 4. (trang 64 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý phân biệt lời nhân vật (sư Đàm Thân) và lời người kể chuyện xưng “tôi” trong phần 2.

Quảng cáo

Trả lời:

- Lời nhân vật: Đàm Thân bảo: đó chỉ là ảo vọng và cho rằng ở chốn linh thiêng con người tu luyện không chỉ bằng tâm thể mà còn bằng hành thể ...

=> Có lời dẫn tên nhân vật trước câu nói.

- Còn các câu không có trích dẫn tên nhân vật là lời của người kể chuyện.

Câu 5. (trang 65 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Những việc làm tốt đời, đẹp đạo của sư Đàm Thân là gì?

Trả lời:

Những việc làm tốt đời, đẹp đạo của sư Đàm Thân:

+ Không ngại việc gì, giúp mọi người tu sửa cải tạo, mở mang ngôi chùa.

+ Không để các tạp giáo len lỏi vào chùa.

+ Không sử dụng danh tính cửa Phật mà làm những việc mê tín dị đoan, lừa người.

Câu 6 (trang 66 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Tình huống bất ngờ ở đây là gì?

Trả lời:

Tình huống bất ngờ: Anh Quân - người Thân yêu nhất và tưởng anh đã hi sinh xuất hiện.

Câu 7. (trang 66 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Nhân vật Hồng Quân đã kể lại chuyện gì?

Trả lời:

Câu chuyện của nhân vật Quân: Đơn vị anh bị tập kích, Quân bất tỉnh và được cứu sống. Anh nhận tin và cũng tưởng Thân đã mất. Vì vậy, anh không trở về ngày vì dưỡng thương và nghĩ về cũng chẳng còn lại gì. Khi nghe được chuyện của Thân từ mẹ Thân, anh biết cô còn sống và tìm đến chùa nơi cô đang ở.

Câu 8. (trang 67 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Hình dung về tình cảm và thái độ của nhân vật Thân sau khi nghe Quân kể.

Trả lời:

Tình cảm và thái độ của nhân vật Thân sau khi nghe Quân kể: vừa mừng, vừa thương. Thân nghẹn ngào mừng khi biết anh còn sống trở về, thương xót cho cảnh ngộ ngày gặp lại, cô không thể trở về và hạnh phúc bên anh được nữa.

Câu 9. (trang 67 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Vì sao Thân từ chối lời cầu khẩn của Quân?

Trả lời:

Thân từ chối lời cầu khẩn của Quân vì sau chiến tranh, Thân bị di chứng nặng nề bởi chất độc màu da cam và vết thương cột sống, vì vậy phần nửa người phía dưới thường xuyên tê dại. Thân không thể cùng Quân xây dựng cuộc sống gia đình đủ đầy, hạnh phúc. Chỉ có nơi cửa Phật mới khiến lòng Thân bớt sầu đau.

Câu 10. (trang 68 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Hành động nào của Quân khiến người đọc bất ngờ?

Trả lời:

Hành động bất ngờ của Quân: Quân cũng quyết định đi tu vì bản thân Quân cũng chịu di chứng của chiến tranh và không muốn làm khổ vợ con nếu lập gia đình.

Câu 11. (trang 68 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Hình dung về sư Đàm Thân qua những lời kể của tác giả.

Trả lời:

Sư thầy Đàm Thân qua lời kể của tác giả:

- Dáng đi hơi lệch, tập tễnh trong bộ quần áo nâu sẫm, tay cầm quyển kinh Pháp hoa, thư thả bước lên chùa.

- Nhìn sư thầy ta, thấy hoa của lòng người.

=> Hình ảnh sư thầy với vẻ bề ngoài không lành lặn, uyển chuyển nhưng là minh chứng cho sự hi sinh vì đất nước và chính là đóa hoa đẹp nhất.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1. (trang 69 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Văn bản trên có những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai?

Trả lời:

- Nhân vật trong văn bản: “tôi”, sư Đàm Thân, Quân, Vũ Thị Bích.

- Nhân vật chính: sư Đàm Thân.

Câu 2. (trang 69 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y trong tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống ấy là gì? 

Trả lời:

- Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y trong tình huống: sau hơn 20 năm, gặp gỡ bất ngờ ở chùa Đông Am.

- Ý nghĩa: thể hiện sự biết ơn của nhân vật tôi khi vẫn nhớ đến nữ y sĩ được coi là "bồ tát" nhân từ, từ đó cho thấy tấm lòng và nhân cách tốt đẹp của nhân vật “tôi”.

Câu 3. (trang 69 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Phân tích hình tượng nhân vật Đàm Thân. Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật này? Dẫn ra một số câu văn chứng tỏ điều đó.

Trả lời:

- Hình tượng nhân vật Đàm Thân:

+ Người y sĩ - chiến sĩ dũng cảm, không tiếc mình hi sinh cho đất nước.

+ Cô gái yêu hết mình và thủy chung với người yêu.

+ Vượt qua nỗi đau để sống vì đời, giúp đời.

- Thái độ của tác giả với nhân vật: trân trọng, yêu mến, cảm phục.

- Câu văn thể hiện cảm xúc đó:

+ Nhân vật tôi luôn coi Đàm Thân như vị "bồ tát" nhân từ.

+ Chi tiết "Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau... tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người."

Câu 4. (trang 69 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chỉ ra một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại. Phân tích tác dụng của sự kết hợp đó đối với việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của văn bản?

Trả lời:

* Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại:

- Hư cấu: Một trong những lí do, khiến Đàm Thân quyết định xuất gia là do những giấc mơ ngày ở chiến trường luôn luôn linh ứng.

- Phi hư cấu:

+ Ngày 12 tháng 2 năm 1975, máy bay địch bắn phá lên đỉnh dốc Chu Linh.

+ Thân về quê với 62% thương tật, hưởng chế độ thương binh 2/4.

* Tác dụng của sự kết hợp đó đối với việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của văn bản: nhấn mạnh việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện. Qua những chi tiết đó, người đọc thấy được hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tội ác của lũ kẻ thù gây ra chiến tranh.

Câu 5. (trang 69 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Từ câu chuyện của các nhân vật trong văn bản, em suy nghĩ gì về những hi sinh cao cả của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc?

Trả lời:

Những suy nghĩ về hi sinh cao cả của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc: chiến tranh tàn khốc đem lại những mất mát, nỗi đau to lớn cho con người. Thế hệ cha anh chúng ta đã chiến đấu, hi sinh để giữ lấy nền độc lập, tự do cho Tổ quốc. Nhưng có những hành hạ về thể xác và tinh thần hậu chiến đã vĩnh viễn để nỗi đau, ám ảnh khôn nguôi. Nhưng bất luận trong hoàn cảnh nào, tinh thần yêu nước và đoàn kết đã tạo thành sức mạnh, đưa dân tộc ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách, lập nên những kỳ tích trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 6. (trang 69 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Theo em, câu chuyện muốn truyền đạt tới người đọc thông điệp nhân sinh gì? Điều đó còn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?

Trả lời:

Theo em, câu chuyện muốn truyền đạt tới người đọc thông điệp nhân sinh về lòng yêu nước, sự biết ơn về con người trong thời chiến - những anh hùng xả thân vì Tổ quốc, quê hương. Văn bản nói về sự hy sinh cao cả của những nữ quân nhân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Họ đã chiến đấu dũng cảm, góp sức mình cùng đất nước đứng lên giành lấy nền độc lập. Nhưng câu chuyện hậu chiến vẫn tiếp tục kéo dài nỗi đau và sự hi sinh thầm lặng cao cả đó. Truyện vừa ca ngợi những tấm gương sáng chói đó, vừa muốn phê phán, tố cáo hành động dã man và những hậu quả khủng khiếp mà chiến tranh để lại. Điều đó vẫn còn có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống hôm nay và là động lực để mỗi chúng ta sống có ý nghĩa hơn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên