Soạn bài Vào chùa gặp lại - Cánh diều
Với soạn bài Vào chùa gặp lại trang 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.
Soạn bài Vào chùa gặp lại - Cánh diều
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 61 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc truyện kí, các em cần chú ý:
+ Tóm tắt được văn bản (viết về ai, sự kiện gì,...)
+ Xác định được chi tiết liên quan đến “người thật, việc thật” và chi tiết hư cấu, sáng tạo. Chi tiết nào của văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với người đọc?
+ Văn bản thể hiện triết lí nhân sinh gi? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hôm nay?
+ Liên hệ, kết nối với kiến thức và kinh nghiệm sống của bản thân để hiểu thêm câu chuyện.
- Đọc trước văn bản Vào chùa gặp lại, tìm hiểu thêm những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và thông tin về tác giả Minh Chuyên.
- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh của văn bản:
Vào chùa gặp lại là những trang viết về người thật, việc thật: Sư thầy Đàm Thân tên là Lương Thị Thân — một cô gái xinh đẹp quê Thái Bình tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trở thành một nữ quân y đường dây 559 Trường Sơn và từng bị thương, bị phơi nhiễm chất độc da cam. Sau chiến tranh, trở về quê hương, cô Thân vào chùa tu hành và làm việc nghĩa vì không muốn để lại gánh nặng và nỗi đau cho gia đình, xã hội. Văn bản dưới đây kể lại cuộc gặp gỡ của tác giả với sư thầy Đàm Thân.
Trả lời:
- Tóm tắt văn bản:
"Vào chùa gặp lại" là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Minh Chuyên khi ông viết về sự hy sinh mất mát của những quân nhân nữ trong cuộc kháng chiến đấu tranh chống thực dân Mỹ xâm lược. Chiến tranh xảy ra nó tàn phá nặng nề, làm tổn hại về người và của, nó kéo dài tới mức hàng nghìn người phụ nữ đã được tập hợp lại hành quân tiến vào chiến trường để chiến đấu. Kết thúc cuộc chiến tranh khốc liệt và gian khổ ấy, tác giả đã gặp được một nữ quân nhân may mắn sống sót sau cuộc chiến, và hiện nay cô ấy đã xuống tóc đi tu. Không chỉ vậy, tập bút ký "Vào chùa gặp lại" của nhà văn còn điểm mặt tới hơn ba chục người. Họ đều là những gương mặt đã từng tham gia kháng chiến trong sự nghiệp giải phóng nước nhà. Mỗi người đều là những chiến sĩ, họ khoác lên mình bộ quân phục màu xanh, đeo những chiếc bô lô to lớn, nặng nề, mỗi người lại được giao những nhiệm vụ khác nhau trên những chiến trường khác nhau. Cả thanh xuân dùng để phục vụ, để cống hiến, có lẽ bời vì thế mà khi hòa bình, tự do được lập lại, đã có không ít cô gái đã qua cái thời thanh xuân tươi đẹp nhất. Họ chẳng còn nghĩ ngợi tới chuyện vợ chồng, hoặc có những trường hợp, người thương của những quân nhân nữ ấy đã bỏ mạng trên chiến trường, vì thương, vì nhớ, mà họ chẳng đành bước tiếp. Nhưng có lẽ nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ vết thương do chiến tranh để lại, đã có không ít các chiến bị bị nhiễm chất độc màu da cam. Đó quả thật là sự đau đớn tột cùng đối với những nữ quân nhân, họ lo sợ rằng, khi kết hôn, cưới chồng rồi sinh con, con của họ sẽ gặp nguy hiểm, sẽ chẳng được lành lặn, vậy nên đa phần các cô gái khi trở về hoặc sống một mình cả phần đời còn lại, hoặc cạo tóc đi tu, làm người con của Phật. Trông cuốn bút kí này, Minh Chuyên đã dành rất nhiều trang sách để kể về sư thầy Lương Thị Thân- một cô gái xinh đẹp, quê ở Thái Bình, là người có học vấn cao, khi tham gia chiến đấu cô từng là sĩ quan công tác trong trạm quân y, sau đó được điều sang phục trách trạm xá. Cô có một khoảng thời gian dài hoạt động cách mạng, nhưng cũng như bao người đồng đội khác, số lần cô cận kề với cái chết không thể mang ra đếm được. Sau đó khi đã phục viên, Lương Thị Thân đã trở về quê nhà, rồi tìm tới của Phật, quyết định xuống tóc đi tu. Cũng đã từng có một lần, có một người đàn ông đã tìm tới tận chùa để xin cưới hỏi và khuyên bảo cô trở về. Dù người đó có năn nỉ như thế nào, nhưng cô nhất quyết không đồng ý bởi "là do hậu quả di chứng chất độc da cam và vết thương cột sống. Nó thường xuyên làm nửa người phía dưới của Thân tê dại. Bác sĩ đã kết luận Thân không còn khả năng... Thân không thể đem lại tương lai và hạnh phúc cho Quân được. Chỉ có ở nơi hư vô cửa Phật, lỏng Thân mới bớt nỗi sầu đau.”
- Chi tiết người thật việc thật và yếu tố phi hư cấu:
+ Chi tiết mở đầu, tình huống nhân vật tôi gặp lại người nữ y sĩ tại chùa Đông Am, xã Quảng Bình, huyện Kiến Xương.
+ Chi tiết Thân theo đoàn xe chở bộ đội về Lao Bảo – Quảng Trị ngày 12-2-1975, rồi đoàn xe trúng bom địch, Thân bị thương và nằm điều trị.
- Ý nghĩa triết lí nhân sinh: sự chịu đựng gian khổ, kiên cường, dũng cảm, lạc quan; giàu đức hi sinh, sống nhân hậu,...
- Thông tin về tác giả:
+ Nhà văn Minh Chuyên có tên khai sinh là Nguyễn Minh Chuyên.
+ Minh Chuyên sinh năm tại tỉnh Thái Bình.
+ Là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam năm 1993
+ Tác phẩm chính: Di họa chiến tranh (tập bút ký, 1998); Nỗi kinh hoàng (tập ký, 2004); Hậu chiến Việt Nam (tập ký, 2004, 2005), Cha con người lính (tập kịch bản, 2006); Kịch bản truyền hình (tập kịch văn học, 2007); Những linh hồn da cam (tập ký 2008); Linh hồn Việt Cộng (tập ký 2009), Điểm tựa cuộc đời (tập truyện ký, 1997);…
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Tác phẩm “Vào chùa gặp lại” kể về cuộc gặp gỡ giữa tác giả Minh Chuyên và sư thầy Đàm Thân về những chuyện của cuộc kháng chiến gian khổ đã để lại và những suy tư trong lòng của nhân vật truyện.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1. (trang 62 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý các thông tin cụ thể về người thật, việc thật được miêu tả ở phần 1.
Trả lời:
Thông tin cụ thể về người thật, việc thật: chùa Đông Am, xã Quảng Bình, huyện Kiều Xương. Ngôi chùa có sư Đàm Thân.
Câu 2. (trang 62 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Sư Đàm Thân kể lại chuyện gì về "một thời đã qua" ở chiến trường?
Trả lời:
Sư Đàm Thân kể lại chuyện gì về "một thời đã qua" ở chiến trường Quảng Trị.
Câu 3. (trang 63 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Câu chuyện ở chiến trường hơn hai mươi năm trước của nữ quân y Lương Thị Thân có gì đặc biệt?
Trả lời:
Câu chuyện ở chiến trường hơn hai mươi năm trước của nữ quân y Lương Thị Thân đặc biệt ở chỗ: Sau khi trở về mong ước của cô là phó thác cuộc đời nơi Tam Bảo.
Câu 4. (trang 64 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý phân biệt lời nhân vật (sư Đàm Thân) và lời người kể chuyện xưng “tôi” trong phần 2.
Trả lời:
- Lời nhân vật: Ngôi chùa đầu tiên mở cửa đón Thân là chùa Đông Chú, Kiến Xương. Nhiệm vụ của Thân là vừa làm công việc của một chú tiểu, vừa lo săn sóc, nuôi dưỡng bác Trần Diệu Tánh bị tàn tật do di chứng nhiễm chất độc màu da cam, chân tay co quắp, liệt toàn thân....
- Lời người kể chuyện xưng “tôi”: Khi trao đổi với Ủy ban Mặt trận huyện Kiến Xương, tôi mới hay: Sở dĩ Đông Am là chùa gương mẫu vì sư thầy Đàm Thân không để các tạp giáo bá đạo len lỏi vào chùa. Không lợi thế cửa Phật để làm những điều nhảm nhí, mê tín, đồng bóng, xóc thẻ, yểm bùa, đốt mã, gọi hồn,...
Câu 5. (trang 65 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Những việc làm tốt đời, đẹp đạo của sư Đàm Thân là gì?
Trả lời:
Những việc làm tốt đời, đẹp đạo của sư Đàm Thân là:
- Ở chùa, vừa lễ Phật, vừa cầu kinh, vừa xốc vác cùng mọi người tu sửa, cải tạo, mở mang, biến một ngôi chùa vốn hoang tàn thành ngôi chùa sạch cỏ, đỏ nhang.
- Sư về làm trụ trì, chùa Đông Am liên tục đoạt danh hiệu chùa "Bốn gương mẫu". Sở dĩ được vậy là vì: "sư thầy Đàm Thân không để các tạp giáo, bá đạo len lỏi vào chùa. Không lợi thế cửa Phật để làm những điều nhảm nhí, mê tín, đồng bóng, xóc thẻ, yểm bùa, đốt mã, gọi hồn,..."
Câu 6. (trang 66 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tình huống bất ngờ ở đây là gì?
Trả lời:
Tình huống bất ngờ ở đây là Quân vốn tưởng đã chết, nay lại xuất hiện trước mặt sư và anh còn sống.
Câu 7. (trang 66 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nhân vật Hồng Quân đã kể lại chuyện gì?
Trả lời:
Nhân vật Hồng Quân đã kể lại chuyện chiến trường nơi anh làm nhiệm vụ, lí do anh còn sống và đến bây giờ mới trở về.
Câu 8. (trang 67 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hình dung về tình cảm và thái độ của nhân vật Thân sau khi nghe Quân kể.
Trả lời:
Về tình cảm và thái độ của nhân vật Thân sau khi nghe Quân kể: mừng vì anh còn sống, thương vì cô không thể chăm lo phần đời con lại của Quân.
Câu 9. (trang 67 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Vì sao Thân từ chối lời cầu khẩn của Quân?
Trả lời:
Thân từ chối lời cầu khẩn của Quân phần vì giữ đạo, phần vì cô không còn khả năng... do ảnh hưởng của chất độc màu da cam và vết thương cột sống. Cô biết mình không thể đem lại tương lai và hạnh phúc cho Quân, chỉ có ở nơi hư vô cửa Phật, lòng cô mới bớt nỗi sầu đau.
Câu 10. (trang 68 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hành động nào của Quân khiến người đọc bất ngờ?
Trả lời:
Hành động của Quân khiến người đọc bất ngờ là việc anh xuất gia, đi tu ở chùa Bình Dương.
Câu 11. (trang 66 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hình dung về sư Đàm Thân qua những lời kể của tác giả.
Trả lời:
Hình dung về sư Đàm Thân: giàu đức hi sinh, sống nhân hậu,...
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1. (trang 69 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Văn bản trên có những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai?
Trả lời:
Văn bản trên có những nhân vật là: nhân vật "tôi", sư Đàm Thân, chàng trai tên Quân, Vũ Thị Bích. Trong đó nhân vật chính là sư Đàm Thân.
Câu 2. (trang 69 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y trong tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống ấy là gì?
Trả lời:
Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y sau hơn hai mươi năm, cuộc gặp gỡ bất ngờ này diễn ra ở chùa Đông Am.
→ Ý nghĩa của tình huống này là: thể hiện sự biết ơn của nhân vật tôi khi vẫn nhớ đến nữ y sĩ được coi là "bồ tát" nhân từ, từ đó cho thấy tấm lòng và nhân cách tốt đẹp của nhân vật “tôi”.
Câu 3. (trang 69 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phân tích hình tượng nhân vật Đàm Thân. Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật này? Dẫn ra một số câu văn chứng tỏ điều đó.
Trả lời:
Thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật chính - Đàm Thân là thái độ tôn trọng và yêu mến. Điều này được thể hiện qua một số chi tiết như:
+ Nhân vật tôi luôn coi Đàm Thân như vị "bồ tát" nhân từ.
+ Chi tiết "Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau... tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người."
Câu 4. (trang 69 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chỉ ra một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại. Phân tích tác dụng của sự kết hợp đó đối với việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của văn bản?
Trả lời:
Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại:
+ Một trong những lí do, khiến Đàm Thân quyết định xuất gia là do những giấc mơ ngày ở chiến trường luôn luôn linh ứng.
Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố phi hư cấu:
+ Ngày 12 tháng 2 năm 1975, máy bay địch bắn phá lên đỉnh dốc Chu Linh.
+ Thân về quê với 62% thương tật, hưởng chế độ thương binh 2/4.
→ Theo em, sự kết hợp này có tác dụng nhấn mạnh trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện. Qua những chi tiết đo, ta có thể thấy được hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tội ác của lũ bán nước và cướp nước.
Câu 5. (trang 69 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Từ câu chuyện của các nhân vật trong văn bản, em suy nghĩ gì về những hi sinh cao cả của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc?
Trả lời:
Từ văn bản, em cảm nhận một cách chân thực sự khốc liệt của chiến tranh, những mất mát, hi sinh của thế hệ đi trước phải gánh chịu để có được độc lập, tự do như ngày hôm nay. Có thể thấy, tinh thần yêu nước, trọng nhân nghĩa, khoan dung, sự cố kết, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người dân, trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Bất luận trong hoàn cảnh nào, đã kết thành sức mạnh vô địch, đưa dân tộc ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách, lập nên những kỳ tích vẻ vang trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 6. (trang 69 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Theo em, câu chuyện muốn truyền đạt tới người đọc thông điệp nhân sinh gì? Điều đó còn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?
Trả lời:
Theo em, câu chuyện muốn truyền đạt tới người đọc thông điệp nhân sinh về con người trong thời chiến. Văn bản nói về sự hy sinh cao cả của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chiến tranh kéo dài đã làm cho đất nước bị phá hủy nặng nề, không biết bao nhiêu người đã bỏ mạng lại nơi chiến trường. Không chỉ có đàn ông con trai mới đi đánh giặc mà kể cả những người phụ nữ cũng được tham gia chiến đấu, góp phần công sức nhỏ bé của mình vào sự tự do của đất nước. Truyện không chỉ ca ngợi những tấm gương sáng chói đó mà còn muốn phê phán, tố cáo hành động dã man và những hậu quả khung khiếp mà chiến tranh mang lại cho con người. Qua văn bản, tác giả còn muốn gửi tới mọi người thông điệp về lòng yêu nước, về sự biết ơn với những thế hệ đi trước đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Điều đó vẫn còn có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống hôm nay, là một thông điệp, một tư tưởng không bao giờ phai mờ.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều