Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ - Cánh diều

Với soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ trang 41, 42 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ - Cánh diều

Quảng cáo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):

- Đọc trước bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Hàn Mặc Tử.

- Tìm hiểu cảnh vật, con người xứ Huế và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Trả lời:

- Thông tin nhà thơ Hàn Mặc Tử.

+ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940) ông sinh ra tại làng Mỹ Lệ, Đồng Hới, Quảng Bình. Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là nhà thơ tiên phong cho Trường thơ loạn. Ngoài bút danh Hàn Mặc Tử ông còn có một số bút danh khác như: Lệ Thanh, Phong Trần,…

+ Hàn Mặc Tử bén duyên với thơ ca từ rất trẻ, năm 16 tuổi ông đã bắt đầu sáng tác thơ với bút danh là Lệ Thanh, Phong Trần. Đến năm 1936 ông đổi bút danh là Hàn Mạc Tử, sau đó lại đổi thành Hàn Mặc Tử.

+ Ông có một thời gian sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, tại đây ông làm phóng viên phụ trách cho tờ báo “Công luận”. Khi ấy, Mộng Cầm ở Phan Thiết cũng làm thơ và hay gửi lên báo. Hai người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, và ông quyết định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người.

Quảng cáo

+ Năm 1940, khi vừa bước sang tuổi 28 Hàn Mặc Tử mắc căn bệnh phong và qua đời ở một độ tuổi rất trẻ. Thế nhưng những tác phẩm của ông để lại cho nền văn học Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các thi sĩ.

- Cảnh vật, con người xứ Huế: Nhắc đến xứ Huế là nhắc đến nét cổ kính, mộc mạc nhưng nên thơ và hữu tĩnh của văn hóa và con người nơi đây. Xứ Huế với bao kì công kiến trúc như :thành Hóa Châu, chùa Thiên Mụ, cung điện Phú Xuân, lăng Khải Định, cung An Định, điện Kiên Trung, ... Đã đi sâu vào trong lòng biết bao khách du lịch cả trong và ngoài nước. Xứ Huế là chứng nhân lịch sử đi cùng năm tháng, sống cùng với những trang sử hào hùng của nhân dân Việt Nam ta. Nghệ thuật âm thanh cũng là nét độc đáo rất riêng của Huế với những câu hò, điệu lý, điệu Bắc, điệu Nam, đàn ca tài tử,... Huế đã trở thành điểm đến không thể không tới của những con người yêu nhạc. Ẩm thực Huế cũng là một nét rất đặc sắc và không thể bỏ qua khi đến đây.Món ngon xứ Huế là một kết hợp hài hòa món ngon Chăm cổ với món ngon Việt cổ, món ngon Mường cổ, món ngon dân gian Huế lâu đời và nhiều món ngon nhất cả nước, được đưa về Phú Xuân Huế dâng chúa, tiến vua, cùng các món ăn Tàu, Pháp, Mỹ, Nga v.v... do giao lưu và tiếp biến văn hóa từ nhiều thế kỷ.

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ:

Đây thôn Vĩ Dạ được rút ra từ tập Thơ điên. Khi hai người cùng ở Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử đã từng yêu thầm Hoàng Thị Kim Cúc. Khi về Huế, Hoàng Cúc nghe tin Hàn Mặc Tử bệnh bèn gởi vào tặng Hàn Mặc Tử tấm bưu ảnh phong cảnh và lời chúc sớm lành bệnh. Từ đó, đã gợi cho ông những kỉ niệm một thời từng sống ở Huế và sáng tác bài thơ này.

Quảng cáo

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Từ những kỉ niệm về Huế, nhà thơ đã khắc họa nên bức tranh tuyệt về cảnh vật, con người xứ Huế. Đồng thời, mượn câu chuyện tình đơn phương của mình để kín đáo gởi gắm tình yêu quê hương xứ sở.

Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ | Hay nhất Soạn văn 11 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1. (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý hình ảnh so sánh “xanh như ngọc” ở dòng thơ số 3.

Trả lời:

Vườn xanh như ngọc: một màu xanh mơn mởn trong sớm mai tràn đầy sức sống, gợi sự trù phú, non tươi, mỡ màng tràn đầy sinh khí của khu vườn thôn Vĩ.

Câu 2. (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý về tính nghịch lí, khác thường trong quan hệ của “gió” và mây”.

Trả lời:

 “Gió theo lối gió / mây đường mây”: gió đi một đường mây đi một ngả → sự xa cách, chia lìa.

Câu 3. (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Từ "ở đây" trong dòng thơ số 11 chỉ không gian nào?

Trả lời:

“Ở đây” có thể được hiểu theo những cách suy nghĩ là: Ở đây có thể là ở thôn Vĩ, khi Hàn Mặc Tử nhìn bức ảnh nhưng cũng có thể là ở Quy Nhơn, nơi Hàn Mặc Tử đang điều trị bệnh phong.

Quảng cáo

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1. (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Bức tranh thôn Vĩ (khổ 1) có đặc điểm gì? Bức tranh đó được nhìn từ con mắt của ai? Qua đó, ta thấy được tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Bức tranh thôn Vĩ ở khổ 1 là một bức tranh thiên nhiên rất đẹp và nên thơ. Câu thơ mở đầu: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” là một lời mời vừa thân tình lại vừa mang theo sự trách yêu của cô gái thôn Vĩ Dạ. Lý do đến chơi cũng rất đơn giản bởi bức tranh thiên nhiên nơi đây hiện lên rất rõ nét qua ba câu thơ tiếp của đoạn thơ đầu. Thôn vĩ nổi bật sáng chói với những tia nắng mới lên chiếu qua hàng cau cùng với khu vườn xanh mướt đầy sức sống. Giữa khung cảnh thiên nhiên tràn ngập sức sống ấy, hình ảnh người con gái với khuôn mặt chữ điền lấp ló qua những lá trúc hiện lên. Có thể thấy bức tranh đó được nhìn từ con mắt của tác giả. Qua đó, ta thấy được tình yêu của nhân vật trữ tình với thôn Vĩ Dạ và với cuộc tình dang dở của ông với người con gái nơi đây.

Câu 2. (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Bức tranh thiên nhiên ở khổ 2 có điểm nào khác với khổ 1? Sự khác biệt đó cho biết điều gì về tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

Bức tranh thiên nhiên ở khổ 2 so với khổ 1 có nhiều điểm khác biệt. Nếu khổ thơ thứ nhất tác giả miêu tả bức tranh thôn Vĩ Dạ ngập tràn sức sống với khung cảnh thiên nhiên ngập tràn sắc màu thì ở khổ hai, khung cảnh thiên nhiên đã trở nên đượm buồn hơn. Nỗi buồn ấy đã nhuốm cả vào không gian, cảnh vật, làm cho tâm trạng con người cũng trở nên buồn hơn. 

Câu 3. (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Qua ba câu hỏi trong ba khổ thơ, hãy nêu nhận xét của em về cách cấu tứ của bài thơ.

Trả lời:

Ở ba khổ thơ, mỗi khổ thơ lại có một câu hỏi khác nhau:

- Ở khổ thơ 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Câu hỏi này không chỉ là một lời chào mời mà nó còn như một lời trách móc nhẹ nhàng của cô gái Thôn Vĩ. Lý do về chơi thôn Vĩ không chỉ có thiên nhiên đẹp, tràn ngập sức sống cùng màu sắc mà nó còn có một cô gái với “gương mặt chữ điền” lấp ló sau “lá trúc che ngang”. Một nét đẹp thần bí mà cũng rất duyên dáng, gây tò mò cho người đọc.

- Ở khổ thơ 2: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?

Hai câu thơ này gợi nhớ đến câu ca dao: “Thuyền ơi có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ trong mơ hồ. Thuyền ai là một câu hỏi không rõ ràng, ai ở đây có thể là một thiếu nữ. Thuyền và bến đò cùng bờ sông và ánh trăng đã tạo nên khung cảnh hết sức lãng mạn và đẹp đẽ.

- Ở khổ thơ 3: Ai biết tình ai có đậm đà? 

Trong toàn bộ bài thơ có tất cả 4 từ “ai” lặp lại và cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu cho câu thơ mà còn tạo cảm giác tò mò không biết ai ở đây là người nào.

Câu 4. (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Trong bài Nhớ thương, Hàn Mặc Tử khắc hoạ tâm trạng của người cung nữ thông qua hình ảnh đối lập giữa “ngoài kia” và “trong đây”.

Ngoài kia xuân đã thắm duyên chưa

Trời ở trong đây chẳng có mùa 

Không có niềm trăng và ý nhạc

Có người cung nữ nhớ thương vua

Theo em, sự đối lập không gian được thể hiện thế nào trong Đây thôn Vĩ Dạ? Ý nghĩa của sự đối lập này là gì?

Trả lời:

Theo em, sự đối lập không gian trong Đây thôn Vĩ Dạ được thể hiện qua các bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ:

+ Ở khổ 1: Cảnh vật thiên nhiên hiện lên đầy sức sống với những tia nắng mơi cùng sắc xanh ngập tràn, tạo cho người ta cảm giác lâng lâng, tươi trẻ, chỉ muốn đến thông Vĩ để trải nghiệm.

+ Ở khổ 2: Khác với bức tranh thiên nhiên ở khổ 1 thì sang khổ này, bức tranh ấy đã nhuốm màu tâm trạng với sắc buồn là chủ đạo. Cảnh vật vẫn đẹp như vậy nhưng lại ẩn chứa nỗi buồn man mác.

Câu 5. (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nêu nhận xét của em về tác dụng của một yếu tố tượng trưng trong bài thơ.

Trả lời:

Một yếu tố tượng trưng trong bài thơ là hình ảnh trăng. Trăng không chỉ tượng trưng cho cái đẹp mà còn tượng trưng cho hạnh phúc và thanh bình. Vì vậy, hình ảnh trăng xuất hiện trong bài thơ đã khơi dậy cho người đọc về một niềm tin và khát vọng vào tình yêu và cuộc sống. 

Câu 6 (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Sự day dứt về thân phận như bị bỏ rơi, bị quên lãng của chủ thể trữ tình gợi cho em cảm xúc gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày cảm xúc đó.

Trả lời:

      Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật, thiên nhiên và con người xứ Huế mộng mơ. Hình ảnh con người ở bên lề của cuộc sống không phải chủ thể chính trong Đây thôn Vĩ Dạ nhưng cũng là một hình ảnh đẹp, thể hiện được cảm xúc của bài thơ. Câu thơ mở đầu bài thơ là một lời mời chào xen chút dỗi hờn của cô gái thôn Vĩ. Qua con mắt của tác giả, có thể thấy thiên nhiên ở đây thật đẹp và căng tràn sức sống. Qua bức tranh thiên nhiên đó lấp ló hình ảnh người thiếu nữ với khuôn mặt chữ điền sau những tán lá trúc. Sang khổ thơ thứ hai, màu sắc của cảnh vật cùng thiên nhiên và tâm trạng con người đã có sự thay đổi rõ rệt. Cảnh vật hiện lên với nét buồn qua cái nhìn đầy nội tâm của nhân vật trữ tình. Cảnh vật như có sự chia li, xa cách với nhau. Ở khổ thơ cuối, có thể thất cảnh vật và con người đều chìm sâu vào trong mộng ảo mơ hồ với sương khói mờ nhân ảnh.

Bài giảng: Đây thôn Vĩ Dạ - Cô Hoàng Hồng (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên