Soạn bài Thương nhớ mùa xuân - Cánh diều
Với soạn bài Thương nhớ mùa xuân trang 56, 57, 58, 59, 60, 61 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.
Soạn bài Thương nhớ mùa xuân - Cánh diều
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 56 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):
- Xem lại phần Kiến thức Ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc văn bản tùy bút, các em cần chú ý:
+ Văn bản viết về đề tài gì?
+ Kết cấu của văn bản được tổ chức như thế nào?
+ Những chi tiết nào của văn bản gây ấn tượng đối với người đọc?
+ Cái “tôi” tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc như thế nào?
+ Ngôn ngữ giàu chất thơ của văn bản thể hiện ra sao?
+ Văn bản đề cập giá trị văn hóa gì? Điều đó liên quan thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em?
- Đọc trước văn bản Thương nhớ mùa xuân, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Vũ Bằng.
- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh của đoạn trích:
Thương nhớ mười hai (1971) ra đời trong bối cảnh tác giả phải sống xa quê hương vì chiến tranh chia cắt đất nước. Tác phẩm là những trang văn viết về thiên nhiên, con người, phong tục của người Việt ở Bắc Bộ qua mười hai tháng trong một năm, mỗi tháng đều mang những đặc trưng riêng. Qua những trang văn, tác giả kín đáo thể hiện tình yêu đối với Hà Nội và lòng mong mỏi đất nước thống nhất.
Đoạn trích dưới đây viết về tháng Giêng, thuộc chương một của tác phẩm.
Trả lời:
- Đề tài: mùa xuân
- Kết cấu của văn bản: 3 phần:
+ Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.
+ Cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội.
+ Cảnh sắc, không khí mùa xuân sau những ngày rằm tháng Giêng.
- Tác giả Vũ Bằng:
+ Nhà văn, nhà báo Vũ Bằng (1913 - 1984) có tên thật là Vũ Đăng Bằng, bút danh như Thiên Thư, Lưu Tâm, Vạn Lý Trình,…
+ Ông sinh ra tại Hà Nội nhưng quê gốc của ông ở Hải Dương
+ Sinh trưởng trong một gia đình làm nghề xuất bản nhà sách ở Hà Nội
+ Vũ Bằng với phong cách viết miêu tả chân thực cuộc sống xung quanh, về thiên nhiên, về con người về sự đổi thay của quê hương đất nước, giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm và có sức hấp dẫn vô cùng lớn.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: “Thương nhớ mùa xuân” là tác phẩm được khắc họa khung cảnh mùa xuân và miêu tả nó một cách chân thực và tuyệt đẹp, tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ về Hà Nội qua cách miêu tả cảnh sắc thiên nhiên cùng đời sống sinh hoạt của con người nơi đây. Dù đã xa quê nhưng những kí ức về quê hương là thứ mà không bao giờ phai mờ.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1. (trang 57 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý cách tác giả giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân.
Trả lời:
Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết.
Câu 2. (trang 58 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Cảnh sắc và con người Hà Nội vào mùa xuân có đặc điểm gì?
Trả lời:
Mùa xuân Bắc Việt – mùa xuân Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng,...
Câu 3. (trang 58 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Cảm xúc của nhân vật "tôi" trước mùa xuân thế nào?
Trả lời:
Mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. Nhân vật tôi háo hứng, mong ngóng nó đến.
Câu 4. (trang 59 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Ở phần 3, tác giả đã bày tỏ cảm xúc gì về mùa xuân Hà Nội?
Trả lời:
Các chi tiết như: "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến".
→ Tác giả cảm thán, vui vẻ trước vẻ đẹp của mùa xuân.
Câu 5. (trang 59 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Thời tiết đặc trưng của Hà Nội sau rằm tháng Giêng như thế nào?
Trả lời:
Trăng tháng Giêng non như một người con gái mơn mởn đào tơ. Trăng tháng này đẹp hơn các tháng khác: "sáng nhưng không lộng lẫy như trăng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng Một...."
Câu 6. (trang 60 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Trong tâm trí tác giả, trăng tháng Giêng có gì đặc biệt?
Trả lời:
Trăng tháng Giêng non như một người con gái mơn mởn đào tơ. Trăng tháng này đẹp hơn các tháng khác: "sáng nhưng không lộng lẫy như trăng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng Một...."
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1. (trang 61 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Đề tài của văn bản Thương nhớ mùa xuân là gì? Dựa vào đâu để em biết được điều đó?
Trả lời:
Đề tài của văn bản Thương nhớ mùa xuân là tình yêu thương với quê hương và gia đình. Dựa vào nội dung của văn bản mà em biết được điều đó. Qua tác phẩm, tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ về Hà Nội qua cách miêu tả cảnh sắc thiên nhiên cùng đời sống sinh hoạt của con người nơi đây. Dù đã xa quê nhưng những kí ức về quê hương là thứ mà không bao giờ phai mờ.
Câu 2. (trang 61 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Xác định nội dung chính của mỗi phần trong văn bản Thương nhớ mùa xuân. Theo em, mạch lô gích chính gắn kết các phần của văn bản là gì?
Trả lời:
- Văn bản Thương nhớ mùa xuân có bố cục 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”. Nội dung chính là nêu lên những cảm nhận về tình cảm của con người với mùa xuân.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “mở hội liên hoan”. Miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội.
+ Phần 3: Phần còn lại. Miêu tả cảnh sắc và không khí màu xuân sau ngày rằm tháng Giêng.
- Theo em, mạch lô gích chính gắn kết các phần của văn bản là những suy nghĩ và cảm nhận của nhà văn về cảnh sắc mùa xuân.
Câu 3. (trang 61 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Cái “tôi” tác giả trong văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc gì? Hãy dẫn ra một số câu văn thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc ấy.
Trả lời:
- Cái “tôi” tác giả trong văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với mùa xuân. Một số câu văn thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc ấy là:
+ "Tự nhiên như thế: ai củng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân."
+ "Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướit xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác."
Câu 4. (trang 61 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tuỳ bút qua một vài biểu hiện cụ thể của văn bản Thương nhớ mùa xuân (ngôn ngữ, chi tiết, sự việc,...).
Trả lời:
Trong văn bản Thương nhớ mùa xuân, yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tuỳ bút đã được tác giả Vũ Bằng kết hợp xuất sắc thông qua một vài ngôn ngữ, chi tiết, sự việc,...cụ thể như:
+ Ngôn ngữ: Tuy sử dụng những ngôn ngữ giản dị nhưng nó rất giàu hình ảnh, giàu chất trữ tình và giàu tính biểu cảm, mang lại cảm xúc dồi dào cho người đọc.
+ Việc kết hợp nhiều phương thức kể, tả, biểu cảm vào văn bản đã giúp cho giọng điệu thơ trở nên nhịp nhàng và hài hòa hơn.
+ Cảnh vật thiên nhiên mùa xuân dưới ngòi bút nhà văn rất sinh động và đẹp, qua đó đã thể hiện được tình cảm của tác giả với quê hương và cảnh sắc nơi đó. Một số chi tiết như "Anh có thể đạp cỏ trên Hồ Gươm...anh vậy", "Thường thường, vào khoảng... cuộc sống êm đềm, thường nhật",… đã thể hiện được sự sinh động đó.
- Không chỉ sử dụng các câu kể, tả mà còn trong văn bản, tác giả cũng sử dụng nhiều câu cảm thán bộc lộ tâm tư và tình cảm của mình: "Ới ơi người em gái xõa tóc bên cửa sổ!", “Tôi yêu sông xanh, núi tím.... là vì thế”,…
Câu 5. (trang 61 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chi tiết nào về thiên nhiên (hoặc phong tục, con người) Hà Nội trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Vì sao?
Trả lời:
Chi tiết về thiên nhiên (hoặc phong tục, con người) Hà Nội trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em là chi tiết miêu tả thiên nhiên Hà Nội vào tháng Giêng. Việt Nam có ba vùng miền và mỗi vùng miền lại có đặc điểm về khí hậu và thời tiết khác nhau trong đó, mùa xuân và khí hậu miền Bắc rất đặc biệt vì nó có đủ 4 màu trong một năm. Vũ Bằng đã miêu tả rất chân thực khung cảnh tháng giêng về với những cảm nhận về sự chuyển giao diệu kì của thời tiết và sự hòa quyện giữa cảnh sắc thiên nhiên với con người nơi đây.
Câu 6. (trang 61 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Em hiểu thêm được những gì về giá trị văn hoá dân tộc từ văn bản Thương nhớ mùa xuân?
Trả lời:
Qua văn bản “Thương nhớ mùa xuân”, em đã thấy được nhiều hơn về giá trị văn hoá dân tộc thông qua văn hóa con người Hà Nội thông qua những chi tiết miêu tả ngày Tết ở nơi đây. Tết miền Bắc gắn liền với hình ảnh hoa đào, bánh chưng xanh ăn chúng với thịt mỡ dưa hành. Ở ngoài Bắc, còn mùng là còn Tết, còn hoa đào là vẫn còn thấy Tết. Tết kết thúc cũng là lúc cuộc sống quay trở lại quỹ đạo như hàng ngày.
Bài giảng: Thương nhớ mùa xuân - Cô Phương Thảo (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều