Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống - Cánh diều
Với soạn bài Viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống trang 137, 138, 139, 140, 141 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống - Cánh diều
1. Định hướng
1.1 Thế nào là hiện tượng đời sống và bài nghị luận về một hiện tượng đời sống?
a) Xem lại văn bản Tôi có một giấc mơ (Kinh) và cho biết:
- Hiện tượng đời sống mà bài viết nêu ra là gì?
- Vì sao tác giả lại viết về hiện tượng đó?
- Mục đích của người viết là gì?
Trả lời:
- Hiện tượng mà tác giả nêu: phân biệt chủng tộc
- Tác giả viết về hiện tượng đó vì: Người da đen vẫn chưa tự do và vẫn bị kì thị. Tác giả nêu ra nguyên nhân chính đáng của cuộc đấu tranh, thực trạng đáng xấu hổ và cần chấm dứt.
- Mục đích của người viết là: thôi thúc mỗi người da đen hãy đứng lên giành lấy những quyền lợi chính đáng.
b) Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống là viết bài văn trình bày ý kiến, phân tích, trao đổi, bàn luận về một hiện tượng của đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, đạo đức, khoa học công nghệ, giáo dục, môi trường,...) mà người viết quan tâm.
1.2. Để viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, các em cần chú ý:
- Xác định đối tượng chính mà bài viết muốn hướng tới (Viết cho ai?).
- Xác định mục đích của bài viết (Viết để làm gi?)
- Xác định nội dung cụ thể cần viết (Viết cái gì?).
- Xác định cách thức viết, bao gồm: phương thức và các thao tác nghị luận, các phương thức hỗ trợ khác (miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh), cấu trúc bài viết tranh, ảnh, bảng biểu, số liệu đi kèm... (Viết như thế nào).
- Thu thập các tư liệu liên quan đến hiện tượng đời sống được bản luận trong bài viết.
2. Thực hành
2.1. Thực hành viết theo các bước
Bài tập (trang 138 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Viết bài văn nghị luận nêu ý kiến của em về hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp hằng ngày của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
a) Chuẩn bị
Tiến hành việc chuẩn bị theo các gợi ý sau:
Xác định đối tượng mà bài viết muốn hướng tới. |
Xác định mục đích cụ thể của bài viết. |
Xác định kiểu bài và thao tác nghị luận. |
b) Tim ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp là gì?
- Hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài này có những biểu hiện như thế nào?
+ Vì sao giới trẻ lại sinh dùng tiếng nước ngoài?
+ Nên hay không nên sinh dùng tiếng nước ngoài? Vì sao?
+ Có giải pháp - biện pháp nào để việc sử dụng tiếng nước ngoài trở nên hợp lí?
- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần
c) Viết
- Viết bài văn theo dàn ý đã lập.
- Trong khi viết, các em cần chú ý một số điểm sau:
+ Mỗi luận điểm có thể triển khai thành một hoặc một số đoạn văn.
+ Các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận cần được vận dụng một cách linh hoạt
+ Cần thể hiện một cách tự nhiên quan điểm riêng của bản thân, miễn là hợp lí, thuyết phục.
+ Dẫn chứng cần xác thực, tiêu biểu cho hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp.
* Bài viết mẫu tham khảo
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, thông qua giao tiếp cá nhân gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội lịch sử, biến nó thành cái riêng của mình, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển văn hoá chung. Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật càng hiện đại càng ảnh hưởng đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống con người nên mối quan hệ giữa con người với con người càng được quan tâm, vì thế giao tiếp được xem là vấn đề thời sự trong nhiều lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực làm việc trực tiếp với con người như giáo dục, dạy học, ngoại giao… Ngày nay giao tiếp là phương tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới mục đích bình đẳng, hạnh phúc. Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu quan trọng của con người. Để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và tiến hành giao tiếp có kết quả, con người cần có kỹ năng giao tiếp.
Có thể nói, thay đổi của giới trẻ không chỉ thể hiện ở cách ăn mặc, ở tóc tai, ở cách ứng xử mà thể hiện nhiều ở ngôn ngữ, ở lời ăn tiếng nói hàng ngày của các bạn. Ngôn ngữ “trong sáng” và “giàu có” của tiếng Việt đã được “thoát xác” hoàn toàn khỏi các quy chuẩn và hầu hết được giới trẻ thay bằng thứ ngôn ngữ không ai hiểu vì các bạn dùng tiếng lóng trong cộng đồng teen.
Người trẻ ngày nay không chọn cách ra sạp báo mua tờ Thanh niên, Tuổi trẻ, không mở thời sự để xem tin tức vào mỗi 19 giờ tối hàng ngày. Giới trẻ ngày nay, chỉ cần một chiếc laptop, một chiếc smartphone là các em có thể nắm bắt toàn bộ thông tin, tin tức của thế giới. Thế nhưng, những vấn đề về thế giới, về quân sự, về chính trị, văn hóa của đất nước hay thế giới không phải là vấn đề mà các em quan tâm. Vì vậy, vốn hiểu biết thực tế của giới trẻ ngày càng hạn chế.
Đối với các bạn trẻ, việc sử dụng ngôn ngữ riêng biệt như thế này cũng có những tác dụng nhất định như rút ngắn được thời gian khi gõ phím hay trò chuyện, khi trò chuyện. Đồng thời, nó cũng tạo điểm nhấn riêng cho mỗi cuộc nói chuyện cũng như làm tăng lên cá tính của các bạn. Thế nhưng, các bạn không thể lường trước được những hậu quả của từ việc sử dụng ngôn ngữ như vậy. Thứ nhất, nó làm méo mó đi sự trong sáng của tiếng việt, tiếng dân tộc thiêng liêng. Nó tạo nên một thói quen không tốt trong tác phong sinh hoạt hằng ngày nói chung và trong giao tiếp nói chung. Thứ hai, nó khiến cho người khác cảm thấy khó hiểu, thậm chí là khó chịu khi phải tiếp xúc với những loại ngôn ngữ như vậy. Bên cạnh đó, nó sẽ tạo thành một trào lưu, một tác động xấu làm ảnh hưởng đến văn hóa xã hội…
Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng giới trẻ sử dụng ngôn ngữ 1 cách sai lệch như vậy? Nguyên nhân đầu tiên mà chúng ta có thể nhắc tới là sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là mạng xã hội. Thông qua việc giao tiếp tràn lan, mất kiểm soát trên các trang mạng xã hội, ngôn ngữ teen code nhanh chóng trở thành một thứ “mốt” thời thượng của các bạn trẻ. Họ bị ảnh hưởng rất nhiều từ bạn bè và các sản phẩm trên mạng. Bên cạnh đó, tâm lý học theo, tâm lý theo số đông lại càng khiến cho teen code tác động sâu vào các bạn trẻ. Cùng với đó, gia đình và nhà trường vẫn chưa có sự quan tâm sát sao đối với con em trong việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
Còn đâu việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo lời dạy của Bác Hồ vẫn căn dặn chúng ta. Vẫn biết rằng xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng hiện đại thì con người cần phải đổi thay và phải tiếp thu những cái mới. Nhưng ngôn ngữ của teen thì ngày càng đi ngược lại với thuần phong mỹ tục tốt đẹp mà cha ông ta đã bao nhiêu đời nay vun đắp, xây dựng. Sử dụng ngôn ngữ khó hiểu, tiếng lóng, hay những từ những câu thiếu văn minh lịch sự là điều đáng phê phán, đáng lên án. Việc sử dụng những ngôn ngữ có biến đổi để phù hợp với giới trẻ nên được kiểm soát, để tránh tình trạng lạm dụng và làm mất đi cái hay cái đẹp của tiếng Việt. Các bạn teen cần biết đâu là tốt, đâu là xấu; cần phân biệt được sự sáng tạo và sự biến đổi theo hướng thụt lùi. Người lớn cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, uốn nắn, răn dạy để bọn trẻ có hướng đi đúng với xã hội.
Ngoài ra các cơ quan chức năng, cơ quan văn hóa cũng nên có những biện pháp, những hướng xử lý đối với các bộ phận teen đang ngày càng làm mất đi cái hay của tiếng mẹ đẻ. Có như vậy, thì ngôn ngữ mới không bị biến đổi theo hướng tiêu cực như ngày hôm nay.
Thầy cô – những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn sinh viên, những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Bản thân thầy cô cũng cần sử dụng những ngôn ngữ có tính chuẩn mực cao. Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh.
Nhà trường cần định hướng cho sinh viên những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt từ đó nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ hội, tổ chức những cuộc thi, tạo môi trường tích cực, phát huy cũng như khích lệ tinh thần học hỏi để các em nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp để chấn chỉnh những sinh viên đi ngược lại xu thế đó.
Trước thực trạng đó, chúng ta cần có những biện pháp khắc phục tình trạng này. Nhà trường và xã hội phải có những phương pháp giáo dục cụ thể để định hướng các bạn học sinh biết được tác hại của teen code cũng như bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt. Gia đình cũng cần sát sao hơn với con cái, trao đổi, tâm sự với con cái nhiều hơn để biết được những thay đổi tâm sinh lý của con. Mỗi người hãy là một tấm gương trong giao tiếp để các bạn thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt. Bản thân các bạn trẻ cũng phải có ý thức trong việc rèn luyện và bồi dưỡng tiếng mẹ đẻ cũng như trau dồi khả năng ngoại ngữ thật tốt.
Tiếng Việt là thứ tiếng trong sáng và vô cùng ý nghĩa với mỗi con người. Bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt cũng chính là trau dồi bản thân cũng như thể hiện tình yêu nước. Giới trẻ cần có nhận thức đắn hơn trong việc trau dồi bản thân cũng như việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 5, phần Viết, mục d (trang 26), đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.
2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Thao tác phân tích dẫn chứng và lập luận bác bỏ
a) Cách thức
- Phân tích dẫn chúng là thao tác chi nhỏ, diễn giải, nhận xét về dẫn chứng đã nếu để người đọc hiểu rõ về nội dung của dẫn chứng và ý nghĩa của chúng trong việc soi sáng cho lí lẽ, luận điểm mà người viết đang muốn thuyết phục. Thông thường, có thể nêu dẫn chứng trước rồi phân tích sau. Ví dụ:
“Một trăm năm trước đây, một người Mỹ vĩ đại, người mà tư tưởng của ông, chúng ta vẫn đang tiếp nối, đã kí Tuyên ngôn Giải phóng con người. Sự ra đời của sắc lệnh quan trọng này như ánh lửa hiệu cho hi vọng của hàng triệu nô lệ da đen, những người đang bị thiêu đốt trên ngọn lửa của sự bất công đáng khinh miệt. Nó ra đời như binh minh rộn rã chấm dứt đêm trường nô lệ ".
(Tôi có một giấc mơ. Mác-tin Lu-thơ Kinh)
Cũng có khi việc nêu và phân tích dẫn chứng lồng vào nhau. Ví dụ:
“Nay các người nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết then. Làm tưởng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để dãi yến nguy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển: hoặc vui thú ruộng vườn, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mô tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mèo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quỷ nghìn vàng khôn chuộc; và lại vợ bầu con dịu, việc quân cơ trăm sự ích chi tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, cho săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thủ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai”.
(Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn)
- Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người khác từ bỏ những ý kiến, quan điểm sai lệch, từ đó, có nhận thức và hành động đúng. Nội dung bác bỏ là những luận điểm hoặc lí lẽ, dẫn chứng hay cách thức lập luận của đối tượng. Cách thức bác bỏ là dùng thực tế hoặc phép suy luận.... để chỉ ra, phân tích cái sai hoặc điểm tồn tại, hạn chế của luận điểm, luận cứ hoặc lập luận. Khi bác bỏ, cần có thái độ khách quan, dùng mực, lịch sử, cần cân nhắc từng khía cạnh, tránh vội vàng bảo bỏ, phủ nhận tất cả. Không nên đưa ra ý kiến bác bỏ một cách chung chung. tránh nói quá hoặc nói chưa tới.
b) Bài tập
Bài tập 1: (trang 140 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tìm từ ngữ phù hợp với những chỗ trống □ trong đoạn văn phân tích dẫn chứng sau đây để làm sáng tỏ luận điểm: "Hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài của giới trẻ hiện nay có nhiều biểu hiện phức tạp, cho thấy sự tuỳ tiện, thiếu ý thức của một bộ phận thanh thiếu niên."
Thật vậy, giới trẻ thường sử dụng tiếng lai căng, pha giữa □ và tiếng Việt. Họ không ngần ngại nói với tất cả các đối tượng tham gia hội thoại bằng các dạng cấu trúc như: “ok thầy, □, □ (1); hay “trông con bé kute quá”; “anh ấy □ thật!”, “mình là □ của anh ấy”, nhóm ấy toàn các anh chuẩn □", “các superstar thích xài mobile loại xin", "Idol của tao kia" (2), thậm chí, con nghiện (điện thoại) lại viêm dạ dày (sắp hết tiền) rồi làm sao gọi cho honey đây" (3) Nếu các trường hợp thuộc dạng (1) là kiểu kết hợp từ giữa tiếng Anh với từ □ khá phổ biến hiện nay, kể cả trong giao tiếp dạng nói cũng như dạng viết thì các ví dụ thuộc nhóm (2) cho thấy những cấu trúc phức hợp hơn với nhiều yếu tố tham gia để tạo câu, trong đó, giới trẻ có xu hướng chọn một yếu tố nước ngoài được cho là trọng điểm thông báo để chen vào cấu trúc □ tiếng Việt. Còn kiểu thứ (3) là sự pha tạp giữa ngoại ngữ và □ trong cấu trúc lời thoại. Chưa hết, việc sinh dùng từ ngữ ngoại lai còn khiến nhiều bạn trẻ thay vì nói “tạm biệt" sẽ là bye" hoặc "bye bye"; lời □ là sorry nha!”; cảm ơn là "thanks"... Kiểu sử dụng tiếng nước ngoài một cách vô thức thế này dường như đã làm cho nhiều đối tượng “quen” đến mức quên mất cả từ □ tương ứng. Đây rõ ràng là một số biến chứng" của song ngữ Anh – Việt, tạo ra những cấu trúc kì quái, làm mất đi tinh chất đặc trưng và sự trong sáng của các ngôn ngữ.
Trả lời:
1 - tiếng nước ngoài
2 - no bạn
3 - sorry bạn
4 - cool
5 - best friend
6 - hot boy
7 - tiếng Việt
8 - ngữ pháp
9 - một thành phần
10 - xin lỗi
11 - tiếng Việt
Bài tập 2: (trang 140 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Đọc đoạn văn sau và cho biết: Người viết đã bác bỏ những luận điểm hoặc luận cứ gì? Bác bỏ bằng cách nào? (Gợi ý: dùng thực tế hay phép suy luận,...).
Thậm chí sùng bái Truyện Kiểu mà nói rằng: “Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc túy của Việt Nam” – Không biết có còn quốc gì nữa không? Xưng tụng ông Nguyễn Du mà nói rằng: “Nguyễn Du đổ màu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi.". Ông Nguyễn Du dịch Kiểu từ đời Gia Long, thế thì từ Gia Long về trước, chưa có Truyện Kiều, thì nước ta không quốc - hoa, không quốc - tuý, không quốc - hồn, thể thì cái văn trí vũ công mấy trào Đinh, Lý, Trần, Lê, sáng chói rực rỡ đó, đều là ở đây đem đến cho bạn "học thuê viết mướn” ấy mà thôi; thể thì những bậc đại hào kiệt, đại huấn nghiệp, cứu dân giúp nước, tái tạo giang sơn, mở mang bờ cõi cho nước ta ngày xưa, không ai làm được vẻ vang cho nói giống, không ai đáng kỉ niệm cái mà chỉ ông văn sĩ làm sách "trăm năm trong cối" là làm vẻ vang giống nòi, là đáng kỉ niệm mà thôi? Giống nòi ta vẻ vang ra thế nào?!....
(Luận về chánh học cùng tà thuyết – Ngô Đức Kế)
Trả lời:
Người viết đã bác bỏ những luận điểm:
“Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc tuý của Việt Nam."
“Nguyễn Du đổ máu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi.”
Tác giả phản bác bằng cách đưa ra các câu hỏi ngược lại về các thời đại xưa, trước thời Gia Long đã có những bậc đại thi hào kiệt, đại huấn nghiệp, cứu dân giúp nước, tái tạo giang sơn, mở mang bờ cõi cho nước ta, chẳng lẽ ngoài Nguyễn Du ra thì không ai làm được vẻ vang cho nòi giống, không ai đáng kỉ niệm?
Bài giảng: Viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống - Cô Phương Thảo (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một hiện tượng đời sống
Tự đánh giá: Thế hệ trẻ cần có quyết tâm lớn và phải biết hành động
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều