Soạn bài (Nói và nghe trang 49) Giới thiệu một tác phẩm thơ - Cánh diều

Với soạn bài Nói và nghe: Giới thiệu một tác phẩm thơ trang 49, 50, 51 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

Soạn bài (Nói và nghe trang 49) Giới thiệu một tác phẩm thơ - Cánh diều

Quảng cáo

1. Định hướng

a) Giới thiệu một tác phẩm thơ là thuyết trình trước người nghe sự độc đáo về nội dung (để tài, chủ đề, cảm xúc, tư tưởng...) và nghệ thuật (cấu tứ, cách xây dựng hình anh thơ, cách sử dụng ngôn từ....) của bài thơ, đồng thời, cho thấy phong cách độc đáo của tác của thể hiện qua bài thơ đó.

b) Để giới thiệu một tác phẩm thơ, các em cần lưu ý.

- Lựa chọn được bài thơ có giá trị độc đáo về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả.

- Chuẩn bị các phương tiện như tranh. anh, video và máy chiếu, màn hình (nếu có).

- Xác định thời lượng và người nghe bài giới thiệu để có cách thuyết trình phù hợp.

2. Thực hành

Bài tập (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 2) Hãy giới thiệu một bài thơ có yếu tố tượng trưng mà em tâm đắc.

a) Chuẩn bị

- Đọc kĩ để bài và xác định yêu cầu của đề.

- Lựa chọn bài thơ có yếu tố tương trưng mà em tâm đắc để giới thiệu với mọi người. Ví dụ bài Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), hoặc một bài thơ tự chọn.

- Văn bản bài thơ được trình bày trên giấy hoặc trên trang trình chiếu của máy tính (slide) có hình ảnh, sơ đồ (nếu cần thiết) và các phương tiện hỗ trợ (bức tranh, bài hát,..) phù hợp với bài thơ.

Quảng cáo

- Tìm hiểu những bài thơ có cùng chủ để, so sánh để nhận ra nét độc đáo của bài thơ cần giới thiệu.

- Tập đọc diễn cảm bài thơ,

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài giới thiệu bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Hoàn cảnh ra đời của bài thơ có gì đặc biệt?

+ Những đặc sắc về nội dung của bài thơ là gì? Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc gì của tác giả

+ Hình thức của bài thơ có gì độc đảo? Tác dụng của các yếu tố hình thức này”.

- Yếu tố (nội dung hay hình thức) nào để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất? Vì sao? 

+ Những chi tiết nào có thể liên tưởng, so sánh với các bài thơ khác để làm nổi bật sự độc đáo của bài thơ?

- Lập dàn ý cho bài giới thiệu bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở đầu

Giới thiệu nhan để bài thơ, tên tác giả, đề tài của bài thơ, lí do mà em lựa chọn để giới thiệu bài thơ.

Nội dung chính

Lần lượt giới thiệu bài thơ theo tinh tự phù hợp, ví dụ: giới thiệu hoàn cảnh ra đời, nêu những đặc sắc về nhung và hình thức của bài thơ.....

Kết thúc

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

* Dàn ý tham khảo:

Quảng cáo

I. Mở đầu:

Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

Nhà thơ Thanh Thảo một nhà thơ luôn có những nỗ lực cách tân cho nền thơ ca hiện đại. Thơ ông là tiếng nói của những người tri thức nhiêu suy tư, trăn trở về cuộc sống, đặc biệt là cách cảm nhận cuộc sống theo chiều sâu. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và ít nhiều mang màu sắc tượng trưng siêu thực Lor-ca là một nhà cách tân nghệ thuật hiện đại. Tạo dựng hình ảnh Lor-ca,chuyển tải thông điệp tư tưởng - nghệ thuật của ông. Thanh Thảo đã sử dụng hệ thống ngôn từ nghệ thuật mới mẻ và hiện đại

II. Nội dung

- Nghệ thuật ngôn từ thể hiện trong bài thơ Bài thơ như giai điệu của một bản nhạc, có phần nhạc đệm của đàn ghi ta: chuỗi luyến láy trong bài thơ làm nên những tiếng ngân vang, những chùm hợp âm vĩ thanh.

- Ngôn ngữ sử dụng là ngôn ngữ tượng trưng: Ngôn ngữ diễn là âm thanh theo lối tượng trưng, làm cho người đọc liên tục chuyển đổi cảm giác: âm thanh vỡ thành màu sắc (tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta nâu; tiếng ghi ta lá xanh), thành hình khối (tiếng đàn bọt nước; tiếng ghi ta bọt nước vỡ tan), thành những ảnh động (tiếng ghi la ròng ròng máu chảy....)

Quảng cáo

- Những hình ảnh thơ mang màu sắc tượng trưng: giọt nước mất vầng trăng, ném lá bùa vào xoáy nước; ném trái tim mình vào lặng yên...

Những màu sắc gắn với cảm xúc vào suy tưởng: áo choàng đỏ gắt, áo choàng bê bết đỏ, chiếc ghi ta màu bạc...

- Xây dựng ngôn ngữ giàu sắc thái tư từ:

Các hình ảnh so sánh: Chàng đi như người mộng du: tiếng đàn như cỏ mọc hoang

Các hình ảnh nhân hoá: vầng trăng chếch choáng; giọt nước mắt vầng trăng.

Các hình ảnh ẩn dụ: Đường chỉ tay đã đứt; Dòng sông rộng vô cùng

III. Kết thúc:

Đánh giá được ảnh hưởng của Lor-ca đối với Thanh Thảo trong phong cách sáng tác, thấy được sự tiếp thu sáng tạo, mới mẻ và những đóng góp của nhà thơ Thanh Thảo đối với thơ hiện đại Việt Nam qua tiếng đàn ghi-ta của Lor-ca.

c. Nói và nghe

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 5, phần Nói và nghe, mục c (trang 29), đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

* Bài nói mẫu tham khảo

Thanh Thảo là nhà thơ xuất sắc với nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc được thể hiện trong tác phẩm, một trong những tác phẩm để lại cho ông nhiều tên tuổi nhất đó là tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca.

Hình ảnh thơ được thể hiện trong tác phẩm với những nét nghệ thuật độc đáo, như hình ảnh tiếng đàn bọt nước, những vầng trăng chếch choáng, hình ảnh của tiếng yên ngựa mỏi mòn, đến cả hình ảnh chiếc áo choàng đỏ gắt. Tất cả những hình ảnh thơ đều được thể hiện một cách sinh động nhất, hình ảnh sự vật đó là vầng trăng, hình ảnh về màu sắc, màu đỏ của chiếc áo choàng, đến những trạng thái choáng váng của tâm hồn, hình ảnh chếch choáng của vầng trăng, tâm trạng bâng qua.

Hình ảnh thơ trong bài thơ mang tính siêu thực, tượng trưng, những hình ảnh thơ thể hiện sự choáng váng, những hình ảnh nhẹ nhàng, nhưng lại mang ý nghĩa to lớn thể hiện nỗi cô đơn, buồn thảm của người nghệ sĩ, hình ảnh hoán dụ thể hiện một nỗi cô đơn, không ai thương tiếc khi " không ai chôn cất tiếng đàn". ở đây nó cũng ở trong tình trạng choáng váng, cô đơn, lãng long, hình ảnh nghệ thuật thơ, nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm mang tính biểu tượng và siêu thực.

Hình ảnh biểu tượng nói về số phận bất hạnh của nhân vật , hình ảnh tiếng đàn đó là nói về số phận của người nghệ sĩ, những hình ảnh của ánh trăng đó lại là hình ảnh của sự hòa bình, sự tự do, tất cả đang hòa trộn để nói về hai cung bậc riêng, độc lập của hai số phận, số phận lẻ loi. Tiếng đàn không chỉ là một công cụ của người phụ nữ mà nó còn là hình ảnh để nói về những cảm xúc trong tâm hồn của tác giả, lúc vui mừng, khi tròn bọt nước, khi lại vỡ tan... Sự vỡ tan đó đang thể hiện sự vỡ trong niềm tuyệt vọng, những đau thương, chóng váng trong tâm hồn.

Hình ảnh biểu tượng đó như đang nói về những cảm xúc trong tâm hồn, nghệ thuật ngôn từ giản dị, nhưng lại mang ý nghĩa biểu trưng to lớn, nó vỡ tan trong tiếng đàn của người nghệ sĩ, choáng váng trong tâm hồn, mơ mộng, làm sáo rỗng tâm hồn của người thi sĩ. Hàng loạt các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm, đó là những hình ảnh tượng trưng, mang lại một cung bậc riêng, so sánh, nhân hóa, hay cả phép tượng trưng cũng được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm, hình ảnh so sánh" chàng đi như người mộng du", hay nhân hóa hình ảnh vầng trăng biết chếch choáng, mang tâm trạng của con người.

Hàng ngàn những phép tượng trưng được thể hiện trong tác phẩm, phép biểu trưng để nói về vầng trăng choáng váng, vầng trăng của những nỗi cô đơn đang vây kín lấy tâm hồn của những người nghệ sĩ, đó là vầng trăng của tình người, vầng trăng của những nỗi cô đơn, vầng trăng thể hiện một cái nhìn tự do, niềm khao khát hạnh phúc. Với sự cách tân sâu sắc về nghệ thuật Thanh Thảo đã đóng góp cho nền văn học những tác phẩm có giá trị to lớn, nó mang nhiều ý nghĩa biểu trưng sâu sắc, hình ảnh của những nỗi cô đơn, sự choáng váng trong tâm hồn, và cả những nỗi khao khát có được một số phận.

Hình ảnh đường chỉ tay đã đứt cũng là một biện pháp ẩn dụ để nói về sự bất hạnh của người nghệ sĩ, hẩm hiu trong cuộc đời, mang trong mình những nỗi khổ đau, riêng biệt và xót xa đến tận cùng, nỗi cô đơn đó đang bủa vây chìm đắm và in sâu vào số phận của nhân vật.

Tất cả những hình ảnh biểu tượng, những đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm đều mang ý nghĩa biểu tượng để nói về số phận, đó là số phận hẩm hiu, số phận bất hạnh của cuộc sống, của thân phận những người nghệ sĩ, đó là nỗi đau, sự cô đơn, những nỗi bất hạnh trong cuộc sống. Với sự cách tân mới mẻ, tác phẩm đã để lại những day dứt về số phận của những người nghệ sĩ, khi cuộc đời chỉ ngắn ngủi biết bao. Những biểu trưng đó đều khắc họa để nói về cuộc đời, số phận của con người. Những con người có số phận hẩm hiu, những người nghệ sĩ phải chịu cuộc đời cay đắng, số phận ngắn ngủi, bất hạnh.

Ở tác phẩm, tác giả thật xuất sắc khi sử dụng những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng ẩn dụ để nói về cuộc đời của những người bạc mệnh, những tài năng, những nghệ thuật đang dần bị chôn vùi. Nó tạo nên một khối vuông rô bích cho tác phẩm, gợi ra rất nhiều suy tư cho người đọc, nó không chỉ là nghệ thuật tiêu biểu của thể thơ Thanh Thảo, mà nó còn để lại cho nền văn học một trong những tác phẩm có giá trị, đó là những tác phẩm lớn, để lại cho người đọc nhiều suy tư, trải nghiệm, cũng như những giá trị lớn của tác phẩm.

Hình ảnh của cả bài thơ đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc, đó là những hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ cho nội dung mà tác giả muốn thể hiện trong tác phẩm.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở bài 5, phần Nói và nghe, mục d (Trang 29) đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên