Soạn bài Tầng hai - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Tầng hai trang 17, 18, 19, 20, 21, 22 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tầng hai - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 17 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều):  

- Đọc trước truyện Tầng hai, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Phong Điệp.

- Liên hệ truyện này với những suy nghĩ, quan niệm của em về một cuộc sống hạnh phúc.

Trả lời:

 - Tác giả Phong Điệp

+ Tên thật là Phạm Thị Phong Điệp, sinh năm 1976 tại Nam Định.

+ Truyện của chị gần gũi, văn phong dễ hiểu, câu văn đơn giản, thuần thúy thông tin.

+ Truyện ngắn Tầng hai được in trong tập truyện ngắn Kẻ dự phần.

- Quan niệm về cuộc sống hạnh phúc: Quan niệm về cuộc sống của mỗi người là khác nhau. Nhưng đó đều là sự thăng hoa, vui sướng, thỏa mãn những nhu cầu và cung bậc cảm xúc riêng của mỗi người.

Quảng cáo

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản là câu chuyện kể về lối sống của các thành viên trong một căn nhà cho thuê dưới góc nhìn của Phan - người thuê trọ. Sau tất cả, cô nhận ra hạnh phúc là những điều bình dị ngay trong cuộc sống xung quanh, điều cô đã bỏ quên khi mải miết tìm kiếm những điều xa vời.

Soạn bài Tầng hai | Ngắn nhất Soạn văn 11 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1. (trang 17 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý cách tác giả giới thiệu nhân vật.

Trả lời:

Tác giả giới thiệu nhân vật: Trên tầng hai có ba người: bà mẹ ngoài sáu mươi tuổi, vốn là cựu thanh niên xung phong, bị bệnh thấp khớp. Anh con trai làm ở xưởng in và chị con dâu là công nhân của một xí nghiệp đóng giày.

=> Đó là cách giới thiệu theo hướng liệt kê truyền thống, khách quan dưới góc nhìn của Phan.

Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Hành động, ý nghĩ của nhân vật Phan như thế nào? 

Trả lời:

- Hành động:

+ Chẳng mấy khi động đến bếp.

+ Đi suốt, chỉ trở về khi đã cuối ngày.

Quảng cáo

+ Tắt máy từ ngoài ngõ mới dắt xe vào.

+ Thận trọng mở vòi nước, đưa tay ra đỡ tiếng nước.

- Ý nghĩ: Lo lăng sợ ảnh hưởng, làm phiền mọi người.

=> Phan là một cô gái với cuộc sống tẻ nhạt, cô đơn. Cô là người sống nội tâm và rụt rè, không muốn gây phiền toái cho ai.

Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Phan đã nảy ra ý định gì? Ý định ấy nảy ra khi nào?

Trả lời:

- Phan nảy ra ý định theo dõi cuộc sống của ba con người ở trên tầng hai.

- Ý định ấy nảy ra sau khi Phan đã lập trình rành mạch các công việc cá nhân khác và quyết định để đầu óc được nhàn rỗi.

Câu 4 (trang 18 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Nhân vật Phan lắng nghe được những âm thanh nào lúc đêm khuya?

Trả lời:

Những âm thanh Phan lắng nghe được lúc đêm khuya là:

- Tiếng bà mẹ già ngủ mê - vừa khóc vừa nói.

- Tiếng cậu con trai chạy huỳnh huỵch từ trong phòng ra lay gọi mẹ,

- Tiếng thở dài, tiếng khóc của cô gái khi không biết chồng đi đâu tối muộn chưa về, tiếng bà mẹ khuyên nhủ con dâu.

Quảng cáo

Câu 5. (trang 19 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Suy nghĩ về lời nói, hành động của những người trong gia đình nhân vật Thắng.

Trả lời:

Đó là những lời nói, hành động rất đời thường nhưng đó là những cử chỉ thâm mật, thể hiện được sự yêu thương, quan tâm, lo lắng chân thành mà 3 thành viên trong gia đình dành cho nhau.

Câu 6 (trang 19 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý tâm trạng của nhân vật Phan.

Trả lời:

Tâm trạng của nhân vật Phan: Chạnh lòng nhớ nhà và nghĩ đến mong muốn bám trụ lại Hà Nội để thoát nghèo.

Câu 7 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Cảnh sinh hoạt ở tầng hai vào sáng sớm được thể hiện qua những phương diện nào?

Trả lời:

Cảnh sinh hoạt ở tầng hai vào sáng sớm được thể hiện qua những phương diện:

- Âm thanh:

+ Sáng sớm, chị vợ lạch cạch mở khóa cửa đi chợ.

+ Tiếng động của nhạc, ti vi léo nhéo.

+ Tiếng anh chồng càu nhàu muốn được ngủ nữa.

+ Tiếng nhạc, ti vi được vặn to vô-lum.

+ Tiếng bát đũa lanh canh.

+ Tiếng anh chồng la oai oái vì chậu nước chưa pha nước sôi.

- Mùi hương: Mùi xào nấu thơm phức.

- Câu chuyện: Hai vợ chồng vui vẻ trêu đùa nhau, bàn tính dự định sắp xếp và sắm thêm đồ mới,...

Câu 8 (trang 21 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý đồ đạc trong phòng và ý nghĩ, tâm trạng của nhân vật Phan. 

Trả lời:

- Đồ đạc trong phòng: một chiếc giường, một tủ quần áo, mấy hòm sách, một chiếc Chaly.

- Ý nghĩ, tâm trạng:

+ Hễ ở nhà chỉ biết nằm thượt đọc sách, ngẫm nghĩ.

+ Ít khi về quê vì nghĩ đến cảnh cãi vã.

+ Sống chết muốn bám lấy đất này để mở mày mở mặt.

Câu 9 (trang 21 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Hình dung về những biểu hiện tình cảm của các thành viên trong gia đình nhân vật Thắng. 

Trả lời:

Những biểu hiện tình cảm của các thành viên trong gia đình nhân vật Thắng:

- Cả tháng cả nhà đều mong ngóng giờ phút này.

- Anh chống cuống quýt dắt xe chở vợ đến viện.

- Người mẹ lo âu, sốt ruột, lo lắng cho sức khỏe của con dâu và cháu nội.

- Khi có thành viên mới, cả nhà rộn rã, tất bật nhưng đều vui mừng, phấn khởi.

=> Cả nhà luôn yêu thương, quan tâm lẫn nhau.

Câu 10 (trang 21 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý các từ ngữ chỉ hành động và tâm trạng của nhân vật Phan.

Trả lời:

Từ ngữ chỉ hành động và tâm trạng của nhân vật Phan:

- Phan định chờ lúc đứa trẻ đầy tháng sẽ lên tầng hai để thăm, nhưng tự nhiên cô tò mò muốn được trông thấy ngay cảnh sống trên ấy, và được nhìn đứa trẻ.

- Một lần, cô rụt rè đi lên lưng chừng cầu thang rồi lại phân vân trở xuống. Cứ lần khân thế mất mười phút.

- Phan nóng bừng mặt, xấu hổ.

Câu 11 (trang 22 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý giọng nói của người kể chuyện.

Trả lời:

Giọng của người kể chuyện có sự đan xen hiện tại – quá khứ cùng những người thân trong gia đình – và sau đó lại quay về thực tại.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1. (trang 22 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Hãy tóm tắt truyện Tầng hai. Từ đó, nhận xét về cốt truyện và bố cục của văn bản. 

Trả lời:

- Tóm tắt truyện ngắn:

Cô gái tên Phan thuê trọ ở một ngôi nhà hai tầng màu xanh biển nằm quay lưng ra công viên của một gia đình ba người. Mỗi tối đi làm về, cô thường nằm suy nghĩ vẩn vơ và nảy ra ý định dõi theo cuộc sống của ba người còn lại trên tầng hai. Cô lắng nghe âm thanh mê ngủ của người mẹ đến tiếng chạy huỳnh huỵch của người con trai, cuộc đối thoại của các thành viên trong gia đình đó với nhau... Ngược lại, cuộc sống của cô tẻ nhạt và nhàm chán, cô luôn chạy theo ước muốn làm giàu. Đến lúc cặp vợ chồng tầng trên sinh con, cô muốn chúc mừng họ nhưng lại rụt rè. Cuối cùng, cô bị bà chủ nhà phát hiện. Đến lúc này, cô mới tận mắt nhìn ngắm thế giới tầng hai mà bấy lâu nay cô chỉ có thể tưởng tượng. Cô nhận ra, hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm. Cô nhớ về gia đình của mình và nhận thấy bấy lâu cô cứ mải mê tìm kiếm những điều xa vời.

- Nhận xét về cốt truyện, bố cục: Cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng; bố cục hợp lí tạo nên câu chuyện dễ đồng cảm, tiếp cận được nhiều đối tượng người đọc, để lại những suy nghĩ, triết lí về cuộc sống.

Câu 2. (trang 22 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Truyện diễn ra trong bối cảnh (không gian, thời gian) nào? Cách tác giả từng bước mở rộng bối cảnh có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của truyện?

Trả lời:

- Không gian: Một ngôi nhà hai tầng, màu xanh biển nằm quay lưng ra công viên ở Hà Nội.

- Thời gian: Chủ yếu vào chiều tối, đêm khuya.

- Tác giả viết truyện theo diễn biến thời gian các sự việc xảy ra, đan xen với các hồi ức, suy nghĩ nhân vật.

+ Tác dụng: Mở rộng dần góc nhìn của nhân vật, để từ đó người đọc thấy được những chuyển biến, thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ của nhân vật khi nhận ra triết lí về cuộc sống hạnh phúc.

Câu 3. (trang 22 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Nhân vật “bà mẹ” sống trong căn nhà hai tầng có phẩm chất, tính cách như thế nào? Nêu những chi tiết tiêu biểu trong truyện thể hiện phẩm chất, tính cách của nhân vật này.

Trả lời:

- Tính cách của nhân vật bà mẹ: Người mẹ hết mực yêu thương, quan tâm, lo lắng con cháu. Bà là người mẹ chồng tâm lí, yêu thương và dỗ dành con dâu, lo lắng cho sức khỏe con dâu và cháu nội, bà sống hòa đồng, thân thiện với mọi người,...

- Chi tiết tiêu biểu trong truyện thể hiện phẩm chất, tính cách của nhân vật:

+ Bà dỗ dành, quan tâm con dâu và trách móc con trai khi anh về muộn không báo trước và khiến con dâu khóc.

- Khi con trai phải đi làm qua đêm, người mẹ nói chuyện và ngủ cùng con dâu để cô bớt cô đơn.

- Khi con dâu chuyển dạ, người mẹ lo lắng, quan tâm đến sức khỏe con dâu.

- Khi có cháu, người mẹ chăm cháu chu đáo, yêu thương và quan tâm đến tình hình con dâu.

- Bà nhiệt tình mời Phan lên nhà chơi.

Câu 4. (trang 22 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Ai là người quan sát và bộc lộ cảm nghĩ về gia đình nhân vật Thắng và gia đình nhân vật Phan? Tìm các chi tiết trong truyện cho thấy cảm nghĩ của người đó.

Trả lời:

- Nhân vậy Phan là người quan sát và bộc lộ cảm nghĩ về gia đình Thắng và hoàn cảnh sống của Phan.

- Các chi tiết trong truyện cho thấy những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai gia đình:

 

Gia đình Thắng

Gia đình Phan

Giống nhau

- Đều là những gia gia đình yêu thương, quan tâm, chăm sóc nhau chân thành.

- Thường bắt đầu bằng những bữa sáng đầy yêu thương.

Khác nhau

- Ở Hà Nội

- Yêu thương, quan tâm, không bao giờ to tiếng.

- Ở quê

- Thường xuyên cãi vã.

- Các chi tiết cho thấy cảm nghĩ của người đó:

+ Phan...chạnh nhớ nhà...

+ Tự nhiên Phan thấy hơi buồn cười....

+ Cô lại chợt nhớ nhà đến cồn cào...

+ Cô thì cứ mải mốt kiếm tìm những điều tận đẩu tận đâu...

Câu 5. (trang 22 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Vì sao nhân vật Phan lại ngẫm nghĩ: “Hoá ra hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm”? Theo em, đây có phải là chủ đề của truyện không? Hãy làm rõ ý kiến của em.

Trả lời:

Nhân vật Phan lại ngẫm nghĩ: “Hoá ra hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm” vì: Phan là cô gái tỉnh lẻ luôn khao khát làm giàu. Trước nay, cô luôn nỗ lực làm việc để có cuộc sống hạnh phúc, để mở mày mở mặt. Điều đó khiến cô quên đi những điều bình dị trong cuộc sống. Chỉ đến khi lắng nghe những thanh âm đời thường, chứng kiến cuộc sống giản đơn và hạnh phúc của gia đình chủ nhà, cô mới chợt nhận ra bấy lâu mình đã theo đuổi thứ phù du mà quên mất hạnh phúc ngay bên cạnh, đó là ở bên và yêu thương gia đình.

=> Đây cũng là chủ đề của truyện: Hạnh phúc luôn xung quanh chúng ta, nó đến từ những điều bình dị, chân thành nhất.

Câu 6. (trang 22 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Từ truyện ngắn Tầng hai, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người với con người, về quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại?

Trả lời:

- Về mối quan hệ giữa người với người: Trong cuộc sống hiện đại xô bồ, náo nhiệt, con người thường xuyên nhận lấy áp lực và khiến cuộc sống mệt mỏi,  ít có thời gian dành cho nhau, mối quan hệ giữa người với người trở nên nhạt nhòa, thiếu liên kết. Nhưng chúng ta có thể thay đổi bằng cách mở lòng hơn, chủ động và hòa đồng với mọi người, quan tâm người khác và tạo nên giá trị riêng với mọi người.

- Về quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại: Con người hiện nay có nhiều hoài bão, chúng ta thường hi vọng và khao khát được hạnh phúc với cuộc sống đủ đầy, ước vọng làm giàu,... mà không nhận ra hạnh phúc đơn giản luôn hiện hữu ngay trước mắt chúng ta, trong chính những điều bình thường nhất.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên