Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện trang 35 → trang 40 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện - ngắn nhất Cánh diều
1. Định hướng
1.1 Những lưu ý chung về kiểu bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học:
a) Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá tác phẩm là trình bày một cách thuyết phục những điểm tương đồng và khác biệt hoặc chỉ tương đồng hay khác biệt về nội dung, hình thức nghệ thuật của hai văn bản, từ đó bình luận, nhận xét giá trị độc đáo của mỗi văn bản, nhận ra đặc điểm thể loại, vai trò của cá tính sáng tạo…
- Trong kiểu bài nghị luận này thao tác so sánh có một vai trò đặc biệt quan trọng. So sánh phải lô gich, mạch lạc, đích đáng từ đó giúp người viết đưa ra những đánh giá thuyết phục và có ý nghĩa.
b) Bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thường được thực hiện giữa các tác phẩm cùng thể loại. Ở mỗi thể loại khác nhau lại có những điểm nhấn khác nhau trong so sánh, đánh giá.
+ Với các văn bản thơ, cần chú ý đến nghệ thuật sử dụng, sáng tạo từ ngữ; các hình ảnh và biểu tượng, cách cấu tử, các dạng thức của cái "tôi" trữ tỉnh...
+ Với các văn bản truyện và tiểu thuyết, cần chú ý đến mô típ, cốt truyện, kiểu loại nhân vật, điểm nhìn trần thuật, kết cấu, cách kết thúc truyện, kĩ thuật miêu tả ngoại hình, chân dung và phân tích tâm lí nhân vật...
+ Với các văn bản kịch, cần chú ý đến mô típ, cốt truyện, hệ thống nhân vật, xung đột kịch, các dạng thức của lời đối thoại, độc thoại...
+ Với các văn bản kỉ, cần chú ý đến đề tài, cách tiếp cận vấn đề, cách khai thác số liệu, tài liệu....
c. Để viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học, các em cần lưu ý:
- Xác định mục đích so sánh.
- Xác định nội dung, tiêu chí so sánh.
- Đảm bảo cấu trúc chung của một bài nghị luận.
- Các bước để viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm như sau:
Bước 1 |
+ Tìm kiếm đối tượng so sánh (với trường hợp người viết phải tự xác định) theo các định hướng: thể loại, phong cách tác giả, khuynh hướng sáng tác, thời điểm sáng tác. + Xác định phạm vi so sánh (giữa hai tác phẩm, hai đoạn trích, hai mô típ,...). |
Bước 2 |
+ Phân tích điểm giống nhau, điểm khác nhau hoặc cả giống nhau và khác nhau giữa hai tác phẩm được so sánh. + Chỉ ra ý nghĩa của sự giống nhau và khác nhau, từ đó giúp người đọc nhận thấy tính độc đáo, đặc sắc riêng của từng tác phẩm. |
Bước 3 |
+ Bình luận, lí giải về nguyên nhân dẫn đến sự giống nhau, sự khác biệt giữa hai tác phẩm. + Rút ra những nhận thức về đặc điểm thể loại, vai trò của cá tính sáng tạo, quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương. |
1.2 So sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.
a. Đọc và tìm hiểu văn bản và trả lời câu hỏi.
Đề bài (trang 36 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Trong Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh tiếp thu các mô típ dân gian ở nhiều cấp độ; cốt truyện, nhân vật, tình huống…Ở cấp độ nào thì người đọc cũng có thể thấy những cố gắng của nhà văn để khẳng định tiếng nói của riêng mình.
Câu hỏi 1 (trang 38 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Văn bản lựa chọn cấp độ nào để tiến hành so sánh? Việc so sánh dựa trên những tiêu chí nào?
Trả lời:
=> Văn bản lựa chọn cấp độ cốt truyện để tiến hành so sánh. Việc so sánh dựa trên những tiêu chí:
+ Nhân vật
+ Tình cảm giữa hai nhân vật chính
+ Trở ngại của tình yêu
+ Kết thúc
Câu hỏi 2 (trang 38 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Việc lập bảng có tác dụng gì trong thao tác so sánh? Xác định hai ý chính trong đoạn văn sau bảng? Hai ý có quan hệ thế nào với những tiêu chí lập bảng ở trên?
Trả lời:
- Việc lập bảng giúp cho các nội dung tiêu chí được thể hiện rõ, từ đó sẽ nhận diện và phân biệt được các vấn đề cần làm rõ. Hai ý chính của đoạn văn sau bảng: Vũ Trinh không kể lại chuyện cổ tích; Trương Chi là câu chuyện về một tình yêu không thành nưng lớn hơn là câu chuyện về nỗi cô đơn của con người còn Câu chuyện tình ở Thanh Trì nghiêng về một vấn đề xã hội và hướng đến những ý nghĩa xã hội. Hai ý này có mối quan hệ chặt chẽ với bảng. Nó là phần trình bày cụ thể của các ý trong bảng.
- Những khác biệt nào giữa hai tác phẩm được nêu ra.
Câu chuyện tình ở Thanh Trì |
Trương Chi |
|
Nhân vật |
Nhân vật nam (Nguyễn Sinh) có ngoại hình khôi ngô, tuấn tú. |
Nhân vật nam (Trương Chi) có ngoại hình xấu xí. |
Tình cảm giữa hai nhân vật chính |
– Nguyễn Sinh không gặp mặt trực tiếp cô gái. – Nhân vật nữ chủ động đính ước với chàng trai và giữ mối chung tình đến trọn đời. – Tình yêu xuất phát từ hai phía. |
- Trương Chi gặp và say mê Mị Nương. - Mị Nương hết tương tư khi nhìn thấy diện mạo xấu xí của Trương Chi. - Tình yêu đơn phương từ Trương Chi. |
Trở ngại của tình yêu |
Sự ngăn cản của người cha cô gái. |
Sự vô tình của Mị Nương. |
Kết thúc |
Cô gái chết với trái tim hoá đá in bóng hình người tình. |
Trương Chi chết với trái tim hoá đá và chỉ Mị Nương mới nhìn thấy bóng một chàng trai chèo thuyền đang hát trong khối đá ấy. |
Câu hỏi 3 (trang 38 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Những văn bản trên đảm bảo các yêu cầu của một bài so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện không? Vì sao?
Trả lời:
- Văn bản trên đã đảm bảo yêu cầu của bài so sánh vì đã đưa ra được tiêu chí so sánh, kết quả so sánh, phân tích cụ thể và rút ra nhận thức về đặc điểm thể loại.
2. Thực hành
2.1. Thực hành viết theo các bước
Bài tập (trang 38 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): So sánh yếu tố kì ảo trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ với yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”.
* Bài văn tham khảo
Để thu hút được người đọc mỗi tác phẩm sẽ có những yếu tố riêng. Một trong số những yếu tố làm nên sự thành công đó là yếu tố kì ảo. Đặc biệt là yếu tố kì ảo trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” và trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Thông qua việc so sánh về yếu tố kì ảo sẽ giúp chúng ta thấy rõ dấu ấn sáng tạo của Nguyễn Dữ khi tiếp nhận những ảnh hưởng của văn học dân gian.
Trong câu chuyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” yếu tố kỳ ảo đầu tiên phải kể đến đó là sự xuất hiện của các nhân vật từ cõi âm ti, khác hẳn với các thể loại truyện thông thường mà nhân vật là thần thánh, thanh cao không nhiễm bụi trần, điều đó đã đem đến cho người đọc những trải nghiệm mới, kích thích trí tò mò cũng như gây ấn tượng sâu sắc với độc giả về cốt truyện. Nhân vật ở cõi âm đầu tiên, là khởi nguồn nên mọi diễn biến sau đó chính là tên tướng giặc họ Thôi bại trận, chết trên đất Việt, sau đó trở thành yêu quái chiếm miếu của Thổ công, quấy nhiễu dân chúng. Có thể thấy rằng đây là nhân vật phản diện điển hình nhất của truyện, lúc còn sống thì tên này làm giặc, chính vì thế khi chết đi cũng chỉ có thể làm yêu quái nhiễu loạn nhân gian, đời đời bị người ta khinh ghét sợ hãi. Không chỉ vậy tên giặc này còn phản ánh một hiện thực của đời sống ấy là nạn tham quan hoành hành, làm cho nhân dân lầm than, điều đó thể hiện qua việc hắn đút lót tham quan, bưng bít cả thượng đế để làm trò bạo ngược. Đến khi nhân vật Ngô Tử Văn đại diện cho chính nghĩa, thay trời hành đạo tự tay đốt đi ngôi đền, khiến hắn không còn chỗ trú, thì tên này lại ngang nhiên giả dạng tiến vào giấc mộng của Tử Văn, cảnh cáo bắt chàng dựng lại đền bằng những lời lẽ rất mực oai nghiêm, văn vở. Nhưng thấy Tử Văn vẫn điềm nhiên thấy chết không sờn thì quay ra tức giận, trở mặt làm trò dọa dẫm "Phong đô không xa xôi gì, tuy ta hèn nhưng há lại không đem nổi nhà ngươi đến đấy. Không nghe lời ta rồi sẽ biết". Và y như rằng ngay tối ấy tên giặc này đã không tha cho Tử Văn mà khiến chàng phải xuống hầu cõi âm ti. Trước điện Diêm Vương, tên này lại lần nữa đóng vai Thổ công bị đốt đền, lời lẽ điêu ngoa, lươn lẹo, nhằm buộc tội khiến Tử Văn phải bị trừng phạt. Tuy nhiên đến lúc thấy Tử Văn có bằng cớ chứng minh tội trạng của hắn, thì tên này lập tức lật mặt giở giọng nhân từ, cầu xin Diêm Vương tha cho Tử Văn nhằm thoát tội, với lời lẽ thể hiện sử giả nhân giả nghĩa vô cùng: "...xin đại vương tha cho hắn để có cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa, nếu chẳng may trị tội nó sợ sẽ làm hại đến đức hiếu sinh", câu nào câu ấy cũng lấy nhân đức đặt lên trên đầu lưỡi, nhưng thực tế rằng tên này đang sợ chuyện của mình bại lộ, nên mới vội bưng bít như thế. Quả là giang sơn dễ đổi bản tính khó dời, chết đến nơi vẫn không quên lươn lẹo, và kết cục của tên này cũng chẳng thể nào tốt đẹp bằng việc bị nhét gỗ vào miệng rồi đày xuống ngục Cửu U.
Nhân vật thứ hai chính là Thổ công, trong truyện miêu tả đây là một vị quan dưới thời Lý Nam Đế, vì có công giúp vua giữ nước mà chết thế nên được ban cho chức Thổ công và một ngôi đền, hưởng hương khói của nhân dân. Khi đến gặp Tử Văn thì hiện lên với phong thái nhàn nhã, khoan thai, áo vải mũ đen, là người hiền lành, trung thực, nên phải chịu nhún nhường cho tên giặc họ Thôi làm loạn. Có thể thấy rằng thổ công là nhân vật đại diện cho phe chính nghĩa, là người bị hại, phải chịu khốn đốn trước vấn nạn tham quan và gian thần nịnh nọt. Trong truyện nhân vật này chính là người đã chỉ điểm cho Ngô Tử Văn khi phải hầu Diêm Vương dưới âm ti, và giúp chàng thắng kiện còn tên giặc họ Thôi kia phải chịu trừng phạt. Sự kết hợp của Thổ công và Ngô Tử Văn trong truyện nhiều lần khiến ta liên tưởng đến sự giúp đỡ của thần, phật với nhân vật chính trong các câu chuyện dân gian, cổ tích. Chỉ khác một chút rằng, ở đây Ngô Tử Văn không hoàn toàn dựa vào những lời dạy của Thổ công mà quan trọng nhất vẫn là dựa vào khí khái, tinh thần dũng cảm của bản thân và tấm lòng trung thực, không sợ kẻ ác của nhân vật này. Sự kết hợp của Thổ công và Ngô Tử Văn có thể liên tưởng đến sự đoàn kết của nhân dân ta trong quá trình chống giặc ngoại xâm, thì ở đây là sự đoàn kết của phe chính nghĩa khi đối diện với cái ác, cái xấu hoành hành.
Nhân vật Diêm Vương là người đứng đầu cõi minh ti, trong truyện đóng vai trò là người phán xử. Lúc đầu khi đứng trước lời tố cáo đầy gian dối và lươn lẹo của tên tướng giặc họ Thôi, thì Diêm Vương đã bị lừa gạt và đâm ra trách phạt Tử Văn vì cớ sao lại phá đền, chốn thần phật nương náu. Tuy nhiên sao một hồi tranh cãi phân xử, lại thấy Ngô Tử Văn đưa ra được chứng cứ xác thực thì Diêm Vương đã lập tức nhận ra sự thật, trả lại công bằng cho Tử Văn đồng thời xử phạt tên giặc họ Thôi kia để trừng trị cái tính gian tà, chuyên làm điều ác quấy nhiễu nhân dân, lại còn thích mồm loa mép dải. Những nhân vật khác như quỷ Dạ xoa, quỷ sứ góp phần làm cho chốn âm ti thêm sinh động, nhiều màu sắc, thể hiện được sự uy nghiêm, cẩn trọng nơi địa phủ từ đó khơi gợi cảm giác hứng thú cho người đọc.
Cuối cùng là nhân vật Ngô Tử Văn, nhân vật chính của câu chuyện, ngoài việc nằm mộng thấy tên tướng giặc họ Thôi, rồi bị đưa xuống âm phủ chịu tội, thì yếu tố kỳ ảo và gây ấn tượng nhất của nhân vật này đó là việc chết đi rồi sống lại sau khi diện kiến Diêm Vương. Điều đó bộc lộ một chân lý đúng đắn, ở hiền gặp lành, người tốt sẽ được đền đáp xứng đáng, chứ không phải chịu chết một cách oan khuất, chứng minh sự hiện diện của lẽ phải không chỉ ở chốn trần gian mà ở bát cứ nơi đâu, kể cả ở chốn âm ti, người vốn đang ở đâu sẽ được trả về chỗ ấy để hưởng cho hết cái phúc phần dương gian của mình. Rồi sau đó nhận lời của Thổ công không bệnh mà mất, để đến ở cõi tiên hưởng cái phúc phần của tiên gia, âu cũng xem là một cái kết hậu trong hậu.
Còn với truyện cổ tích “Thạch Sanh”, Thạch Sanh là thái tử do Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai làm con vợ chồng nhà nọ. Bà mẹ mang thai mấy năm mà không sinh. Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh. Sau đó, được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ, mọi phép thần thông. Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh. Tiếp theo là cậu giết chằn tinh và đại bàng nhằm khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh. Cứu con trai vua Thủy Tề và được mời xuống chơi Thủy Cung, khẳng định chân lí người hiền sẽ gặp lành. Hồn chằn tinh và đại bàng tìm cách vu oan cho Thạch Sanh. Thể hiện sức sống dai dẳng của cái ác. Niêu cơm thần ăn mãi không hết, thể hiện ước mơ về cuộc ống no đủ của nhân dân lao động. Còn cây đàn thần làm cho Thạch Sanh giải oan nó còn làm cho đất nước hòa bình. Điều này tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa. Những chi tiết này nhằm tăng sức hấp dẫn cho truyện thể hiện quan niệm của người dân lao động về công lí và mơ ước ở đời.
Như vậy có thể thấy rằng, các yếu tố kì ảo, hoang đường trong tác phẩm không chỉ góp phần làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, kịch tính, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Mà quan trọng hơn nó còn góp phần làm nổi bật chủ đề, nội dung và tính cách của từng nhân vật theo tuyến thiện - ác, từ đó phản ánh mơ ước của nhân dân ta về một thế giới công bằng bình đẳng, chân lý "ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác" được thực thi ở muôn nơi không kể chốn nhân gian hay cõi âm ti địa ngục.
a. Chuẩn bị
- Đọc kĩ văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ và truyện
cổ tích Thạch Sanh.
- Thống kê yếu tố kì ảo có trong hai văn bản.
- Tìm kiếm yếu tố kì ảo tương tự nhau trong hai văn bản. – Phân tích những điểm tương đồng và khác biệt.
b. Tìm ý và lập dàn ý
− Tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời một số câu hỏi như sau:
+ Đối tượng và phạm vi so sánh là gì?
+ Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.
+ Hai tác phẩm khác biệt ở những điểm nào?
+ Có thể rút ra những nhận xét, đánh giá như thế nào?
– Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:
Mở bài |
Nêu vấn đề cần nghị luận: so sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích Thạch Sanh. |
Thân bài |
+ Điểm tương đồng, ví dụ: cùng xuất hiện những mô típ như: vong hồn vẫn tồn tại sau khi chết hoặc trong thế giới thần linh cũng có sự phân chia Thiện – Ác. + Điểm khác biệt, ví dụ: Truyện Thạch Sanh đề cao triết lí sống “ở hiền gặp lành”, kẻ ác phải chịu báo ứng còn tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao sự cứng cỏi, can đảm của kẻ sĩ, đấu tranh tìm sự công bằng không phải cho mình mà cho người yếu thế. |
Kết bài |
Khái quát ý nghĩa của vấn đề, ví dụ: Văn học dân gian có vai trò như thế nào với văn học viết? Nhà văn cần tiếp nhận văn học dân gian một cách sáng tạo ra sao?,... |
c. Viết
Dựa vào dàn ý đã lập, các em viết bài văn hoặc đoạn văn trong phần thân bài. d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu với các yêu cầu đã nêu ở mỗi bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý) để:
+ Kiểm tra về nội dung và hình thức của bài đã viết.
+ Nhận biết các lỗi còn mắc phải và cách chỉnh sửa.
+ Tự đánh giá kết quả viết.
2.2 Rèn luyện kĩ năng viết: Viết đoạn văn so sánh hai tác phẩm truyện
a. Cách thức
- Xem lại mục 1. Định hướng để hiểu rõ thế nào là so sánh hai tác phẩm truyện. Từ đó tập trung vào rèn kĩ năng viết so sánh thông qua thực hành bài tập.
b. Bài tập
Bài tập (trang 40 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Đọc lại đoạn trích so sánh giữa “Câu chuyện tình ở Thanh Trì” và “Trương Chi” và phân tích làm sáng tỏ ba điểm cần lưu ý:
- Xác định rõ cấp độ so sánh: đề tài hay cốt truyện, nhân vật, hình ảnh…
- Các dẫn chứng phục vụ cho việc so sánh phải chính xác và cùng cấp độ.
=> Cấp độ: Cốt truyện.
- Chỉ ra được ý nghĩa tương đồng hoặc khác biệt của hai tác phẩm.
=> Bằng việc khai thác nội dung hiện thực thông qua mô típ Trương Chi, Vũ Trinh quả thực đã đem đến cho câu chuyện cổ tích nổi tiếng một sự tái sinh mới.
Bài viết tham khảo:
Để thu hút được người đọc mỗi tác phẩm sẽ có những yếu tố riêng. Tuy nhiên điều làm nên sự đặc biệt của các tác phẩm có cùng đề tài là sự giống và khác nhau trong nội dung tác phẩm. Thông qua việc so sánh về các yếu tố nổi bật trong văn bản giúp chúng ta thấy rõ dấu ấn sáng tạo của tác giả thể hiện.
Một so sánh về mô típ cốt truyện giữa Câu chuyện tình ở Thanh Trì và truyện cổ tích Trương Chi sẽ giúp chúng ta thấy rõ dấu ấn sáng tạo của Vũ Trinh khi tiếp nhận những ảnh hưởng của văn học dân gian. Sự tương đồng đó được thể hiện qua các yếu tố: nhân vật, tình cảm giữa hai nhân vật chính và trong kết thúc của văn bản. Nhân vật trong hai tác phẩm đều là nhân vật nam, là chàng trai chèo thuyền nhà nghèo nhưng có giọng hát quyến rũ. Nhân vật nữa có xuất thân lá ngọc cành vàng. Tình cảm nam nữ được thể hiện trong văn bản được khởi phát từ người con gái, kho người con gái nghe được tiếng hát nên say mê và ốm tương tư dẫn đến một tình yêu lỡ làng, dang dở. Và cuối cùng một người chết với trái tim hóa đá và kết thúc là một mối oan tình chỉ được hóa giải bằng giọt nước mắt của người còn lại.
Điều sáng tạo và khác biệt được thể hiện trong hai tác phẩm còn làm nổi bật hơn ý nghĩa và nội dung văn bản. Ở văn bản “Câu chuyện tình ở Thanh Trì” Nguyễn Sinh có ngoại hình khôi ngô tuấn tú, trái ngược với văn bản “Trương Chi” nhân vật nam có ngoại hình xấu xí, khó nhìn. Đối với tình cảm giữa hai nhân vật chính hai văn bản có diễn biến đối lập nhau. “Câu chuyện tình ở Thanh Trì” Nguyễn Sinh không được gặp mặt trực tiếp cô gái, nhân vật nữ chủ động đính ước với chàng trai và giữ mối chung tình đến cuối đời và tình yêu của hai người là tình yêu xuất phát từ hai phía. Nhưng cuối cùng cô gái chết với trái tim hóa đá in bóng hình người tình. Còn với văn bản “Trương Chi” tình yêu của Trương Chi là tình yêu đơn phương, Trương Chi vừa gặp đã say mê Mị Nương. Mị Nương hết tương tư khi nhìn thấy diện mạo xấu xí của Trương Chi. Và cuối cùng Trương Chi chết với trái tim hóa đá, chỉ Mị Nương mới nhìn thấy bóng một chàng trai chèo thuyền đang hát trong khối đá ấy.
Có thể thấy tác giả tiếp thu khá rõ cốt truyện cổ tích: cũng câu chuyện về tình yêu đầy bất hạnh khởi đầu bằng tiếng hát, kết thúc bằng cái chết và trái tim hoa đá trong nỗi oan tình nhưng Vũ Trinh không kể lại truyện cổ tích. Bằng việc thay đổi một số tình tiết, ông đã mang lại cho tác phẩm của mình một diện mạo mới, một ý nghĩa mới.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2024 cho học sinh 2k6:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều