Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ - Cánh diều

Với soạn bài Dọc đường xứ Nghệ trang 27, 28, 29, 30, 31 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ - Cánh diều

Soạn bài: Dọc đường xứ Nghệ - Cô Nguyễn Bích Phương (Giáo viên VietJack)

1. Chuẩn bị

Quảng cáo

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: 

- Văn bản “Dọc đường xứ Nghệ” kể chuyện người cha Nguyễn Sinh Sắc sau khi về quê đi thăm bạn bè và cho hai con theo cùng.

Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ | Hay nhất Soạn văn 7 Cánh diều

Quảng cáo

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý những quan sát, câu hỏi của cậu bé Côn trong phần 1.

Trả lời:

Những câu hỏi của cậu bé Côn trong phần 1 là:

- Thưa cha, con muốn được cha chỉ bảo chúng con về sự tích ngôi đền ni, về tên của các hòn núi kia, trông lạ mắt quá cha ạ.

- Thành Cổ Loa ở mãi tận đâu, thưa cha?

Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cậu bé Côn phê phán điều gì và coi trong giá trị nào ở nhân vật vua Thục?

Trả lời:

- Cậu bé Côn phê phán: nhà Triệu nước Tàu nham hiểm ghê gớm, chàng Trọng Thủy ngoan ngoãn làm theo mẹo của cha bày đặt; Vua nước ta không đề phòng; Mị Châu ruột để ngoài da…giữ nước là sao được.

- Cậu bé Côn coi trọng: Vua nhà Thục nước ta trọng chữ tín; Người đã phải tự chém con mình và tự xử án mình, để mất nước chứ không nộp mình cho giặc.

Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)" Ý nghĩa của các địa danh được nhắc tới ở đây là gì? 

Trả lời:

Quảng cáo

- Các địa danh được nhắc tới: hòn Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách, vùng Ba Hòn. Tên các địa danh phần nào giải thích về đặc điểm của địa danh đó: hòn Hai Vai là hòn núi giống người cụt đầu/ núi Tướng quân rơi đầu; núi Cờ Rách là dãy núi dài dằng dặc sát chân trời…. và hình dạng núi non thường thể hiện khát vọng của con người.

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy trong văn bản “Dọc đường xứ Nghệ”

Trả lời:

- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba, người kể tự giấu mình đi và gọi tên các nhân vật theo tên của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật, cuộc trò chuyện giữa ba cha con cứ diễn ra tự nhiên lần lượt theo mạch cảm xúc và mạch truyện: từ những ngọn núi, ngôi đền nhìn thấy trên đường đi dẫn vào các địa danh, các sự kiện và nhân vật lịch sử.

Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những câu hỏi và cách lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ như thế nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?

Trả lời:

- Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên vô tư nhưng cũng hiểu biết sâu rộng. Qua đó chúng ta thấy được phần nào tính cách của chú bé tôn trọng người lớn và tinh thần ham học hỏi.

Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật quan Phó bảng?

Trả lời:

Quảng cáo

- Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người từ những trải nghiệm thực tế và từ những trải nghiệm để các con phát biểu vốn hiểu biết, suy luận và thiếu sót chỗ nào sẽ bổ sung và sửa chữa ngay chỗ đó. Qua đó chúng ta thấy được phần nào tính cách của cụ Phó bảng chỉn chu, sáng tạo trong cách dạy con, uốn nắn con. Không chỉ có vậy chúng ta còn thấy được sự tỉ mỉ, ân cần đối đãi với các con và Người có vốn học vấn sâu rộng.

Câu 4 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản “Dọc đường xứ Nghệ” gợi cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời:

- Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ về những địa danh (núi Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách, đền thờ Thục Phán…), những nhân vật lịch sử (Lý Nhật Quang), cách đối đãi ứng xử đối với nhân dân, với con người xung quanh. Bên cạnh đó còn gợi cho em về một phương pháp giáo dục hữu ích đó là học thông qua trải nghiệm, học bằng phương pháp thảo luận.

Bài giảng: Dọc đường xứ Nghệ - Cô Nguyễn Trang Thủy (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên