Top 30 Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)
Tổng hợp các bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) (mẫu 1)
- Dàn ý Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) (mẫu 2)
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) (mẫu 3)
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) (mẫu 4)
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) (mẫu 5)
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) (mẫu 6)
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) (mẫu 7)
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) (mẫu 8)
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) (mẫu 9)
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) (mẫu khác)
Top 30 Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) - Lai Tân
Nhật kí trong tù là tập nhật kí bằng thơ do Hồ Chí Minh viết ròng rã hơn một năm trời trong các nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trước hết, đây là tập thơ Bác viết cho chính mình, với mục đích: Ngày dài ngâm ngợi cho khuây, Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do mà Bác đã viết ở bài Khai quyển đầu cuốn sổ tay. Vì thế mà Bác ghi lại vắn tắt những điều tai nghe mắt thấy làm cho mình trăn trở, suy nghĩ và xúc cảm trong suốt mười bốn tháng bị giam cầm. Lai Tân là bài thơ thứ 97, Bác làm sau khi bị chuyển lao từ Thiên Giang đến Lai Tân. Đằng sau bức tranh tả thực có vẻ như rất khách quan là thái độ mỉa mai, châm biếm và phê phán của người tù Hồ Chí Minh đối với giai cấp thống trị ở Lai Tân nói riêng và chế độ xã hội Trung Quốc đương thời nói chung.
Phiên âm chữ Hán:
Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh.
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
Bức tranh về hiện thực ở nhà tù Lai Tân và một phần xã hội Trung Quốc thu nhỏ đã được Hồ Chí Minh phản ánh sinh động trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn mà ý nghĩa vô cùng hàm súc. Thành công của bài thơ là nghệ thuật châm biếm sắc sảo, độc đáo kết hợp với giọng điệu tự sự xen lẫn trữ tình và một kết cấu chặt chẽ, hợp lý.
Kết cấu bài thơ gồm hai phần nhưng khác với cấu trúc thông thường của tứ tuyệt Đường luật ở chỗ: phần thứ nhất gồm ba câu, còn phần thứ hai chỉ có một câu. Ba câu thơ đầu chỉ đơn thuần kể việc. Điểm nút chính là câu thứ tư bởi nó làm bật ra toàn bộ tư tưởng của bài thơ và làm bung vỡ tất cả cái ý châm biếm mỉa mai của người tù Hồ Chí Minh trước sự thối nát đến tận xương tủy của đám quan chức trong giai cấp thống trị.
Ở phần thứ nhất, Hồ Chí Minh đã phác họa thần tình chân dung của ba nhân vật “quan trọng”. Ban trưởng nhà lao công khai đánh bạc ngày này qua ngày khác, trong khi: Đánh bạc bên ngoài quan bắt tội. Cảnh trưởng thì trắng trợn ăn tiền đút lót của tù nhân, còn huyện trưởng thì đêm đêm chong đèn… hút thuốc phiện. Chính những kẻ đại diện cho chính quyền, cho luật pháp lại ngang nhiên vi phạm pháp luật. Điều trái ngược ấy đã vượt ra khỏi khung cảnh của một nhà tù, trở thành tính chất tiêu biểu cho cả xã hội Trung Hoa thời ấy: Quan trên trì trệ, vô trách nhiệm, hưởng lạc; cấp dưới thì chỉ lo xoay xở kiếm ăn quanh, mặc cho mọi tệ nạn cứ tự do hoành hành. Hơn thế, điều đáng mỉa mai là chính bọn quan lại tham lam, nhũng nhiễu ấy đã “tích cực” góp phần làm gia tăng tệ nạn xã hội. Ba nhân vật đang hoạt động như trong một màn hài kịch câm và cả ba đang thủ vai một cách hết sức “nghiêm túc” giữa khung cảnh thái bình (?!) dưới sự thống trị của họ Tưởng. Câu thơ miêu tả ngắn gọn mà lại hàm ý mỉa mai sâu sắc, tố cáo tình trạng lộn xộn, bát nháo của xã hội Trung Quốc lúc đó.
Phần thứ hai (câu cuối cùng) là nhận xét có tính chất trào lộng thâm thúy của người tù Hồ Chí Minh về tình trạng của bộ máy cai trị ở Lai Tân. Người đọc chờ đợi gì ở câu kết luận này ? Chắc hẳn phải là một sự lên án quyết liệt. Nhưng tác giả đã không làm như thế mà lại hạ một câu có vẻ rất khách quan: Trời đất Lai Tân vẫn thái bình. Đòn đả kích bất ngờ mà sâu cay lại nằm ngay trong câu nhận xét tưởng như là ca ngợi ấy.
Hiệu quả đả kích của câu thơ như thế nào? Hoá ra tình trạng thối nát của bọn quan lại ở Lai Tân không phải là chuyện bất thường mà là chuyện bình thường. Bình thường đến nỗi đã trở thành bản chất, thậm chí đã thành “nề nếp” được chấp nhận từ lâu.
Câu kết tưởng chừng có vẻ hết sức “vô tư” kia ai ngờ lại ẩn giấu một tiếng cười mỉa mai, châm biếm, lật tẩy bản chất xấu xa của bộ máy thống trị ở Lai Tân. Tính từ thái bình có thể xem là “thần tự”, “nhãn tự" của bài thơ. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã có một lời bình thật chính xác và thú vị: “Một chữ thái bình mà xâu táo lại bao nhiêu việc làm trên vốn là muôn thuở của giai cấp bóc lột thống trị Trung Quốc. Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự thái bình dối trá nhưng thực sự là đại loạn bên trong”.
Bài thơ Lai Tân in đậm bút pháp nghệ thuật chấm phá truyền thống của thơ Đường. Lời thơ ngắn gọn, súc tích, không cầu kì câu chữ, nhưng chỉ với bốn câu thơ ngắn, người tù Hồ Chí Minh đã phơi bày bản chất của cả chế độ Tưởng Giới Thạch suy thoái, mục nát. Sức chiến đấu, chất “thép” của bài thơ nhẹ nhàng mà thâm thúy chính là ở đó.
Dàn ý Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)
- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tên bài thơ và hoàn cảnh ra đời (nếu có),…
- Thân bài: Tùy theo phương án lựa chọn, có thể trình bày phần Thân bài theo một hệ thống ý tương ứng.
Phương án 1: Phân tích theo bố cục bài thơ:
+ Ý 1: Câu thơ thứ … (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng).
+ Ý 2: Câu thơ thứ … (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng).
+ …
Phương án 2: Phân tích theo hai phương diện nội dung và nghệ thuật:
+ Ý 1: Phân tích nội dung bài thơ (chỉ rõ đối tượng trào phúng của bài thơ, phân tích rõ lý do khiến đối tượng đó bị phê phán,…)
+ Ý 2: Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật (hình ảnh, biện pháp tu từ,… đã được sử dụng để tạo ra tiếng cười)
+ …
- Kết bài: Khái quát ý nghĩa của tiếng cười trào phúng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) - các mẫu khác
Tham khảo thêm các bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) hay khác:
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng): Lễ xứng danh khoa Đinh Dậu
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng): Lai Tân
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) - Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
Trần Tế Xương cay nhất là chuyện thi cử. Tài giỏi như ông mà phải đến lần thi thứ tám mới đậu vét được cái tú tài. Mà Tú tài thời đó thì được tiếng là “ông Tú” nhưng chỉ được “làm quan tại gia”, “ăn lương vợ”. Nhưng không được thênh thênh trên đường hoạn lộ chưa hẳn đã là rủi, thì ông Tú Xương làm thơ, làm thi sĩ, thành thi hào! Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” là một đòn trời giáng của Tú Xương vào chế độ thi cử mạt vận, hổ lốn, ô nhục của thời thực dân mới đặt chân cai trị đất nước ta.
Là sĩ tử, cũng là nạn nhân trong kì thi Hương năm Đinh Dậu (1897), tại Nam Định, Trần Tế Xương tận mắt chứng kiến sự suy đồi của Nho học, đau lòng trước nỗi ô nhục của tài tử văn nhân đất Bắc. Cho nên mở đầu bài thơ, tác giả đã phê phán sâu sắc nhà nước thực dân phong kiến thời bấy giờ:
“Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà”
Tác giả nói “nhà nước” một cách trang trọng như vậy nếu những việc làm của “nhà nước” mà tô't đẹp thì là ngợi ca, còn nếu nói đến những việc làm của “nhà nước” không ra gì thì là “hạ bệ”. Rõ ràng là Tú Xương đã “hạ bệ” cái “nhà nước” thực dân phong kiến đó bằng sự kiện “ba năm mở một khoa”. Dưới sự cai trị của “nhà nước” thực dân, đạo học (chữ Nho) đã mạt vận. “nhà nước” chỉ mở kì thi cầm chừng, hổ lốn, mất hết vẻ trang nghiêm của kỳ thi quốc gia: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Sợ mất an ninh ở Hà Nội, “nhà nước” thực dân đã lừa sĩ tử Hà Nội xuống Nam Định “thi lẫn” với sĩ tử trường Nam. Chỉ một từ “lẫn”, Tú Xương phơi bày cả sự đổ nát của kỳ thi quốc gia và phê phán “nhà nước” vô trách nhiệm.
Sang hai câu thực, sĩ tử và quan trường được nhà thơ Tú Xương biếm họa rất tài tình:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa”
Tú Xương có biệt tài mà Nguyễn Công Hoan tôn như “thần thơ thánh chữ” là chỉ trong một chữ đã lột tả được thần thái của sự vật. Chỉ một từ “lôi thôi” được đảo ra phía trước, nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. Sĩ tử mà bút mực đâu không thấy, chỉ nổi bật lủng lẳng một cái lọ (vì đường xa, phải đeo theo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhố nhăng. Còn quan trường thì “ậm ọe” giọng như mửa. Sĩ tử thì đông vì dồn cả hai trường thi lại nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” tởm lợm thật đáng ghét. Thái độ trào lộng của nhà thơ thật rõ ràng. Đối với “sĩ tử”, Tú Xương thấy nhếch nhác đáng thương; đối với “quan trường”, Tú Xương khinh ghét ra mặt. Quan trường của một kì thi quốc gia bát nháo mà còn “ậm ọe” không biết nhục.
Tú Xương còn ghi lại một hiện tượng chưa từng thấy trong lịch sử thi cử của nước nhà là “khoa thi Đinh Dậu”, có cả Tây đầm nhốn nháo ở trường thi:
“Cờ cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê phết đất mụ đầm ra”
“Cờ cắm” hay “Lọng cắm”? Sách giáo khoa hiện hành chép là “Cờ cắm”, có chú thích là: có bản chép: “Lọng cắm”. Thơ Tú Xương gần với thơ ca dân gian, nhà thơ sáng tác không in ấn, không xuất bản, người đời nghe rồi ghi lại nên dễ “tam sao thất bản”. Trong những trường hợp có dị bản như thế này thì buộc người đọc, người nghiên cứu phải lựa chọn. Người soạn sách giáo khoa chọn “cờ cắm” để đối với “váy lê” ở câu dưới cho thật độc. “Cờ” mà đối với “váy” độc quá! Theo tôi, “lọng cắm” hay hơn:
“Lọng cắm rợp trời quan sứ đến”
Quan sứ (công sứ Nam Định Lơ Nooc Măng, đèn dự lễ xướng danh khoa thi Hương hẳn là phải có “lọng cắm rợp trời” mà “lọng cắm” thì mới “rợp trời”. Còn vế đối “Lọng cắm rợp trời” với “váy lê phết đất” cũng chỉnh quá, mà độc địa không kém. Lọng là cái che trên đầu “quan sứ” mà lại đôi với “váy” là cái che dưới mông “mụ đầm”! “Quan sứ” đến”, “mụ đầm ra”, chúng nó “đến”, nó “ra” như thế thì nhục quá, không chịu được, Tú Xương đã chơi một đòn trí mạng vào bọn Tây đầm thực dân nhốn nháo vào cái thời buổi nhố nhăng! Tú Xương ác khẩu trong cách đối chữ đôi câu, cái tôn nghiêm đem đọ với những cái không tiện hô đúng tên thật, ông lợm sự sông, ông cho lộn tùng phèo cả đi. Nghĩ về người quan văn người quan võ thời nhí nhố ấy, ông đem cái võng (võng điểu võng thắm) ra mà đối với cái khố dây (khố đỏ khố xanh). Tường thuật việc trường thi chữ nho có Tây đến ra bài, ông đem cái lọng quan sứ mà đối với cái váy mụ đầm, đem cái đít vịt bà đầm ra đối với cái đầu rồng một ông cử dốt đang lạy tạ mũ áo vua ban... (Nguyễn Tuân).
Kết thúc bài thơ, tác giả chuyển từ giọng điệu trào lộng sang giọng điệu trữ tình thâm trầm. Tú Xương đau lòng nhắn nhủ với “nhân tài đất Bắc”:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông lại nước nhà”
Giọng trữ tình thấm thìa ấy như có sự cộng hưởng của giọng điệu trữ tình đầy nhiệt huyết của các nhà ái quốc đầu thế kỷ như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... Tất nhiên trong giọng điệu chung của những tấm lòng ái quốc ấy, ta vẫn nhận ra sắc thái riêng của Tú Xương. Khi thì xót xa thổn thức “Nhân tài đất Bắc nào ai đó”, khi thì kiêu bạc trịch thượng “Ngoảnh cổ mà trông lại nước nhà”. Không dễ gì mà hạ một chữ “ngoảnh cổ” như vậy đối với giới trí thức Bắc Hà. Phải có chân tài và quan trọng hơn nữa là phải có tấm lòng đối với đất nước, với dân tộc thì nhân tài đất Bắc mới tâm phục. Đúng là tâm sự yêu nước thổn thức của Tú Xương là vật bảo chứng cho những gì là lộng ngôn của nhà thơ:
“Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn
Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn”
(Đêm hè)
Dưới mắt Tú Xương, sự suy đồi của đạo học (chữ nho) là một hiện tượng của sự mất nước, của sự nô lệ. Với Tú Xương, nỗi nhục trong “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” là nỗi nhục mất nước! “Theo tôi nghĩ, thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ cái đông tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la, từ một cái điểm nhất định mà nó mở được ra một cái diện không gian, thời gian trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp” (Nguyễn Tuân).
“Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” của Trần Tế Xương là “sử thi” về đời sống nhà nho lúc Tây sang. Đạo học suy đồi, thi cử bát nháo hố’ lốn, sĩ tử mất hết nhuệ khí, quan trường mất hết nhân cách. Bọn thực dân nghênh ngang đến trường thi là một nỗi ô nhục của nhân tài đất Bắc. Nỗi đau của nhà thơ đã làm thức tỉnh tầng lớp trí thức đương thời.
Nghệ thuật trào lộng và trữ tình của Tú Xương đều sâu sắc, thấm thía. Đối với sĩ tử, nhà thơ thương mà cười, đối với quan trường, nhà thơ căm ghét mà châm biếm, đối với bọn thực dân, nhà thơ căm thù mà đả kích, hạ nhục. Từ ngữ, hình ảnh, âm điệu, bút pháp của bài thơ bộc lộ tài hoa của một hồn thơ lỗi lạc. Đúng như lời ngợi ca của Yên Đổ:
“Kia ai chín suối xương không nát
Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn”
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) - Lai Tân
“Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh được kết hợp từ hai yếu tố ”trữ tình” và “hiện thực”,”Lai Tân” là một trong những bài thơ thể hiện rõ những yếu tố đó. Nó là .một thành công của Bác trong việc kết hợp bút pháp tả thực và trào phúng vẽ nên bức tranh thời sự về chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch.
Với tư cách là người thư ký trung thành của thời đại, Bác đã ghi lại một cách khách quan những cảnh:
“Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự”
Khác với Tú Xương trong hoàn cảnh tự do nên có “thể thẳng tay đập vào mặt bọn thống trị những cái tát giáng trời:
“Ở phố Hàng Song thật lắm - quan
Thành thì đen kịt, Đốc thì lang
Chồng chung vợ chạ kìa cô Bố
Dậu lạy quan xin nọ chú Hàn”
(Lắm quan)
Hồ Chí Minh chỉ có thể mỉa mai, châm biếm sâu cay bọn thống trị bằng ngòi bút trong hoàn cảnh tù đày, gông xiềng. Từ cái mặt bên ngoài đến tận cùng những hống hách bên trong của bộ máy thống trị Trung Hoa quốc dân đảng đã chứa đầy những mâu thuẫn. Tác giả “Lai Tân” đưa ra ba gương mặt điển hình của bộ máy chính quyền Tưởng Giới Thạch đó là: “Ban trưởng”,”cảnh trưởng”, “huyện trưởng cái chức “trưởng’ của họ khá oai vệ, đầy uy lực, những việc làm của họ đầy khuất tất, bất chính. Khuôn khổ bài thơ rất ngắn gọn nhưng lại được đặt liên tiếp ba chừ “trường” trong ba câu thơ đầu là sự “cố tình” dùng phép lặp của Bác trong việc dựng lên những chân dung tiêu biểu của giai cấp thống trị. Ba câu thơ – mồi câu là một bức tranh sống động mang tính thời sự nóng hổi, chân thật đến từng cõi tiết được vẽ bằng nét bút bình thản, lạnh lùng Bức thứ nhất bày ra trước mắt mọi người là hình ảnh một “ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc”. Bức thứ hai là hình ảnh “cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhãn bị giải”.
Cả ban trưởng và cảnh trưởng đều là những công cụ thi hành pháp luật rất đắc lực của cái xã hội đầy rẫy những bỉ lậu, xấu xa. Chúng khoác trên mình chiếc áo “công lý’ để làm những việc “bất công ly’ một cách thường xuyên hết ngày này đến ngày khác. Chức “trưởng” của chúng đã có, sự phạm pháp của chúng còn lớn hơn ngàn vạn lần. Tiếng cười trào lộng bật lên từ nghịch cảnh đó. Thoạt tiên, mới nhắc đến “ban trưởng”, “cảnh trưởng” thiết tưởng đó là những người cầm cân mẫu mực chắc hẳn phải công minh, trong sạch nhưng ta thực sự bất ngờ khi biết chúng chẳng qua là những con mọt dân, gây rối, bắt bớ dân để mà tham nhũng, cờ bạc.
Chúng mượn cái danh để tự đặt ra cho mình cái quyền thích làm gì thì làm. Đất Lai Tân có ban trưởng, cảnh trưởng tưởng chừng cuộc sống bình yên nhưng trớ trêu thay trật tự an ninh không được đảm bảo, những vi phạm pháp luật vẫn diễn ra đầy rẫy mà những kẻ đứng đầu bộ máy thống trị ở Lai Tân cũng chính là những kẻ cầm đầu những chuyện phạm pháp đó. Nực cười thay, nhà tù là nơi giam giữ những kẻ phạm tội vậy mà lại chính là nơi để tội phạm cổ thể thịnh hành rộng rãi nhất, tiêu biểu hơn cả, nhiều hơn cả vẫn là tội phạm cờ bạc mà chính giai cấp thống trị nhà lao cũng là những “đỗ phạm’. Cái nghịch cảnh “đánh bạc ở ngoài quan bắt tội, trong tù được đánh bạc công khai” là hiện thực thôi nát của nhà tù Tưởng Giới Thạch không thể phủ nhận được.
Cấp dưới sông và hành động bê tha, tàn ác như thế, vậy mà cấp trên – huyện trưởng – vẫn đêm đêm “chong đèn lo công việc”. Mức độ mỉa mai, châm biếm của tác giả tăng dần. Kích thước của những bức tranh về sau to hơn, rộng hơn bức trước. Từ chân dung một ban trưởng trông coi một phạm vi nhà tù nhỏ hẹp tới một cảnh trưởng cai quản một địa phận lớn hơn đến một huyện trưởng cai trị một vùng rộng lớn và bao quát cả quyền của ban trưởng cảnh trưởng. Bức tranh thứ ba mở ra hình ảnh “Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự’ vẻ ngoài tưởng mẫu cách, sát sao với “công việc” nhưng thực ra lại là một kẻ quan liêu, vô trách nhiệm, không biết tay chân, cấp dưới làm những gì, phạm pháp những gì. Câu thơ phạm luật “nhị tứ lục phân minh” ở một chữ “công”.
Bao mỉa mai, đả kích sâu cay dồn nén vào một chữ “công” đó. Huyện trưởng “lo công việc” hay là mượn “việc công” để tạo một tấm bình phong che cho mình “lo việc riêng”, hút thuốc phiện? Tác giả đặt chữ “đăng” chính giữa câu thơ không nhằm mục đích tỏa sáng chân dung huyện trưởng mà nhằm đối lập, phản chiếu cái tối tăm của bộ máy thống trị Lai Tân (nói riêng), hệ thống chính quyền Tưởng Giới Thạch (nói chung). Giữa thực trạng ấy, thử hỏi bình yên ở đâu? Câu trả lời là: Bình yên vẫn ở chốn Lai Tân này!
“Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”
Câu trả lời bất ngờ đến mức khiến người đọc ngã ngửa người. Thì ra là thế! Lời bình giá đã đi ngược lại với tất cả những mục ruỗng, thối nát của chính quyền Tưởng Giới Thạch được phơi bày ở trên. Từ lời bình giá đó đã vút lên một lời đã kích mạnh mẽ. Tác giả “Lai Tân” đã kết luận đầy châm biếm, mỉa mai sắc sảo và rất hùng hồn về cái xã hội ấy. Thủ pháp nói ngược của Bác đã làm bật ra tiếng cười trào phúng. "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình". Đúng vậy! Nhưng chỉ một chữ “vẫn” cũng đủ “điếng người’. Một cái bĩu môi dài, một cái cười khẩy, một giọng nói kéo dài bắc đầu từ chữ “vẫn” ấy.
Nghệ thuật nâng cao – quật mạnh, nâng cao 1 quật càng được Bác sử dụng rất công hiệu ở câu thơ cuối bài này đã lay tỉnh người đọc nhìn sâu vào xã hộ ấy mà xem xét, đánh giá đúng thực chất của nó. Như con đà điểu thấy nguy hiểm là húc đầu vào sâu trong cát, giai cấp thống trị ở Lai Tân thấy trời đất thái bình là tưởng thây yên ổn chúng bằng lòng với cách thái bình đó mà không ngờ rằng đó chỉ là cảnh thái bình giả dối, trong đó chất chứa rất nhiều sóng gió, hiểm nguy. Điều ấy cũng thể hiện sự ngu dốt, vô trách nhiệm hết sức của bọn chúng. Ba bức tranh – ba chân dung của ba kẻ đại diện cho giai cấp thống trị chế độ Tưởng Giới Thạch ghép lại với nhau thành một bức tranh lớn – một chân dung lớn đầy đủ, trọn vẹn về xã hội Trung Hoa quốc dân đảng.
Với “nghệ thuật vẽ đường tròn đồng tâm” tác giả “Lai Tân’ đã vẽ được một bức tranh sinh động mỗi lúc một toàn diện hơn chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch. Nhà “dột từ nóc dột xuống” chỉ qua một huyện Lai Tân mà cả bộ mặt thối nát, bỉ lậu của xã hội Tưởng được phơi bày. Tác giả đã phủ định triệt để tận gốc giai cấp thống trị ấy. Cái “loạn” của mảnh đất Lai Tân được tô đậm bằng màu xám, màu tối của những bê tha, xấu xa, vô trách nhiệm, rất quan liêu của văn võ bá quan. Và hơn thế, nó được “trang trí” bằng sự “thái bình” nhưng ai cũng hiểu trời đất Lai Tân “thái bình” như thế nào.
Cách kết thúc bài thơ của Hồ Chí Minh giống lối thơ trào phúng truyền thống của các nhà thơ trào phúng Việt Nam như Tú Xương, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương… đồng thời đậm chất (gây cười) của phương Tây. Hai chữ Lai Tân dường như không chỉ là một tên huyện đơn thuần mà tự bản thân nó đã mang một lớp nghĩa là mảnh đất mới, sáng sủa, bình yên. Và quả thật, huyện Lai Tân rất bình yên – bình yên “như xưa”. Nhưng “như xưa” ở đây nghĩa là sự trì trệ, là chậm chạp không phát triển đã thành truyền thông; “như xưa” là không hề đổi thay, là duy trì những cái xấu xa bỉ lậu của ngày trước. Hồ Chí Minh đã đả kích trực tiếp và khách quan chế độ Tưởng, do đó sức tế cáo, châm biếm của nó rất mạnh mẽ, quyết liệt. Bác đã giáng những đòn liên tiếp, chính xác vào xã hội ấy khiến nó phải “quần lèn” ở nhát đòn quyết định có tên là “thái bình”.
Không phải chỉ ở “Lai Tân” mà ở rất nhiều bài thơ khác của “Nhật kí trong tù Bác cũng đã đả kích châm biếm sâu sắc xã hội Tưởng Giới Thạch như “Trảng binh gia quyến”, “Đổ”, “Đổ phạm’. Đó là “những ngón đòn trào phúng thâm thúy mà Bác đã đánh thẳng vào kẻ thù, vạch trần cái vô lý, tàn tệ” của chế độ ấy khiến “ta cười ra nước mắt”. Tiếng cười trào lộng cất lên vừa trữ tình, vừa đậm chất trí tuệ khiến ta thoải mái, hả hê.
Ta chợt nhớ tới Tú Xương ngày trước cũng từng có một tiếng cười trào lộng như thế: “Tri phủ Xuân Trường được mấy niên Nhờ trời hạt ấy cùng bình yên”. (Đưa ông phủ)
Tiếng cười dân tộc đã thấm nhuần trong thơ hiện thực trào phúng của Hồ Chí Minh mà càng đọc ta càng thấy nó sâu cay. “Lai Tân” là một bài thơ cũng nằm trong số đó. Vừa có ý nghĩa hiện thực chân xác, vừa mang tính chiến đấu sắc lạnh tố cáo châm biếm cao độ, bài thơ đã giúp ta hiểu thêm về xã hội Tưởng Giới Thạch và hiểu hơn tâm hồn tài năng của Bác.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) - Lai Tân
Vào khoảng những năm ba mươi của thế kỷ XX, trên văn đàn Việt Nam đã dần dần có một sự trưởng thành mới. Thi ca giờ đây của Việt Nam không còn bị lệ thuộc vào những quy ước khắt khe của Nho gia rằng tất cả nhà thơ không được bộc lộ cái tài một cách tự do. Bước vào giai đoạn này, mỗi thi sĩ lại hiện diện trên văn đàn với một tư thế rất riêng, của riêng mình. Cũng bởi vì cái riêng này, họ - thi sĩ thời đại mới – đã có những định nghĩa rất khác về thơ. Nếu Xuân Diệu cho rằng
“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”
thì Hàn Mặc Tử lại nói: “Thi sĩ là người gánh trên vai cả nỗi đau nhân loại”. Câu hỏi đặt ra rằng “nỗi đau nhân loại” đó là gì? Có thể là nỗi phiền muộn “tương tư” như Nguyễn Bính chăng? Hay là tư thế “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” của Huy Cận? Bên cạnh những nỗi đau trên, Hồ Chí Minh cũng đã “vô tình” thêm vào “nỗi đau nhân loại” kia một góc nhìn rất khác. Đó là góc nhìn vào cái xấu xa, thối nát của xã hội. Không còn chỉ là gói gọn trong “vòng trời đất dọc ngang ngang dọc” của đất Việt mà đã chạm đến cái mục cửa của xã hội Trung Quốc do chính quyền Tưởng Giới Thạch đứng đầu lúc bấy giờ. Tuy rằng “ngâm thơ ta vốn không ham” nhưng nếu là con người thì Hồ Chí Minh lại thờ ơ với những gì chướng tai gai mắt thế sao? Chỉ gói gọn trong bài thơ “Lai Tân”, tác giả đã nhẹ nhàng nhưng lại đả kích sâu cay một xã hội
“Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”
Vì là người tù của chế độ Tưởng Giới Thạch nên không có gì khó hiểu khi tác giả lại vẽ ra một bức tranh hiện thực sắc sảo đến thế. Khi lược đọc qua bài thơ, người ta sẽ dễ dàng nhận thấy một nghịch lý – một nghịch lý rất lớn. Đúng rằng không thể phủ nhận được trong thi ca không được có những nghịch lý. Thi ca vẫn được quyền có những nghịch lý. Những nghịch lý đó đôi khi là cảnh “Hầu trời” của Tản Đà hay làm sao có thể được khi Xuân Diệu lại muốn “cắn” vào “xuân hồng”. Tuy là nghịch lý đấy nhưng tất cả đều mang trong mình một nét dễ thương của con người “ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”. Nghĩa là tuy nghịch lý về vật chất nhưng lại hợp lý trong tâm khảm.
Cái nghịch lý ở đây mà Hồ Chí Minh đặt ra cũng thế. Cái nghịch lý này giờ đây đã kèm theo chút nóng giận, bực tức. Làm sao có thể được khi một xã hội “ban trưởng chuyên đánh bạc”, “cảnh trưởng” lại “kiếm ăn quanh” mà “trời đất Lai Tân vẫn thái bình”? Quả thật, nếu như định nghĩa rằng “ban trưởng” là người trông coi nhà lao và “cảnh trưởng” là những người có nhiệm vụ giải tù nhân. Tất cả họ dường như đều chung một công việc là giáo dục tù nhân, giúp tù nhân tốt hơn. Nhưng thực tế thì không phải vậy.
Trong cái nghịch lý chủ đạo đã trình bày thì lại đâu đó nhen nhóm lên những nghịch lý khác. Chính là tại sao trong tù lại có cái nạn đánh bạc? Vẫn biết rằng chính xã hội lúc bấy giờ bên Trung Quốc thì món đánh bạc bị luật cấm. Nếu như anh đánh bạc thì không những anh, mà cả vợ con anh cũng bị liên lụy; còn riêng anh, anh phải đi tù. Đó là một thực tế và thực tế này đã được Hồ Chí Minh phác lại qua một lời ăn năn, hối tiếc của tên tù cờ bạc:
“Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội
Trong tù đánh bạc được công khai
Bị tù con bạc ăn năn mãi
Sao trước không vô quắt chốn này?”
Chính bài thơ trên đã vẽ ra rất khéo sự lạm quyền đến khốn nạn của chế độ lúc đó. “Con bạc” kia bị tù là đáng rồi, thích đáng cho việc hắn làm. Nhưng làm sao có thể im lặng được khi cái kẻ bắt mình vì tội đánh bạc thì chính y cũng đánh bạc. Thế là cả cai tù và phạm nhân đều là tòng phạm. Cùng đánh bạc với nhau cả thôi, nếu tôi có tội thì anh cũng chẳng thoát; thế mà lấy cái tư cách gì mà anh bắt tôi? Quả đúng như thế, vị quan kia không có tư cách để “bắt tội” nhưng hắn có quyền. Hắn có quyền, cái quyền mà chế độ Tưởng Giới Thạch đã “ban tặng” cho hắn. Và rồi cái nghịch lý ở đây là nhà lao giờ đây đã bị biến thành sòng bạc “được công khai”. Tại đây, ngay cái nơi mà tù nhân ước gì mình đừng vô đây lại được cấp giấy phép đánh bạc. Ngay cả đến “con bạc ăn năn mãi”: thà lúc trước vào đây đánh bạc để khỏi bị kết tội. Nực cười chăng? Cũng có thể. Chua cay chăng? Cũng có thể. Đau đớn chăng? Cũng có thể. Cái nhà tù Tưởng Giới Thạch là thế đấy!
Và rồi, không chỉ có nạn đánh bạc vậy đâu mà nơi đây còn bị Hồ Chí Minh chụp ảnh lại:
“Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh”.
Lại thêm cái nạn hối lộ. Đã quá đong đầy những sự thối nát, mục cửa của nhà tù Tưởng Giới Thạch. Khi bước vào lao tù, phạm nhân luôn ý thức rằng này đây mình sẽ bị đánh, bị đối xử có thể thậm chí như một súc vật. Biết là thế nhưng nếu với ý nghĩa nhà tù là nơi cải tạo phạm nhân thì lại sao có cái tình trạng hối lộ? Nghịch lý! Ở một bài thơ khác, tác giả cũng đã khắc lại cái trớ trêu, cái khốn nạn của thói ăn hối lộ này một cách rất chân thực:
“Mới đến nhà lao phải nộp tiền
Lệ thường ít nhất năm mươi nguyên
Nếu anh không có tiền đem nộp
Mỗi bước anh đi một bước phiền”
Thì ra cái thói ăn hối lộ là một “lệ thường”. Bây giờ đã rõ đến tận gốc rễ của sự việc. “Cảnh trưởng” dường như có được cái quyền làm cho “mỗi bước anh đi một bước phiền” nếu như tù nhân không có “năm mươi nguyên” đem nộp. Ở nơi “tối tăm mù mịt ấy”, tác giả đã thấy, đã chua xót, đã cay đắng vì cái nghịch lý khốn nạn, trớ trêu này. Dường như tác giả đang tìm một sự hợp lý nào đó.
“Chong đèn, huyện trưởng làm công việc”
Tưởng chừng như “huyện trưởng” là một vị quan rất lo cho dân, rất thương dân nên khi đêm đã về, vạn vật như chìm đắm trong giấc mộng thì ông lại “thiêu đăng” để làm việc. Điều này thật là quý hóa! Nhưng câu hỏi đặt ra nếu như ông ta lo lắng cho dân, cho nước như thế thì tại sao cấp dưới của ông ta lại xảy ra, xuất hiện những thói đời như thế. Phải chăng ông là người có tài nhưng lại bất lực; hay ông cố tình cho qua và “cho phép” cấp dưới được quyền như thế? Vấn đề đặt ra tiếp theo rằng phải chăng “huyện trưởng” đã được cấp dưới đút lót? Đó quả là một câu hỏi lớn - một câu hỏi phải để cho chính chế độ đó trả lời. Một mặt khác, nếu như đánh đồng những đối tượng trong ba câu thơ đầu thì có lẽ “huyện trưởng” hằng đêm “thiêu đăng” để hút thuốc phiện. Không phải một cách cường điệu mà ghép hết tội này đến tội khác cho ông; nhưng dù có cố tìm một lý do chính đáng cho những hành động giữa đêm như thế trong bối cảnh này cũng là khó khăn.
Chỉ cần lướt qua ba câu thơ đầu của “Lai Tân”, người đọc đã có thể thấy đó như một thước phim mà tác giả đang cố tái hiện lại một cách chân thực. Thước phim này chiếu lại một bộ máy cai trị ở Lai Tân gồm “ban trưởng”, “cảnh trưởng”, “huyện trưởng” với những việc làm xem ra là bình thường trong cái xã hội bấy giờ. Bình thường đến mức tầm thường! Thực tế là vậy. Một điều minh nhiên rằng cái xã hội đó sẽ không “thái bình”. Nhưng đến câu cuối bài thơ, với tất cả những sự việc như thế mà tác giả lại kết luận rằng:
“Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”
Dường như là dửng dưng và vô cùng nghịch lý. Tuy là thế nhưng tác giả đã đả kích một cách nhẹ nhàng nhưng lại thấm thía. Nhãn tự “thái bình” đồng thời vừa vạch ra một nghịch lý, vừa vẽ ra một hợp lý mang “phong cách” Tưởng Giới Thạch. Phải chăng “thái bình” là do được sự đồng lòng nhất quán từ “cảnh trưởng”, “ban trưởng” đến “huyện trưởng”. Tất cả đều như nhau, cũng thối nát, mục rữa. Lại thêm với nhãn tự “thái bình”, tác giả dường như đang khẳng định rằng tình trạng của chế độ thống trị xã hội Trung Quốc bấy giờ vẫn xảy ra bình thường, không có gì phải lạ cả, thậm chí điều đó gần như là bản chất của guồng máy cai trị ở đây. Chỉ cần như thế thôi, tác giả đã mỉa mai châm biếm cái xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch đó một cách sâu sắc đến vậy. Sâu sắc là bởi thi nhân đã nhìn thấy vào trong cái sự thật đã được che đậy bằng bề mặt giả tạo của bộ máy cai trị này.
Hồ Chí Minh dường như đã thật sự trở thành một thi sĩ vì tác giả đã “gánh trên vai cả nỗi đau nhân loại”. Thi nhân vừa thương vừa đả kích mạnh mẽ. Bút pháp châm biếm nhẹ nhàng mà thấm thía cùng nhãn tự “thái bình” đặc biệt xen giữa nhịp thơ 4/3 đã giúp thi sĩ hoàn thành “Lai Tân”. Rất chính đáng, vô lý nhưng lại có lý hết lời!
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) - Lễ xướnq danh khoa Đinh Dậu
Tú Xương sinh năm 1870, đến năm 15 tuổi đã bắt đầu đi thi. Khoa Ất Dậu 1885, không đỗ. Khoa Mậu Tí 1888, khoa Tân Mão 1891 đều hỏng. Khoa Giáp Ngọ 1894, chỉ đỗ tú tài, năm đó 24 tuổi và từ đó đã chính thức thành tên là Tú Xương. “Thi không ăn ớt thế mà cay”. Tú Xương còn vác lều chõng thi tiếp 4 khoa nữa: Khoa Đinh Dậu 1897, khoa Canh Tí 1900, Khoa Quý Mão (1903) và khoa Bính Ngọ 1906. Nguyễn Tuân nói: “Thế rồi Tú Xương mất vào đầu năm sau (1907). Tức là Tú Xương thi chết thôi, thi cho đến chết mới thôi”.
Một việc văn chương thôi cũng nhàm,
Trăm năm thân thế có ra gì?
(Buồn thi hỏng)
Khoa thi Đinh Dậu đôi với Tú Xương có một ý nghĩa đặc biệt: nhiều hăm hở và hi vọng. Khoa thi trước (khoa Giáp Ngọ, 1894) ông đã đỗ tú tài nên khoa thi này ông hi vọng sẽ đỗ cử nhân bước lên đài danh vọng: “Võng anh đi trước, võng nàng theo sau”.
Nhan đề bài thơ còn có một cái tên khác: “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”. Bài thơ miêu tả lễ xướng danh khoa thi Hương tại trường Nam năm 1897, qua đó nói lên nỗi nhục mất nước và niềm chua xót của kẻ sĩ đương thời.
Hai câu đề giới thiệu một nét mới của khoa thi Đinh Dậu:
Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Việc thi cử ngày xưa là của vua, của triều đình nhằm mục đích kén chọn kẻ sĩ tài giỏi, chọn nhân tài ra làm quan giúp vua, giúp nước. Bây giờ nước ta đã bị thực dân Pháp thống trị, việc thi cử vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ “ba năm mở một khoa” nhưng đã cuối mùa. Và kẻ chủ xướng ra các khoa thi ấy là nhà nước là chính phủ bảo hộ. Câu thơ thứ hai nêu lên tính chất hỗn tạp của kì thi này: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Đời Nguyễn, ở Bắc Kì có hai trường thi Hương là trường thi Hà Nội và trường thi Nam Định. Tây thực dân chiếm trường thi Hà Nội, nên mới có chuyện sĩ tử Hà Nội phải thi lẫn với trường Hà như thế. Theo Nguyễn Tuân cho biết khoa thi 1894, trường thi Nam Định có mười một ngàn sĩ tử, đỗ 60 cử nhân và 200 tú tài. Tú Xương đỗ tú tài khoa thi đó. Chắc chắn khoa thi Hương năm Đinh Dậu số người dự thi còn đông hơn nhiều!
Hai câu thực miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh bằng hai nét vẽ rất đặc sắc. Vì là người trong cuộc nên Tú Xương mới làm nổi bật cái thần của quang cảnh trường thi như vậy. Dáng hình sĩ tử thì “vai đeo lọ” trông thật nhếch nhác, “lôi thôi”. Sĩ tử là người đi thi, là những trí thức trong xã hội phong kiến từng theo nghiệp bút nghiên. Trong đám sĩ tử “lôi thôi” sẽ xuất hiện những ông cử, ông tiến sĩ, ông tú nay mai. Câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” là một cảnh hài hước, chua chát. Đảo ngữ hai chữ “lôi thôi” lên đầu câu thơ gây ấn tượng nhếch nhác đáng buồn “vai đeo lọ”. Lọ mực hay lọ đựng nước uống trong ngày thi? Đạo học (chữ Hán) đã cuối mùa, “Sĩ khí rụt rè gà phải cáo - Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi” nên trường thi mới có hình ảnh mỉa mai “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” ấy.
Nét vẽ thứ hai cũng thật tài tình:
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Ậm oẹ nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm doạ. Cấu trúc câu thơ đảo ngữ đưa hai tiếng tượng thanh “ậm oẹ” lên đầu câu thơ để làm nổi bật hình ảnh các quan trường “miệng thét loa”. Trường thi không còn là chốn tôn nghiêm nền nếp nữa, quá lộn xộn, quá ồn ào, khác nào cảnh họp chợ, nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” như thế. Tú Xương đối rất chỉnh làm hiện lên hai hình ảnh trung tâm của trường thi. Sĩ tử thì lôi thôi nhếch nhác, mất đi cái vẻ nho nhã thư sinh. Quan trường, giám thị, giám khảo cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có. Bức tranh nhị bình biếm hoạ độc đáo này gợi lại cảnh hoàng hôn của chế độ phong kiến ở nước ta:
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Hai câu luận tô đậm bức tranh “Lễ xướnq danh khoa Đinh Dậu” bằng hai bức biếm hoạ về ông Tây và mụ đầm. Tài liệu cũ cho biết, năm đó toàn quyền Paul Doumer và vợ chồng tên công sứ Nam Định Le Normand đã đến dự. Các ông cử lẫn khoa, các ông tú mền, tu kép... phải cúi rạp mình xuống mà lạy ông Tây, lay mụ đầm “váy lê quét đất”, “ghế trên, ngoi đít vịt”. Cái nhục của hàng vạn sĩ tử Bắc Hà không thể nào kể hết:
Lọng cắm rợp trời, quan sứ đến,
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.
Tây thực dân đang đè đầu cưỡi cổ dân ta. Hình ảnh “Lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ”, lũ ăn cướp đất nước ta, một nghi lễ cực kì long trọng. Đó là nỗi đau mất nước. Từ xưa tới năm ấy (1897) chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, đàn bà đâu được bén mảng đến nơi kén chọn nhân tài. Thế mà bây giờ, không chỉ “mụ đầm ra” mụ đầm đến với “váy lẽ quét đất” mà còn bày ra giữa thanh thiên bạch nhật một nghịch cảnh vô cùng nhục nhã:
Trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân, ông cử ngỏng đầu rồng.
Nguyễn Tuân đã nói về nỗi nhục đó như sau: “Không đỗ cũng cực, mà đỗ để phải phủ phục xuống mà lạy Tây, lạy cả đầm, thì quả là nhục”.
Vịnh khoa thi Hương năm Đinh Dậu nếu thiếu đi hai hình ảnh ông Tây mụ đầm, bức tranh biếm hoạ coi như chẳng còn gì. Nghệ thuật đối của Tú Xương đã làm tăng sức hấp dẫn cho phong cách hiện thực của Tú Xương. Và nhờ có “lọng” đối với “váy”, “quan” đối với “mụ” mà giọng cười, lối cười, hương cười, sắc cười (chữ của Nguyễn Tuân) của câu thơ Tú Xương kế thừa cái cười dân tộc trong ca dao, trong tuồng, chèo cổ. Có hiểu được rằng lọng là một thứ nghi trượng (cờ, biển, tán, tàn, võng, lọng,...) cao sang được dùng trong nghi lễ đón rước cúng tế lại được đem đối với váy (đồ dơ), mới thấy nghệ thuật trào phúng độc đáo trong phép đối của Tú Xương. Nỗi đau, nỗi nhục mất nước được cực tả một cách cay đắng, lạnh lùng qua cặp câu luận này.
Nguồn mạch trữ tình như được chiết xuất ra từ những điều mắt thấy tai nghe, từ những nhố nhăng, lôi thôi, lộn xộn trong ngoài, trên dưới nơi trường Nam năm Đinh Dậu:
Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
Câu thơ như một lời than; trong lời kêu gọi hàm chứa bao nỗi xót xa, tủi nhục và cay đắng. Nhân tài đất Bắc là những ông nghè, ông cống, những con người có lòng tự tôn dân tộc,... ở vùng Sơn Nam, ở Kinh kì Thăng Long ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ nhân tài, tinh hoa của đất nước. Ba tiếng “nào ai đó” phiếm chỉ càng làm cho tiếng than, lời kêu gọi trở nên thấm thía, lay gọi thức tỉnh. Chữ “ngoảnh cổ” gợi lả một thái độ, một tâm thế không thể cam tâm sống nhục mãi trong cảnh đời nô lệ. Phải biết “ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”. “Cảnh nước nhà” là cái cảnh nhục nhã:
Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu...
(...) Kẻ chức bồi người tước cu li
Thông ngôn, kí lục chi chi
Mãn đời, lính tập, trọn vị quan sang
(Á tế Á ca)
Tú Xương là một trong hàng vạn sĩ tử dự khoa thi Hương năm Đinh Dậu. Ông là người tham dự, là người chứng kiến,... Từ nỗi đau của người hỏng thi mà ông ngẫm về cái nhục của sĩ tử, của trí thức, của nhân tài đất Bắc. Nỗi đau nhục về mất nước như ngưng đọng uất kết lại thành tiếng thở dài, lời than, có cả những dòng lệ...
Bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” vừa tả cảnh “nhập trường”, vừa tả cảnh “lễ xướng danh”, qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ. Một hiện thực đau buồn, nhốn nháo, nhố nhăng. Và trữ tình thấm thía bao cay đắng tủi nhục. Chất thơ, hồn thơ, phong cách thơ Tú Xương là như thế!
Bình về bài thơ này, Nguyễn Tuân viết: “... thơ nói về trường thi của Tú Xương giống như những lời thanh nghị của một lớp sĩ phu thời đó. Không đánh được ai bằng khí giới, thì ít nhất cũng phải lấy bút ra mà vẩy cái lực sĩ khí vào những nghè, những cử bịt mũi xu thời! vẩy vào, và than một đôi lời”.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) - Hạnh phúc một tang gia
Vũ Trọng Phụng không chỉ được biết đến là “ông vua phóng sự đất Bắc” mà còn được biết đến là một nhà tiểu thuyết hiện thực đại tài. Dù thời gian sáng tác ít ỏi, nhưng ông đã để lại cho văn học Việt Nam hiện đại những tác phẩm xuất sắc: Giông tố, Số đỏ, Kĩ nghệ lấy tây, … Các tác phẩm của ông thường đi sâu phân tích, khám phá những mâu thuẫn trong đời sống, phê phán lối sống giả dối của xã hội thượng lưu đương thời thông qua nghệ thuật trào phúng đặc sắc. Tất cả những đặc điểm đó đã được phán ánh trong đoạn trích: Hạnh phúc một tang gia trích từ tiểu thuyết Số đỏ.
Trước hết ta cần hiểu nghệ thuật trào phúng là gì? Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật tạo nên những mâu thuẫn, tạo nên những tiếng cười mang tính chất đả kích, châm biếm sâu cay những hiện tượng đáng cười trong xã hội, từ đó tạo nên tiếng cười mang dụng ý phê phán và lên án xã hội.
Trước hết nghệ thuật trào phúng được thể hiện ở mâu thuẫn trào phúng. Mẫu thuẫn này đã được bộ lộ ngay từ nhan đề của tác phẩm. Hạnh phúc vốn là khái niệm chỉ trạng thái tâm lí vui sướng, hân hoan khi đạt được điều gì đó. Còn tang gia vốn là một nỗi buồn, nỗi đau cho các thành viên trong gia đình cũng như người xung quanh. Còn trong trường hợp này, tang gia lại trở thành niềm vui, sự hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Cả gia đình cụ cố Hồng đều cho sự sống của cụ cố tổ là bất thường, bởi cụ đã sống quá lâu, số tài sản mà họ mong ngóng mãi không thể nhận được. Bởi vậy, việc Xuân Tóc Đỏ làm cho cụ cố tổ tức chết đã làm mãn nguyện tất cả những thành viên trong gia đình, từ đây tài sản kếch xù mà họ nhòm ngó bấy lâu nay sẽ được chia. Trong niềm vui chung được nhận gia sản, mỗi người họ lại có những niềm vui riêng, niềm vui của họ quả là muôn màu, muôn vẻ. Cụ cố Hồng hám danh, thích khoe mẽ, thì đây chính là cơ hội để cụ được mặc bộ đồ xô gai, lụ khụ chống gậy để cho người ta khen: “úi kìa, con gia nhớn đã già thế kia à”, để người ta thấy phúc phận mà người chết được hưởng. Vợ chồng Văn Minh và TYPN thì lại sung sướng khi có thể biến đám tang thành sàn diễn thời trang, lăng xê những mẫu quần áo mới nhất của họ. Còn ông Phán mọc sừng nhận ra giá trị lớn đôi sừng trên đầu, vì đôi sừng đó mà lão nhận thêm được vài nghìn trong số gia sản tiền đền bù danh dự. Cô Tuyết ngây thơ được trưng diện những bộ đồ hở hang, “ngây thơ” chứng tỏ mình còn trong trắng. Riêng với cậu Tú Tân, cậu sẽ được đem chiếc máy ảnh vào thực hành. Không chỉ vậy, những kẻ ngoài gia đình cũng tìm được hạnh phúc cho mình: Min Đơn Min Toa đang thất nghiệp bỗng có việc làm; bàn bè cụ cố có dịp khoe huân chương đầy ngực… Ngoài ra mâu thuẫn trào phúng còn phải kể đến Xuân Tóc Đỏ: hắn là người gây ra cái chết của cụ cố, vốn có tội lại thành có công, sự vắng mặt của Xuân khiến cho tất thảy mọi người phải lo lắng: “Thiếu ông đốc tờ Xuân là thiếu tất cả, những ông thầy thuốc chính hiệu đã thất bại hoàn toàn”. Như vậy một gia đình tự gán cho mình cái mác văn minh, một xã hội âu hóa nhưng đều là những kẻ bất hiếu, độc ác, đây là xã hội lố lăng, không có chút tình người.
Không chỉ vậy, để tô đậm chất trào phúng trong đoạn trích, Vũ Trọng Phụng đã lựa chọn những chi tiết đắt giá, đầy ấn tượng. Đó là cảnh đám ma đông vui, ồn ã như một đám hội. Đám ma đó là sự kết hợp lố lăng, Tây – Tàu – Ta lẫn lộn, người đi rước chẳng chút buồn thương, họ không hề quan tâm đến người chết. Kẻ thì nói chuyện chồng con, hàng xóm, kẻ thì tận dụng cơ hội để chim chuột nhau,… “đám cứ đi” và tiếp tục câu chuyện của mình. Điệp từ “đám cứ đi” được lặp đi lặp lại nhiều lần cho thấy sự giả tạo, đi chậm lại không phải quyến luyến, tiếc thương mà là để cố khoe sự giàu có, hào nhoáng của gia đình, của đám tang.
Quay đến cận cảnh, Vũ Trọng Phụng hướng ngòi bút vào cậu Tú Tân đang hò hét, la ó mọi người đứng tư thế sao cho đẹp nhất để cậu chụp ảnh, người phải chống gậy, kẻ phải gục đầu, người phải lau nước mắt,… ; bà Văn Minh sốt ruột,… cụ cố Hồng mếu máo, khóc ngất đi; còn ông Phán mọc sừng trong lúc đau đớn khóc oặt cả người vẫn tận dụng cơ hội để tạo ra một cuộc mua bán, trao đổi chóng vánh với Xuân Tóc Đỏ, tờ năm đồng được gấp làm tư, nhanh chóng đưa vào tay Xuân Tóc Đỏ cùng với đó là niềm hi vọng sẽ có cơ hội hợp tác ở những lần khác hiệu quả hơn nữa. Họ quả là những kẻ diễn viên đại tài.
Ngoài ra còn phải kể đến ngôn ngữ trào phúng, phóng đại bậc thầy. Vũ Trọng phụng rất tinh tế khi sử dụng các từ ngữ gây cười, từ cách gọi tên sự vật: lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng, bú dích… đến cách đặt tên các nhân vật: TYPN, Min Đơ, Min Toa, ông Phán mọc sừng, sư cụ Tăng Phú… đều diễn đạt một cách ý nhị thái độ châm biếm của ông. Những hình ảnh so sánh vi von hài hước: Cảnh sát không được biên phạt buồn như nhà buôn vỡ nợ; Từ chối việc chạy chữa như những vị danh y biết tự trọng… diễn tả chính xác bản chất nhân vật và sự thối nát của xã hội. Hình ảnh đậm tính chất trào phúng: “Tuyết đi mời các quan khách rất nhanh nhẹn, trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt nhà có đám” … Giọng văn đậm chất châm biếm: Thật là một đám ma to tát; Cái chết kia làm cho nhiều người sung sướng lắm… Tất cả những yếu tố nghệ thuật đó đã tạo nên giá trị mỉa mai sâu cay, đặc sắc, tố cáo, vạch trần sự giả dổi, đểu cáng trong nhân cách của những kẻ giàu có trong xã hội đương thời.
Bằng bút pháp trào phúng đặc sắc, giọng điệu châm biếm, trào phúng sâu cay Vũ Trọng Phụng đã vô cùng thành công khi vạch trần bộ mặt xã hội giả dối, bất nhân. Tiếng cười bật lên vừa hỏm hỉnh vừa sắc sảo, qua đó thể hiện thái độ coi thường, kinh bỉ cái xã hội âu hóa lố lăng, tầng lớp thị dân lố bịch đương thời.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) - Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” của nhà thơ Trần Tế Xương, hay còn được biết đến với bút danh Tú Xương, thực sự là một tác phẩm văn học nổi tiếng và tiêu biểu của thời kỳ thức dân nửa phong kiến, khi nước ta đang phải đối mặt với sự thống trị của thực dân Pháp và chế độ thi cử phong kiến đang trải qua sự sụp đổ. Dưới đây là sự phân tích chi tiết hơn về bài thơ này:
Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” được viết vào năm 1897, nằm trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang chịu áp lực từ thực dân Pháp và chế độ thi cử phong kiến đang trải qua sự sụp đổ. Tú Xương, tên thật là Trần Tế Xương, là một nhà thơ nổi tiếng thời đó, người đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị về cả mặt văn học và xã hội. Bài thơ bắt đầu với hai câu đề mở: “Nhà nước ba năm mở một khoa/ Trường Nam thi lẫn với trường Hà.” Đây là bức tranh khái quát về thực trạng thi cử phong kiến ở nước ta cuối thế kỷ XIX, khi việc tổ chức thi cử là một thứ quyền lợi của nhà nước, và việc thi đỗ được thực hiện không thường xuyên. Tú Xương sử dụng ngôn ngữ hài hước và châm biếm để tạo ra một bức tranh thực trạng và khắc nghiệt về cuộc thi này. Ông miêu tả hình ảnh các sĩ tử “lôi thôi” và “Ậm ọe,” họ không còn mang vẻ nho nhã của những người thuộc tầng lớp trí thức mà trở nên hỗn loạn và đánh bại.
Bài thơ thể hiện sự phê phán sâu sắc đối với thực dân Pháp và chính quyền bộ máy quản lí nhà tù, qua việc miêu tả những quan lại như ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng trong tình trạng thối nát, tham nhũng, và tận dụng tình hình để đánh bạc hoặc tiêu biểu cho các vấn đề trong xã hội phong kiến đói khát và hỗn loạn.
Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” của nhà thơ Trần Tế Xương, hay Tú Xương, đã sử dụng hai bức tranh biếm hoạ để thể hiện sự châm biếm và phê phán đối với cuộc thi cử và thực trạng xã hội tại thời điểm đó. Dòng đầu tiên của bức tranh miêu tả việc “lọng cắm rợp trời” cho quan sứ đến, tạo ra một hình ảnh ấn tượng về sự tráng lệ và long trọng của cuộc thi cử. Từ “lọng” chỉ ra sự xa hoa và rộng lớn, “rợp trời” biểu thị sự quyền uy và tôn nghiêm. Tuy nhiên, điều thú vị là ngay sau đó, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để đảo ngữ và chuyển sự long trọng thành sự hài hước khi miêu tả “váy lê quét đất” và “mụ đầm ra.” Hình ảnh của người phụ nữ mặc váy dạo chơi trong trường thi khiến cuộc thi trở nên lố bịch và đảo lộn. Điều này tạo ra tiếng cười chua chát và châm biếm về sự thay đổi và mất điểm trọng đại trong cuộc thi cử.
Câu hỏi “Nhân tài đất Bắc nào ai đó?” phản ánh sự thất vọng và niềm đau của tác giả đối với cuộc thi cử và tình hình đất nước. Tác giả đặt câu hỏi này để nhấn mạnh rằng trong bối cảnh thống trị của thực dân Pháp và chế độ thi cử phong kiến, việc tìm kiếm nhân tài và phục dựng đất nước đã trở nên quá khó khăn. Sự kỳ vọng vào những tài năng của đất Bắc đã biến mất, và cuộc thi cử đã trở thành một trò cười với tất cả những điều không tương xứng và thất thường trong nó.
Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” của Tú Xương đã tạo ra một bức tranh hài hước và châm biếm về cuộc thi cử và tình hình xã hội thời kỳ thực dân nửa phong kiến. Sự đảo ngữ trong miêu tả và câu hỏi đầy ý nghĩa đã làm nổi bật tiếng cười chua chát và xót xa của tác giả đối với cảnh ngộ của đất nước. Bài thơ này không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc mà còn là một bức tranh sống động về thời đại đầy biến động và xúc cảm.
Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” của Tú Xương không chỉ là một tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật, mà còn là một phản ánh sâu sắc về xã hội thực dân nửa phong kiến và thực trạng của cuộc thi cử. Nó giúp độc giả hiểu rõ hơn về tình hình xã hội và cách nhà thơ sử dụng văn học để thể hiện quan điểm và phản đối sự thống trị của thực dân Pháp và phong kiến. Bài thơ này đã tạo ra một tiếng cười chua chát, mở ra một cái nhìn sâu sắc vào xã hội thời đó và tiếng lời phê phán thậm chí còn rõ ràng hơn nếu ta cùng nhìn vào những hệ quả xã hội khó khăn mà bài thơ đã nêu lên.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) - Lai Tân
Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh là một tập nhật kí bằng thơ, và được viết trong thời gian hơn một năm trong các nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tập thơ này ban đầu được Bác viết cho chính mình, với mục đích chính là giữ cho tâm hồn an ổn và tinh thần mạnh mẽ trong thời gian Bác bị giam cầm, và cũng là để tự tìm động lực cho ngày Bác được tự do, như đã ghi ở bài “Khai quyển đầu cuốn sổ tay.”
Lai Tân là bài thơ thứ 97 trong tập nhật kí này, và Bác đã viết nó sau khi bị chuyển từ Thiên Giang đến Lai Tân. Bức tranh hiện thực trong bài thơ này, mặ despite sự khách quan của nó, thể hiện rõ sự mỉa mai, châm biếm và phê phán của Hồ Chí Minh đối với giai cấp thống trị tại Lai Tân, và đồng thời cả xã hội Trung Quốc thời kỳ đó.
Phiên âm chữ Hán:
Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh.
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
Bài thơ này tạo ra một bức tranh sắc nét về hiện thực trong nhà tù Lai Tân và một phần nhỏ của xã hội Trung Quốc thời điểm đó. Bức tranh này được Hồ Chí Minh phản ánh một cách sống động, sử dụng một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa.
Bài thơ thành công chủ yếu nhờ vào nghệ thuật châm biếm sắc sảo và độc đáo, kết hợp với giọng điệu tự sự và trữ tình, cùng với một cấu trúc chặt chẽ và hợp lý. Cấu trúc của bài thơ gồm hai phần, nhưng khác với cấu trúc thông thường của tứ tuyệt Đường luật. Phần thứ nhất bao gồm ba câu, trong khi phần thứ hai chỉ có một câu duy nhất. Ba câu đầu tiên đơn thuần kể chuyện, trong khi câu thứ tư là điểm nút, là nơi tất cả tư tưởng của bài thơ được tập trung và nó làm bung vỡ tất cả các ý châm biếm và mỉa mai của Hồ Chí Minh đối với đám quan chức thuộc giai cấp thống trị.
Phần thứ nhất của bài thơ “Lai Tân” của Hồ Chí Minh đã khắc họa một cách sắc sảo thần tình chân dung của ba nhân vật “quan trọng.” Trong đó, ban trưởng nhà lao công khai đánh bạc hàng ngày, trong khi đánh bạc bên ngoài bị quan bắt tội. Cảnh trưởng thì trắng trợn ăn tiền đút lót của tù nhân, còn huyện trưởng thì đêm đêm chong đèn và hút thuốc phiện. Những người này đại diện cho chính quyền và luật pháp, nhưng lại hoàn toàn vi phạm pháp luật. Điều này đã vượt ra khỏi khung cảnh của một nhà tù, trở thành biểu tượng cho cả xã hội Trung Quốc thời kỳ đó, khi quan trên thảnh thơi, vô trách nhiệm và tham lam, trong khi cấp dưới chỉ lo xoay xở kiếm ăn, không quan tâm đến các tệ nạn đang hoành hành. Hơn nữa, những hành vi tham lam và nhũng nhiễu của họ thậm chí còn đóng góp “tích cực” vào việc gia tăng tệ nạn xã hội.
Ba nhân vật này hoạt động trong một màn hài kịch câm, và cả ba đang đóng vai trò “nghiêm túc” trong khung cảnh thái bình (??!) dưới sự thống trị của họ Tưởng. Câu thơ ngắn gọn và hàm súc này tố cáo tình trạng hỗn độn, bát nháo của xã hội Trung Quốc thời điểm đó, mặ despite sự khách quan của nó.
Phần thứ hai của bài thơ, câu cuối cùng, chứa nhận xét thâm thúy và trào lộng của người tù Hồ Chí Minh về tình trạng bộ máy cai trị tại Lai Tân. Đọc đến đoạn này, người ta có thể trông đợi một lời lên án mạnh mẽ. Tuy nhiên, tác giả đã không làm như vậy, mà thay vào đó, ông đưa ra một câu nhận xét có vẻ rất khách quan: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.” Câu này thực sự đánh đồng với tình trạng thối nát của những quan chức ở Lai Tân, và nó thể hiện một sự mỉa mai, châm biếm sâu sắc.
Hiệu quả của câu thơ này là gì? Nó làm cho tình trạng thối nát của những quan chức ở Lai Tân trở nên bình thường đến mức nó trở thành bản chất của họ. Bản chất này thậm chí đã trở thành một phần “nề nếp” được chấp nhận trong xã hội từ lâu.
Câu kết luận trong bài thơ, dường như rất bình thản, lại ẩn chứa một lời châm biếm, mỉa mai và tiết lộ bản chất xấu xa của bộ máy thống trị ở Lai Tân. Từ “thái bình” có thể được coi là “thần tự,” “nhãn tự” của bài thơ này. Điều này cho thấy tác giả đã sử dụng một cách tài tình từ “thái bình” để lôi kéo tất cả các hoạt động bất hợp pháp và thối nát ra ánh sáng, và châm biếm bản chất của họ Tưởng Giới Thạch đang lẩn trốn sau vẻ ngoài thái bình. Bằng cách này, câu thơ “Lai Tân” in đậm bút pháp nghệ thuật của Hồ Chí Minh, tạo nên một tác phẩm thơ châm biếm sắc sảo và đầy ẩn ý.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) - Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
Tú Xương là một nhà thơ với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là một trong những bài thơ trào phúng tiêu biểu của tác giả.
Mở đầu, tác giả đã giới thiệu đôi nét về khoa thi Đinh Dậu - có thật trong lịch sử:
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
Việc thi cử được tổ chức nhằm tuyển chọn nhân tài ra giúp vua. Nhưng trong hoàn cảnh thực dân Pháp xâm lược, nắm giữ chính quyền thì việc thi cử đã có nhiều thay đổi. Dù vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ “ba năm mở một khoa” nhưng kì thi lại hết sức hỗn tạp: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Ở Bắc Kì vốn có hai trường thi Hương là “trường Nam” trường thi Nam Định và “trường Hà” - trường thi ở Hà Nội. Nhưng thực dân Pháp đã đánh chiếm Hà Nội, cho bỏ trường thi ở Hà Nội. Các sĩ tử Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
Tiếp đến, hai câu thực đã miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh hiện lên vô cùng khôi hài:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
“Sĩ tử” vốn là những người thuộc tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, theo nghiệp bút nghiên nên mang phong thái nho nhã. Nhưng hình ảnh “sĩ tử” ở đây lại hiện lên thật lôi thôi, nhếch nhác. Cách sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, đưa từ láy “lôi thôi” lên đầu câu thơ đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Không chỉ vậy, khung cảnh trường thi lúc này không còn là chốn tôn nghiêm mà trở nên ồn ào, chẳng khác nào cảnh họp chợ nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” - những người coi thi cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có. Qua chi tiết này, người đọc cười đấy mà cũng buồn đấy trước tình cảnh đất nước lúc bấy giờ.
“Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến;
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.”
Một kì thi mang tính trọng đại của đất nước. Nhưng hình ảnh xuất hiện ở đây - “lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ” - lũ cướp nước đầy long trọng. Không chỉ vậy, từ xưa, chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, phụ nữ không được đến. Vậy mà bây giờ lại có hình ảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất” càng làm tăng thêm sự nực cười. Qua chi tiết này, chúng ta thấy được sự suy thoái của đất nước lúc bấy giờ.
Cuối cùng, tác giả đã bộc lộ tâm trạng trước tình cảnh của đất nước lúc bấy giờ:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Câu hỏi tu từ “nhân tài đất Bắc nào ai đó” nhưng không nhằm mục đích biết câu trả lời. Đó là một lời thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù xâm lược vẫn còn đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì.
Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu đã khắc khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) - Thương vợ
Nhà thơ Tú Xương nổi tiếng với các tác phẩm trào phúng. Một trong số đó có thể kể đến bài thơ Thương vợ.
“Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong số những bài thơ của Tú Xương viết về bà Tú. Tác giả đã khắc họa hình ảnh một người phụ nữ tần tảo, nhẫn nhục và giàu đức hy sinh. Nhà thơ đã đứng ở khía cạnh của một người chồng - một người đàn ông để bày tỏ niềm cảm thông với những người phụ nữ:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Bốn câu thơ đầu đã giới thiệu về công việc của bà Tú. “Buôn bán” vốn là công việc vô cùng vất vả, không lúc nào được nghỉ ngơi. Cụm từ “quanh năm” gợi ra rằng công việc này diễn ra hằng ngày, lặp lại hết năm này đến năm khác. Bà Tú tần tảo sớm hôm để “nuôi đủ năm con với một chồng” - việc tách riêng “một chồng” dường như thể hiện được một hoàn cảnh thật éo le. Người chồng đáng ra phải là người chèo chống để nuôi cả gia đình. Vậy mà ở đây, người vợ phải một mình mưu sinh nuôi chồng nuôi con. Điều này làm bộc lộ nên tiếng cười mỉa mai, chua xót của chính tác gỉa. Họ không chỉ phải chịu đựng những ràng buộc phong kiến, không thể kêu ca, than thở mà chỉ biết im lặng chấp nhận, chịu đựng qua từng ngày: “Năm nắng mười mưa chẳng quản công”.
Đến hai câu thơ cuối cùng đọc lên giống như là một lời tự vấn của chính nhà thơ:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”.
Tiếng “cha mẹ” vang lên sao mà chua xót, là tiếng chửi thói đời đấy mà cũng giống như một lời tự trách bản thân vô dụng để rồi khiến người vợ của mình phải chịu đựng khổ cực.
Qua bài thơ này, Tú Xương đã khắc họa hình ảnh bà Tú cũng chính là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa: những con người tần tảo, chịu khó và giàu đức hy sinh.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) - Lai Tân
Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, mà còn là một tác giả lớn. Một trong những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến tập thơ “Nhật kí trong tù”. Nổi bật trong tập thơ là bài Lai Tân.
Lai Tân được Bác sáng tác trong quá trình chuyển lao từ Thiên Giang đến Liễu Châu thuộc Quảng Tây (Trung Quốc). Sống trong hoàn cảnh tù đày, Bác đã hiểu rõ hơn những sự thật về bộ máy chính quyền của Trung Quốc lúc bấy giờ:
Những câu thơ mở đầu khắc họa bộ máy chính quyền của Lai Tân lúc bấy giờ vô cùng sinh động, chân thực:
“Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,”
( Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh
Chong đèn huyện trưởng làm công việc)
Tác giả chỉ điểm danh những chức vụ gắn với trọng trách xã hội trong bộ máy công quyền. Họ là những người thực thi pháp luật, chăm lo cho nhân dân và đóng vai trò giữ gìn trật tự cho xã hội. Ba nhân vật xuất hiện trong bài thơ là “ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng”. Mỗi người đều xuất hiện với một công việc riêng. Tưởng chừng như họ phải làm những công việc chăm lo cho nhân dân, đất nước. Nhưng không, ban trưởng nhà giam thì ngày ngày đánh bạc, cảnh trường thì tìm cách bóc lột các tù nhân, còn huyện trưởng thì chìm đắm trong thuốc phiện. Những hành vi xấu xa đã vạch rõ bộ mặt thật của bộ máy chính quyền, sự thối nát của xã hội phong kiến Trung Quốc.
Bác còn sử dụng phép liệt kê tăng tiến, từ chức quan nhỏ cho đến lớn, để khẳng định rằng bộ máy chính quyền thối nát từ trên xuống dưới, chức càng cao càng hủ bại”. Câu thơ cuối là một lời nhận xét nhưng lại bộc lộ thái độ đầy mỉa mai, châm biếm:
“Lai Tân y cựu thái bình yên”
(Trời đất Lai Tân vẫn Thái Bình)
Bộ máy chính quyền thối nát như vậy, mà Lai Tân vẫn “thái bình”. Điều này thật mâu thuẫn. Lời nhận xét thật nhẹ nhàng, nhưng cũng đầy châm biếm, mỉa mai. Cái xã hội như vậy mà sao nhìn bên ngoài lại thật thái bình. Nhưng đó chỉ là sự bình yên được che đậy khéo léo.. Thế mới thấy rằng, bài thơ mang tính trào phúng, gợi ra tiếng cười mỉa mai, chua chát.
Lai Tân mang một tiếng cười trào phúng độc đáo, thú vị củaHồ Chí Minh đã khắc họa vô cùng chân thực, sinh động hiện thực bộ máy chính quyền của Trung Quốc lúc bấy giờ.
Xem thêm các bài Soạn văn 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT